Giáo án Toán 6 Cánh diều Bài 5: Số thập phân

Giáo án Toán lớp 6 Cánh diều Bài 5: Số thập phân

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán 6 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, thiết kế đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Nắm được khái niệm phân số thập phân, số thập phân.

- Biết đọc và viết số thập phân

- Biết viết các phân số, hỗn số thành số thập phân

- Biết viết các số thập phân dưới dạng phân số tối giản

- Biết dùng kí hiệu <, > để thể hiện quan hệ thứ tự của hai só thập phân.

- Nhận biết được số thập phân âm và số thập phân dương

- Nắm được tính chất bắc cầu trong so sánh số thập phân.

- Biết và vận dụng được quy tắc so sánh hai số thập phân

2. Năng lực 

Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số năng lực toán học như: Năng lực mô hình hóa toán học; năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán; năng lực giao tiếp toán học.

Năng lực riêng:

- Viết được phân số thập phân dưới dạng số thập phân và ngược lại

- Đọc được số thập phân

- Tìm được số đối của một số thập phân đã cho

- So sánh được hai số thập phân đã cho

3. Phẩm chất

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài.

- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1 - GV

- Giáo án, SGK, SGV

- Phiếu bài học cho HS; bảng, bút viết cho các nhóm

2 - HS 

- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, bảng phụ

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tạo bước đệm cho việc mô tả số thập phân âm

b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện: 

- GV yêu cầu HS đọc bản tin của Vietnamnet ngày 24/01/2016, rồi tìm các số chỉ nhiệt độ xuất hiện trong bản tin đó.

“ Lúc 6 giờ sáng nay, theo ghi nhận của cơ quan khí tượng, nhiệt độ tại hàng loạt khu vực miền núi đã xuống dưới 00C như: Mầu Sơn (Lạng Sơn) là - 4 0C, Sa Pa (Lào Cai) là - 2 °C, Tam Đào (Vĩnh Phúc) là - 0,4 0C và Đồng Văn (Hà Giang) là - 0,2 °C.

Tại các tinh đồng bằng, nhiệt độ cũng đồng loạt hạ xuống dưới 7°C, trong đó tại Hà Đông (Hà Nội) là 6,5 °C, Hải Phòng là 5,4 °C, Bắc Giang giảm còn 5,6 °C,...”

- GV đặt câu hỏi:

+ Các số 6,5; 5,4; 5,6 được gọi là số gì?

+ Các số -0,4; -0,2 có phải là số thập phân không?

- HS thảo luận trả lời câu hỏi của GV

- GV khẳng định: Các số -0,4; -0,2 là số thập phân

=> Giáo viên dẫn dắt vào bài mới.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Phân số thập phân, số thập phân

a) Mục tiêu:

- Nắm được phân số thập phân và số thập phân âm, số đối của một số thập phân

- Nêu được mối quan hệ giữa phân số thập phân và số thập phân, cấu tạo số thập phân

b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS thực hiện HĐ1, viết và đọc các phân số theo mẫu. 

+ GV lưu ý HS phải viết dấu “-” trước mỗi số. Số chữ số sau dấu phẩy bằng chữ số 0 ở dưới mẫu số.

- GV hướng dẫn HS thực hiện VD1 và yêu cầu HS áp dụng làm bài Luyện tập 1

- GV hướng dẫn HS thực hiện VD2 và yêu cầu HS áp dụng làm bài Luyện tập 2

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

- HS thảo luận thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.

- GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS làm bài Luyện tập 1, 2

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

- Gọi 1 HS đứng tại chỗ đọc kết quả thực hiện HĐ1

- GV chốt lại: Các phân số đã cho được gọi là phân số thập phân và mỗi phân số thập phân đều viết được dưới dạng số thập phân

- Gọi HS khác đọc khung kiến thức trong tâm trong SGK 

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài Luyện tập 1, Luyện tập 2

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: 

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo.

- GV chốt kiến thức về phân số thập phân và số thập phân.

