Giáo án Toán 6 Cánh diều Bài 7: Quan hệ chia hết Tính chất chia hết

Giáo án Toán lớp 6 Cánh diều Bài 7: Quan hệ chia hết Tính chất chia hết

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán 6 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, thiết kế đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Hiểu được các khái niệm cơ bản về quan hệ chia hết: chia hết cho, ước và bội.

- Biết dùng kí hiệu chia hết, không chia hết.

- Biết kiểm tra một số có chia hết cho một số hay không. 

- Biết tìm bội, ước của một số cho trước.

- Nắm được tính chất chia hết của một tổng, một hiệu, một tích.

2. Năng lực 

Năng lực riêng:

- Vận dụng được tính chất chia hết của một tổng để giải bài toán và giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn.

Năng lực chung: Năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1 - GV:  SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.

2 - HS :  SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập, bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: 

- Gợi tâm thế, tạo hứng thú học tập và gợi mở vấn đề sẽ được học trong bài.

b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và hoàn thành yêu cầu.

c) Sản phẩm: Hình thành về khái niệm chia hết.

d) Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 

- GV yêu cầu HS đọc đề bài, suy nghĩ, thảo luận nhóm:

Lớp 6A có 6 tổ học sinh. Để tổ chức liên hoan cho lớp, cô Ngân đã mua 42 chiếc bánh ngọt và 45 quả quýt.

Hỏi cô Ngân có thể chia đều số bánh ngọt cho 6 tổ được không?

Cô Ngân có thể chia đều số quả quýt cho 6 tổ được không?

Giáo án Toán 6 Cánh diều Bài 7: Quan hệ chia hết Tính chất chia hết 

- GV tổ chức cho các nhóm thảo luận, trả lời kết quả của mình. 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trao đổi và thực hiện hoàn thành yêu cầu trong 2p.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS giơ tay trình bày kết quả theo hiểu biết bản thân.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Để biết ta có thể chia đều số bánh ngọt, số quả quýt đó cho 6 tổ được không? Tại sao? Cách chia như thế nào? Ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.” => Bài mới.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Khái niệm về chia hết

a) Mục tiêu:

- Hình thành khái niệm chia hết và biết sử dụng kí hiệu “ ⋮ ” ; “ ⋮̸ ”.

- Hình thành khái niệm ước và bội của một số tự nhiên.

b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu và SGK, chú ý lắng nghe và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS vận dụng được trực tiếp khái niệm vừa học và củng cố được kiến thức qua các luyện tập, ví dụ.

d) Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- HS thực hiện phép tính rồi trả lời theo yêu cầu trong Hoạt động 1

- GV chốt lại kết luận theo bóng nói khám phá kiến thức, sau đó đi vào kiến thức mới.

- GV cho một vài HS đọc khung kiến thức trọng tâm và ghi nhớ.

- GV hướng dẫn và lưu ý HS kiểm tra số tự nhiên a có chia hết cho số tự nhiên b hay không căn cứ vào số dư của phép chia a cho b.

- HS ghi nhớ sử dụng kí hiệu ⋮  và ⋮̸.

- GV cho HS đọc hiểu VD1 và vận dụng trực tiếp kiến thức vừa học hoàn thành bài vào vở. GV mời 2 HS lên bảng trình bày.

- GV yêu cầu HS vận dụng tương tự hoàn thành Luyện tập 1.

- VD2 đòi hỏi HS phải sử dụng khái niệm bội và ước để tìm bội và ước của một số cho trước. Ở VD này, GV gọi một vài HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung kết quả (có thể có nhiều đáp án khác nhau, không nhất thiết giống SGK):

+ Nếu đáp án của HS không giống SGK, GV đặt câu hỏi: “0 và 7 có là bội của 7 không?”, “1 và 12 có là ước của 12 không?”

+ Từ đó, GV nhấn mạnh ghi nhớ trường hợp đặc biệt của bội và ước trong phần kiến thức bổ sung ở khung lưu ý.

- GV yêu cầu HS áp dụng hoàn thành Luyện tập 1 để luyện tập về việc tìm ước và bội của một số cho trước.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức và hoàn thành các yêu cầu.

- GV: quan sát và trợ giúp HS. 

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

- HS: giơ tay  phát biểu trình bày tại chỗ và trình bày bảng.

- Các HS khác hoàn thành vở, chú ý nghe và nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và gọi một HS nhắc lại.

I. Quan hệ chia hết

1. Khái niệm về chia hết

Hoạt động 1:

a) 

+ 42 : 6 =  7

+ 45 : 6 = 7 dư 3.

b) 

+ 42 = 6 .7 nên 42 chia hết cho 6.

+ Do 45 chia cho 6 dư 3 nên 45 không chia hết cho 6.

Kết luận:

Cho hai số tự nhiên a và b ( b ≠ 0).

Nếu có số tự nhiên q sao cho a = b.q thì ta nói a chia hết cho b.

Khi a chia hết cho b, ta nói a là bội của b và b là ước của a.

* Lưu ý:

- Nếu số dư trong phép chia a cho b bằng 0 thì a chia hết cho b, kí hiệu a ⋮ b.

- Nếu số dư trong phép chia a cho b khác 0 thì a không chia hết cho b, kí hiệu a ⋮̸ b.

Ví dụ 2:

a) Hai số là bội của 7 là: 21; 56.

b) Hai số là ước của 12 là: 2; 3.

* Lưu ý:

Với a là số tự nhiên khác 0 thì:

  • a  là ước của a.
  • a là bội của a.
  • 0 là bội của a.
  • 1 à ước của a.

Luyện tập 1:

Ví dụ: ngày 15 tháng 9

Một ước của 15 là 5

Hai bội của 9 là 18 và 27.

Hoạt động 2: Cách tìm bội và ước của một số

a) Mục tiêu:

- Biết cách tìm ước và bội của một số.

b) Nội dung: 

- GV giảng, trình bày.

- HS chú ý theo dõi SGK, lắng nghe và hoàn thành yêu cầu.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi, thực hiện phép tính rồi trả lời theo yêu cầu trong Hoạt động 2. 

- GV chốt lại kết luận: “Các bội vừa tìm được của 9 là kết quả của phép nhân 9 với các số tự nhiên”, sau đó đi vào kiến thức mới.

- GV mời 2 – 3 HS đọc khung kiến thức trọng tâm và ghi nhớ.

- GV hướng dẫn cho HS đọc hiểu và hoàn thành VD3 vào vở để củng cố trực tiếp kiến thức vừa học.

- GV hướng dẫn HS thực hiện hoàn thành Luyện tập 2 nhằm củng cố kĩ năng tìm bội của một số:

+ Ở câu a: GV hướng dẫn HS nhân lần lượt 8 với 0; 1; 2; ... đến khi nào kết quả vượt quá 30 thì dừng lại. 

+ Ở câu b, GV hướng dẫn HS nhân lần lượt 11 với 1; 2; 3; ... đến khi nào kết quả vượt quá 100 thì dừng lại. (GV hướng dẫn HS: 11 .1=11, 11. 9=99 mà 99 là số tự nhiên lớn nhất có hai chữ số nên ta chỉ cần nhân 11 lần lượt với các số 1; 2; 3; ...; 9).

- HS thực hiện phép tính rồi trả lời theo yêu cầu trong Hoạt động 3.

- GV chốt lại kết luận: “Các ước vừa tìm được của 8 là số chia trong phép chia hết của 8 cho số đó”, sau đó đi vào kiến thức mới.

-  Gv cho một vài HS  đọc khung kiến thức trọng tâm và ghi nhớ

- GV hướng dẫn và cho HS thực hiện hoàn thành Ví dụ 4 vào vở.

- GV yêu cầu HS hoàn thành Luyện tập 3.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức và hoàn thành các yêu cầu.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

- HS: giơ tay  phát biểu trình bày tại chỗ và trình bày bảng.

- Các HS khác hoàn thành vở, chú ý nghe và nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chữa bài, lưu ý cho HS những lỗi sai, tổng quát, nhấn mạnh lại kiến thức trọng tâm và gọi một HS nhắc lại:


2. Cách tìm bội và ước của một số

Hoạt động 2:

a) 9.0 = 0 ; 9.1 = 9 ; 

9.2 = 18; 9.3 = 27; 

9.4 = 36 ; 9.5 = 45 ; 

9.6 = 54 .

b) Bội của 9 là: 0; 9 ; 18; 27; 36; 45; 54.

