Giáo án Toán lớp 5 Bài 69: Thể tích của một hình - Chân trời sáng tạo
Giáo án Toán lớp 5 Bài 69: Thể tích của một hình - Chân trời sáng tạo
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
A. Yêu cầu cần đạt
– Nhận biết được thể tích thông qua một số biểu tượng cụ thể.
– Giải quyết được vấn đề đơn giản liên quan đến thể tích.
– HS có cơ hội để phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán; giải quyết vấn đề toán học; giao tiếp toán học và các phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
B. Đồ dùng dạy học
GV: Đồ dùng trực quan dùng cho các hoạt động: Cùng học, Thực hành, Luyện tập, Khám phá, Hoạt động thực tế.
HS: Bộ đồ dùng học toán.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG GV |
HOẠT ĐỘNG HS |
I. Khởi động | |
– GV cho HS quan sát hình ảnh phần Khởi động. Từ nội dung bóng nói, GV giới thiệu: Các bạn HS đang thảo luận nội dung liên quan đến thể tích →GV giới thiệu bài. |
– HS quan sát hình ảnh phần Khởi động.
|
II. Khám phá, hình thành kiến thức mới | |
Ví dụ 1 – GV đặt một hình lập phương vào trong một hình hộp chữ nhật (tham khảo hình vẽ) và nói: “Hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật.” →GV vừa nói vừa viết lên bảng lớp. + Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật. + Thể tích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương. GV cho HS quan sát các hình lập phương xuất hiện trong bài để HS nhận xét. Ví dụ 2 – GV đặt hai hình A và B để HS quan sát. Hình A và hình B, mỗi hình gồm mấy hình lập phương? →GV vừa nói, vừa viết lên bảng lớp. Thể tích hình A bằng thể tích hình B. Ví dụ 3 (Thực hiện tương tự Ví dụ 2) Thể tích hình E bằng tổng thể tích hai hình C và D. |
→HS chỉ vào hình vẽ và lặp lại. + Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật. + Thể tích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương. → HS nhận xét: Các hình lập phương nhỏ có kích thước như nhau. – HS quan sát và trả lời. 5 hình lập phương. →HS lặp lại nhiều lần: Thể tích hình A bằng thể tích hình B.
Thể tích hình E bằng tổng thể tích hai hình C và D. |
III. Luyện tập – Thực hành | |
Thực hành Bài 1: – GV cho HS tập sử dụng các từ “bé hơn” và “lớn hơn” để so sánh thể tích. Bài 2: – GV cho HS tập nói về tổng thể tích. |
– Thực hành sử dụng các từ “bé hơn” và “lớn hơn” để so sánh thể tích. – HS (nhóm đôi) sử dụng hộp bút (hoặc bóp viết) và các đồ dùng học tập, thay nhau nói theo mẫu rồi nói trước lớp. – HS (nhóm bốn) thực hành theo mẫu (có thể ghép để tạo các hình khác). |
IV. Vận dụng – Trải nghiệm | |
Luyện tập Bài 1: – Sửa bài, GV có thể chiếu hình vẽ lên cho HS quan sát, trả lời. |
– HS (nhóm đôi) quan sát hình ảnh trong SGK, thay nhau nói theo các câu a), b), c) rồi nói trước lớp.
|
D. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG GV |
HOẠT ĐỘNG HS |
I. Khởi động | |
– GV có thể cho HS chơi “Ai nhanh hơn?”. GV trình chiếu hình vẽ rồi nêu yêu cầu. Ví dụ: Lớn hơn, bé hơn hay bằng? Thể tích hình A........... thể tích hình B. ... |
– HS so sánh thể tích rồi viết vào bảng con. |
II. Luyện tập – Thực hành | |
Bài 2: – GV có thể gợi ý: → Xác định xem mỗi hình gồm bao nhiêu hình lập phương nhỏ → Sử dụng các từ: lớn hơn, bé hơn, bằng để so sánh thể tích hai hình. – Sửa bài: GV lần lượt chiếu từng hình, hướng dẫn để HS nói cách tìm số hình lập phương nhỏ của mỗi hình rồi so sánh thể tích. Bài 3: Thực hiện tương tự Bài 2. GV trình chiếu hình cho HS tương tác.
|
– HS nhóm bốn nhận biết yêu cầu: So sánh thể tích hai hình. – HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ với bạn. a)
Hình D gồm 3 hàng, mỗi hàng có 4 hình lập phương nhỏ → Hình D gồm 12 hình lập phương nhỏ. Hình E gồm 3 cột, mỗi cột có 4 hình lập phương nhỏ→Hình E gồm 12 hình lập phương nhỏ. Vậy thể tích hình D bằng thể tích hình E (hoặc: Hai hình D và E có thể tích bằng nhau). b)
Hình H gồm 2 lớp, mỗi lớp có 8 hình lập phương nhỏ→Hình H gồm 16 hình lập phương nhỏ. Hình K gồm 2 lớp, mỗi lớp có 9 hình lập phương nhỏ→Hình K gồm 18 hình lập phương nhỏ. Vậy thể tích hình H bé hơn thể tích hình K (hoặc: Thể tích hình K lớn hơn thể tích hình H). – HS trả lời kết hợp thao tác trên hình vẽ. Hình S có 28 hình lập phương nhỏ (7 cột, mỗi cột 4 hình lập phương nhỏ →7 × 4 = 28); Hình T có 40 hình lập phương nhỏ (10 cột, mỗi cột 4 hình lập phương nhỏ →10×4=40); Hình U có 16 hình lập phương nhỏ (4 cột, mỗi cột 4 hình lập phương nhỏ →4 × 4 = 16); Hình V có 12 hình lập phương nhỏ (3 cột, mỗi cột 4 hình lập phương nhỏ →3 × 4 = 12) →Hình S bằng tổng thể tích hai hình U và V. Hình T bằng tổng thể tích hai hình S và V. |
III. Vận dụng – Trải nghiệm | |
Bài 4: – Khi sửa bài, GV có thể trình chiếu từng hình → HS viết đáp án vào bảng con.
Khám phá – Có thể thực hiện như sau: GV chuẩn bị một li nước và hai hòn đá (xem hình) → GV giúp HS nhận biết: Nếu thể tích của hòn đá lớn hơn thể tích của phần li không có nước thì nước sẽ tràn ra ngoài. – GV lần lượt thả mỗi lần một hòn đá vào li: + Với hòn đá thứ nhất; + Với hòn đá thứ hai. Hoạt động thực tế – GV có thể tổ chức cho HS thi đua. |
– HS nhóm bốn nhận biết yêu cầu, thảo luận rồi trình bày trước lớp. Hình A thêm 5 hình lập phương. Hình B thêm 7 hình lập phương. Hình C thêm 5 hình lập phương. – HS thao tác trên hình vẽ để giải thích. Ví dụ: Hình A có 2 hàng, mỗi hàng có 6 hình lập phương → Thêm 5 hình lập phương. … – HS dự đoán xem, thả hòn đá nào vào li thì nước có thể tràn ra ngoài không? – HS giải thích (theo cách của các em).
– HS quan sát hình ảnh trong SGK rồi giải thích tương tự. – HS rút ra bài học, chẳng hạn: Khi pha nước chanh, không nên dùng nhiều nước quá vì còn cho thêm đường, chanh và đá lạnh. – HS nhóm bốn thực hiện theo nội dung SGK. |
D. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Toán lớp 5 mới nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Toán lớp 5 của Bộ GD&ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)