I. SỐ THẬP PHÂN

VD: Giáo án Toán 6 Cánh diều Bài 5: Số thập phân  và được đọc là: âm ba phẩy ba mươi lăm

Kết luận:

• Phân số thập phân là phân số mà mẫu là luỹ thừa của 10 và tử là số nguyên. 

• Phân số thập phân có thể viết được dưới dạng số thập phân.

• Số thập phân gồm hai phần: 

- Phần số nguyên được viết bên trái dấu phẩy; 

- Phần thập phân được viết bên phải dấu phẩy.

Luyện tập 1

 Giáo án Toán 6 Cánh diều Bài 5: Số thập phân = 3,08

Luyện tập 2

Giáo án Toán 6 Cánh diều Bài 5: Số thập phân 

  


Hoạt động 2: So sánh hai số thập phân

a) Mục tiêu: 

- HS nắm được các khái niệm cơ bản về so sánh về so sánh hai số thập phân

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhắc lại các kiến thức về so sánh hai số nguyên.

- Từ đó, GV đưa ra các khái niệm cơ bản về so sánh hai số thập phân: quan hệ thứ tự giữa hai số thập phân khác nhau, số thập phân dương, số thập phân âm, tính chất bắc cầu.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

- HS thảo luận nhắc lại kiến thức về so sánh hai số nguyên

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

+ GV gọi đại diện HS trình bày câu trả lời

+ GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định: 

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh

- GV chốt kiến thức về so sánh hai số thập phân

II. SO SÁNH CÁC SỐ THẬP PHÂN

1. So sánh hai số thập phân

Cũng như số nguyên, trong hai số thập phân khác nhau luôn có một số nhỏ hơn số kia. 

• Nếu số thập phân a nhỏ hơn số thập phân b thì ta viết a < b hay b > a.

• Số thập phân lổn hơn 0 gọi là số thập phân dương. 

• Số thập phân nhỏ hơn 0 gọi là số thập phân âm.

• Nếu a < bb < c thì a < c.

Hoạt động 3: Cách so sánh hai số thập phân khác dấu

a) Mục tiêu: 

- HS nắm được cách so sánh hai số thập phân khác dấu

b) Nội dung: GV yêu cầu đọc SGK, tìm hiểu kiến thức

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhớ lại quan hệ thứ tự giữa hai số nguyên dương và hai số nguyên âm để kết luận về quan hệ thứ tự giữa hai số thập phân dương và âm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

- HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

- HS trả lời kết quả sau khi thực hiện nhiệm vụ

- HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định: 

- GV nhận xét, chốt kiến thức

2. Cách so sánh hai số thập phân

a) So sánh hai số thập phân khác dấu

Cũng tương tự như trong tập hợp số nguyên, ta có: số thập phân âm luôn nhỏ hơn số thập phân dương.


Hoạt động 4: Cách so sánh hai số thập phân dương

a) Mục tiêu: 

- HS nắm được cách so sánh hai số thập phân dương

b) Nội dung: HS quan sát, sử dụng SGK, vận dụng kiến thức để áp dụng.

c) Sản phẩm: Kết quả tính toán của học sinh

d) Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV hướng dẫn HD thực hiện HĐ2

a) GV hướng dẫn HS so sánh phần số nguyên trước: Số thập phân nào có phần số nguyên lớn hơn thì lớn hơn.

b) GV hướng dẫn HS so sánh phần số nguyên trước: Hai số có phần số nguyên bằng nhau nên ta chuyển sang so sánh phần thập phân.

+ Lần lượt so sánh từng cặp chữ số trên cùng một hàng kể từ trái sang phải cho đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu tiên khác nhau. Ở cặp chữ số khác nhau đó, chữ số nào lớn hơn thì số thập phân tương ứng lớn hơn.

+ Sau đó GV cùng HS thực hiện theo các bước để so sánh. GV viết đến đâu, HS giải thích đến đó. HS thực hiện theo và ghi vào vở

- GV yêu cầu HS kết luận các bước so sánh hai số thập phân dương

- GV phân tích, hướng dẫn HS thực hiện VD3, VD4

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

- HS theo dõi lắng nghe GV hướng dẫn và thực hiện, ghi chép vào vở.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

- GV gọi 1 HS đứng tại chỗ đọc các bước so sánh hai số thập phân dương trong SGK

Bước 4: Kết luận, nhận định: 

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh.

