Giáo án Hội xuân vùng cao lớp 5 - Cánh diều

Giáo án Hội xuân vùng cao lớp 5 - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vẫn, thanh mà HS địa phương dễ viết sai, ngắt nghỉ hơi đúng; thể hiện bài thơ giọng đọc phù hợp. Tốc độ đọc 95 – 100 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh hơn học kì I.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi về nội dung của các đoạn thơ, toàn bài thơ. Hiểu nội dung chính của bài: Bài thơ nói về lễ hội xuống đồng – lễ hội truyền thống của đồng bào một số dân tộc miền núi phía Bắc nước ta. Qua đó, thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng bản sắc và truyền thống văn hóa của các dân tộc trên đất nước Việt Nam.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm, trao đổi về nội dung.

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập và trả lời các câu hỏi đọc hiểu.

Quảng cáo

Năng lực văn học:

- Cảm nhận được không khí tươi vui, hân hoan của ngày hội; thêm tự hào về nét đẹp văn hóa dân tộc.

- Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, chi tiết giàu cảm xúc; những chi tiết độc đáo và có ý nghĩa.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước: Yêu mến, trân trọng bản sắc và truyền thống văn hóa của các dân tộc trên đất nước ta.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

- SGK Tiếng Việt 5, SGV Tiếng Việt 5, Vở bài tập Tiếng Việt 5.

- Tranh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu.

b. Đối với học sinh

- SGK Tiếng Việt 5, Vở bài tập Tiếng Việt 5.

Quảng cáo

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV cho HS khởi động bằng hoạt động: Cho HS xem video Độc đáo lễ hội Gầu tào của đồng bào dân tộc Mông Hoàng Su Phì – Ngày 3/9/2022:

https://www.youtube.com/watch?v=f28PoIkor-I

- GV giới thiệu, dẫn dắt vào bài mới: Việt Nam có rất nhiều lễ hội truyền thống được diễn ra quanh năm, mang nhiều nét văn hóa đặc trưng của địa phương và các dân tộc. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một lễ hội vô cùng độc đáo qua bài thơ Hội xuân vùng cao.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ câu thơ.

- Tự luyện đọc theo hướng dẫn.

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc bài thơ Hội xuân vùng cao, giọng đọc vui tươi, phấn khởi; chú ý ngắt hơi cuối dòng thơ hợp lí để các dòng thơ liền mạch về nghĩa không bị ngắt quãng; nhấn giọng, gây ấn tượng ở những từ quan trọng.

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ câu thơ:

+ Luyện đọc một số từ khó: xúng xính, náo nức, thoăn thoắt,…

+ Luyện đọc một số câu thơ:

Thoăn thoắt anh cày, / chị cấy /

Điệu Then, / đàn tính ngất ngây /

Chúng em tung còn, / đẩy gậy /

Ríu rít như chim gọi bầy. //


Người Nùng, / người Dao, / Sán Chỉ /

Cùng hân hoan hội xuống đồng /

Kéo co, / chơi đu, / hát lượn /

Hò reo ấm cả nắng hồng. //

- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng, luyện đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài thơ có thể chia thành năm khổmỗi khổ tương ứng mỗi dấu chấm câu để luyện đọc và tìm ý.

* Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để thuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải thích các từ khó.

- Thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài

- Trả lời câu hỏi bằng trò chơi phỏng vấn.

- Hiểu được nội dung của bài đọc.

b. Tổ chức thực hiện.

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

+ Hội Lồng Tồng (tiếng Tày – Nùng): Lễ hội xuống đồng để cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.

+ Điệu then: Một điệu hát dân gian của đồng bài các dân tộc Tày, Nùng.

+ Đàn tính: Một loại đàn dây của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng.

+ Còn: Quả cầu bằng vải có nhiều dải màu, dùng để tung, ném làm trò chơi trong ngày hội của một số dân tộc miền núi.

+ Sán Chỉ: Một nhánh của dân tộc Sán Chay, sống chủ yếu ở vùng núi và trung du phía Bắc nước ta.

- HS lắng nghe, thực hiện khởi động.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

- HS lắng nghe GV đọc mẫu.

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều năm 2025 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều chuẩn khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 mới nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Tiếng Việt lớp 5 của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học
Tài liệu giáo viên