Giáo án Viết đoạn văn cho bài văn tả phong cảnh lớp 5 - Chân trời sáng tạo

Giáo án Viết đoạn văn cho bài văn tả phong cảnh lớp 5 - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

HS sẽ:

- Viết được đoạn văn tả đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

b. Năng lực đặc thù

Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (tìm hiểu đoạn văn và câu chủ đề).

3. Phẩm chất.

Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

Quảng cáo

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 5.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 5.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Quảng cáo

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS xem video về Cảnh đẹp dọc đất nước Việt Nam: Đi để yêu!

https://dulich.laodong.vn/video/canh-dep-doc-dat-nuoc-trong-video-viet-nam-di-de-yeu-1066227.html

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 4 – Viết đoạn văn cho bài văn tả phong cảnh.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận diện bài văn miêu tả cây cối

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhận diện được bài văn miêu tả cây cối.

- Xác định được cấu tạo của một bài văn miêu tả cây cối.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS xác định yêu cầu của BT1: Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

a. Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải trên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn... Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đỏ ối những quả...

Hoàng Hữu Bội

– Đoạn văn tả cảnh núi rừng vào buổi nào?

– Tác giả chọn tả những sự vật nào? Mỗi sự vật ấy được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

b. Mùa hè mới là mùa đầy sức quyến rũ của Sa Pa. Màn mây vén lên cùng với tiếng sắm động tháng Tư, thiên nhiên hiện ra như mới tinh khôi: sóng núi nhấp nhô vô tận, rừng sáng xanh lên trong nắng, suối rì rào, thác xối, chim mở dàn hợp xướng khắp các cánh rừng và họa tưng bừng nở. Những ngày hè đổ lửa ở đồng bằng thì ở Sa Pa không khí trong lành mát rượi. Những cơn mưa rào thoắt đến, ồn ào một chốc rồi đi, đủ cho núi rừng có cây tắm gội, cho suối dào dạt nước, cho các búp hoa xoè nở, cho cảnh vật biếc xanh.

Theo Lãng Văn

– Đoạn văn tả cảnh ở đâu? Vào thời gian nào?

– Tác giả quan sát cảnh vật bằng những giác quan nào? Với mỗi giác quan, tác giả cảm nhận được điều gì thú vị?

– Trong đoạn văn có những hình ảnh nhân hoá nào? Tác dụng của những hình ảnh nhân hoá đó là gì?

+ GV tổ chức hoạt động cho HS tìm hiểu bài bằng kĩ thuật Mảnh ghép theo gợi ý của GV:

● 1/2 nhóm trong lớp tìm hiểu đoạn văn a

● 1/2 nhóm trong lớp tìm hiểu đoạn văn b

+ GV mời 1 - 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

a.

● Đoạn văn tả cảnh núi rừng vào lúc tảng sáng.

● Tác giả chọn tả các sự vật:

→ Vòm trời: Cao, xanh mênh mông.

→ Gió: Tràn xuống, mát rượi.

→ Khoảng trời sau dãy núi phía đông: Ửng đỏ.

→ Nắng: Hắt chéo qua thung lũng, trải thành vệt sáng màu lá mạ tươi tắn.

→ Cây lim: Trổ hoa vàng.

→ Cây vải thiều: Đỏ ối những quả.)

b.

● Đoạn văn tả cảnh ở Sa Pa vào mùa hè.

● Tác giả quan sát cảnh vật bằng nhiều giác quan:

→ Thị giác: Mây – vén lên, sóng núi – nhấp nhô vô tận, rừng – sáng xanh lên trong nắng, hoa – tưng bừng nở, suối – dào dạt nước, búp hoa – xoè nở, cảnh vật – biếc xanh.

→ Thính giác: Sấm động, suối rì rào, thác xối, chim mở dàn hợp xướng, mưa ồn ào.

→ Xúc giác: Không khí trong lành, mát rượi.

• Sử dụng nhiều hình ảnh nhân hoá: Màn mây vén lên, chim mở dàn hợp xướng, mưa ồn ào, núi rừng cỏ cây tắm gội,... à Khung cảnh thiên nhiên trở nên sinh động.)

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.

- HS xem video.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

- HS đọc nhiệm vụ BT.

- HS làm theo hướng dẫn của GV.

- HS chia sẻ đáp án.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 mới nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Tiếng Việt lớp 5 của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học
Tài liệu giáo viên