- GV chốt kiến thức về cách so sánh hai số thập phân dương

b) So sánh hai số thập phân dương

HĐ2:

a) 508,99 và 509, 01

Phần nguyên: 508 < 509 

=> 508,99 < 509,01

b) 315,267 và 315,29

Phần nguyên: 315 = 315

Phần thập phân:

+ Số thập phân thứ nhất: 2 = 2

+ Số thập phân thứ hai: 6 < 9

=> 315,267 < 315,29 

Để so sánh hai số thập phân dương ta làm như sau:

Bước 1. So sánh phần số nguyên của hai số thập phân dương đó. số thập phân nào có phần số nguyên lớn hơn thì lớn hơn 

Bước 2. Nếu hai số thập phân dương đó có phần số nguyên bằng nhau thì ta tiếp tục so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng (sau dấu kể từ ưái sang phải cho đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu tiên khác nhau. Ở cặp chữ số khác nhau đó, chữ số nào lớn hơn thì số thập phân chứa chữ số đó lớn hơn.


Hoạt động 5: Cách so sánh hai số thập phân âm

a) Mục tiêu: 

- HS nắm được cách so sánh hai số thập phân âm

b) Nội dung: HS quan sát, sử dụng SGK, vận dụng kiến thức để áp dụng.

c) Sản phẩm: Kết quả tính toán của học sinh

d) Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV gọi 1 HS đứng tại chỗ nhắc lại cách so sánh hai số nguyên âm

- Từ đó GV đưa ra cách so sánh hai số thập phân âm.

- GV phân tích, hướng dẫn HS thực hiện VD5

- Yêu cầu HS áp dụng thực hiện bài Luyện tập 3

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

- HS theo dõi lắng nghe GV hướng dẫn và thực hiện, ghi chép vào vở.

- GV hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện bài luyện tập 3

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

- GV gọi 1 HS lên bảng thực hiện bài luyện tập 3

- HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định: 

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh.

- GV chốt kiến thức về cách so sánh hai số thập phân âm.

- HS ghi nhớ cách so sánh hai số thập phân âm.

c) So sánh hai số thập phân âm

Để so sánh hai số thập phân âm, ta bỏ dấu trừ ở trước mỗi số thập phân đó, rồi so sánh hai số thập phân dương vừa nhận được. Nếu số thập phân dương nào lớn hơn thì số thập phân âm tương ứng nhỏ hơn và ngược lại.

Luyện tập 3

Sắp xếp các số theo thứ tự giảm dần

36,1 > 36,095 > -120,34 > -120,341

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.

b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện: 

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài bập 1, 2, 3 trong SGK trang 47

- HS thảo luận hoàn thành bài toán dưới sự hướng dẫn của GV: 

Bài 1: 

Giáo án Toán 6 Cánh diều Bài 5: Số thập phân 

Bài 2:

Giáo án Toán 6 Cánh diều Bài 5: Số thập phân

Bài 3: Sắp xếp theo thứ tự tăng dần:

a) 7,01 < 7,012 < 7,102                          b) - 49,307 < - 49,037 < 73,059

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: HS nắm kĩ nội dung vừa được học

b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời

c) Sản phẩm: KQ của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi sau:

+ Từ phân số thập phân làm thế nào để viết thành số thập phân?

+ Từ số thập phân làm thế nào để viết thành phân số thập phân?

+ Làm thế nào để so sánh hai số thập phân đã cho?

- GV gọi lần lượt 3 HS đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Dặn HS về nhà ôn lại những kiến thức đã học trong bài

- Hoàn thành bài tập còn lại trong SGK và các bài tập trong SBT

- Chuẩn bị bài mới “Phép cộng, phép trừ số thập phân”.

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Toán lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên