Giáo án Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện (mới, chuẩn nhất) - Giáo án Tiếng Việt lớp 4

Giáo án Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện mới, chuẩn nhất

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mỗi bộ sách bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện (ND ghi nhớ).

2. Kĩ năng

- Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.

3. Thái độ

- Tích cực, tự giác học bài.

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

- GV: Tranh minh hoạ truyện Hai mẹ con và bà tiên trang 54, SGK (phóng to nếu có điều kiên), Bảng phụ.

- HS: Vở BT, sgk.

2. Phương pháp, kĩ thuât

- PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát.

- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (5p)

+ Cốt truyện là gì?


+ Cốt truyện gồm những phần nào?


- Nhận xét, khen/ động viên.

- Chuyển ý vào bài mới

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện

+ Cốt truyện gồm có ba phần: phần mở đầu, diễn biến, kết thúc.


2. Nhận diện, đặc điểm loại văn:(15p)

* Mục tiêu: Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện (ND ghi nhớ).

* Cách tiến hành: Cá nhân-Lớp

* Nhận xét

Bài 1:

+ Những sự việc tạo thành cốt truyện:

“Những hạt thóc giống”?

+ Mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào?













Bài 2:

+ Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc đoạn văn?


+ Em có nhận xét gì về dấu hiệu này của đoạn 2?

=>Giáo viên chốt ý:

Bài 3:

+ Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể điều gì?

+ Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào?

b.Ghi nhớ:

- GV:Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể một sự việc trong một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. Hết một đoạn văn, cần chấm xuống dòng.


- Đọc lại truyện: “Những hạt thóc giống” và làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp:

+ Sự việc 1: Nhà Vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, nghĩ ra kế: luộc chín thóc giống rồi giao cho dân chúng, giao hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ truyền ngôi cho (đoạn 1)

+ Sự việc 2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nẩy mầm.(đoạn 2)

+ Sự việc 3: Chôm dám tâu vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người.(đoạn 3)

+Sự việc 4: Nhà Vua khen ngợi Chôm trung thực và dũng cảm đã quyết định truyền ngôi cho Chôm.(đoạn 4)

- Cá nhân – Lớp

+ Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1 ô. Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng.

+ Ở đoạn 2 khi kết thúc lời thoại cũng viết xuống dòng nhưng không phải là  một đoạn văn.

- Học sinh làm nhóm 2-Chia sẻ lớp

+ Kể về một sự việc trong một chuỗi sự việc làm cốt truyện của truyện.

+ Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu chấm xuống dòng.

- Hs đọc ghi nhớ


3. Thực hành:(18p)

* Mục tiêu: HS biết vận dụng những hiểu biết đã có để tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.

* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp

- Cho HS quan sát tranh



- GV đặt câu hỏi

+ Câu chuyện kể lại chuyện gì?


+ Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh? Đoạn nào còn thiếu?

+ Đoạn 1 kể sự việc gì?



+ Đoạn 2 kể sự việc gì?


+ Đoạn 3 còn thiếu phần nào?

+ Phần thân đoạn theo em kể lại chuyện gì?





- Giáo viên nhận xét, đánh giá chung

4. Hoạt động ứng dụng (1p)

5. HĐ sáng tạo (1p)

- HS quan sát 2 bức tranh

- Học sinh đọc nội dung và yêu cầu bài tập

- HS thảo luận nhóm 2- Chia sẻ lớp

+ Câu chuyện kể về một em bé vừa hiếu thảo, vừa trung thực, thật thà.

+ Đoạn 1 và 2 đã hoàn chỉnh, đoạn 3 còn thiếu.

+ Đoạn 1 kể về cuộc sống và tình cảm của 2 mẹ con: Nhà nghèo phải làm lụng vất vả quanh năm.

+ Mẹ cô bé ốm nặng, cô bé đi tìm thầy thuốc.

+ Phần thân đoạn

+ Kể việc cô bé kể lại sự việc cô bé trả lại người đánh rơi túi tiền.

- Học sinh viết vào vở - Chia sẻ đoạn viết trong nhóm 4

- Đọc bài làm của mình trước lớp

- Nhận xét bài của bạn


- Ghi nhớ hình thức đoạn văn

- Kể lại hoàn chỉnh câu chuyện sau khi đã viết hoàn thiện đoạn văn

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************************

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng việt lớp 4 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học
Tài liệu giáo viên