Kết luận:

Để tìm bội của n ( n ∈ ℕ*) ta có thể lần lượt nhân n với 0, 1, 2, 3,…

Khi đo kết quả nhận được đều là bội của n.

Ví dụ 3:

Có: 6 . 0 = 0 ; 6.1 = 6 ;

6.2 = 12 ; 6.3  = 18 ;

6.4 = 24 ; 6.5 = 30 ;

6.6 = 36 ; 6.7 =42

=>  Tám bội của 6 là: 0 ; 6 ;  12 ; 18 ; 24 ; 30 ; 36 ; 42.

Luyện tập 2:

a) Các bội nhỏ hơn 30 của 8 là: 0, 8, 16, 24.

b) Các bội có hai chữ số của 11 là: 0, 11, 22, 33, 44, 55, 66, 77, 88, 99.

Hoạt động 3:

a) 8 : 1 =  8 ; 

8 : 2 = 4 ;        

8 : 3 = 2 (dư 2) ;        

8 : 4 = 2 ;           

8 : 5 = 1 (dư 3) ;

8 : 6  = 1 (dư 2) ;

8 : 7  = 7 (dư 1) ;

8 : 8  = 1 .

b)  Các ước của 8 là: 1; 2; 4; 8.

Kết luận:

Để tìm các ước của số tự nhiên n lớn hơn 1 ta có thể lần lượt chia n cho các số tự nhiên từ 1 đến n. Khi đó, các phép chia hết cho ta số chia là ước của n.

Luyện tập 3:

Thực hiện phép chia số 25 cho các số tự nhiên từ 1 đến 25. Các phép chia hết là:

25  : 1 = 25

25 : 5 = 5

25 : 25 = 1

= > Các ước của 25 là 1, 5, 25.

Hoạt động 3: Tính chất chia hết của một tổng, một hiệu

a) Mục tiêu:

- HS hình thành tính chất chia hết của một tổng, một hiệu.

b) Nội dung: 

- HS quan sát SGK, chú ý lắng nghe và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, thực hiện trao đổi, thảo luận hoàn thành Hoạt động 4 vào bảng nhóm.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, GV nhận xét kết quả mỗi nhóm, dẫn dắt cho HS thấy: Nếu a, b cùng chia hết cho m thì tổng a+b cũng chia hết cho m.

- GV cho 2 -3 HS đọc khung kiến thức trọng tâm và ghi nhớ.

- GV chú ý cho HS phần kiến thức bổ sung ở khung lưu ý:

+ GV hướng dẫn HS dùng kí hiệu để mô tả tính chất vừa nêu:

Nếu a ⋮ m và b m thì (a+b) ⋮ m;

+ Ngoài ra, HS cần nhớ: Nếu a : m và b : m thì (a+b) : m = a.m + b.m;

- GV hướng dẫn, yêu cầu HS đọc hiểu, sau đó hoàn thành Ví dụ 5 vào vở để củng cố trực tiếp tính chất chia hết của một tổng. (GV hướng dẫn HS kiểm tra từng số hạng trong phép cộng có chia hết số đã cho hay không rồi dùng tính chất chia hết của một tổng để kết luận mà không cần tính tổng).

- GV yêu cầu HS áp dụng hoàn thành Luyện tập 4 vào vở.

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, thực hiện trao đổi, thảo luận hoàn thành Hoạt động 5 vào bảng nhóm.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, GV nhận xét kết quả mỗi nhóm, dẫn dắt cho HS thấy: Nếu a, b cùng chia hết cho m thì tổng a-b cũng chia hết cho m.

- GV cho 2 -3 HS đọc khung kiến thức trọng tâm và ghi nhớ.

- GV chú ý cho HS phần kiến thức bổ sung ở khung lưu ý:

+ GV hướng dẫn HS dùng kí hiệu để mô tả tính chất vừa nêu:

Nếu a ⋮ m và b ⋮ m thì (a-b) ⋮ m;

+ Ngoài ra, HS cần nhớ: Nếu a : m và b : m thì (a-b) : m = a.m - b.m;

- GV hướng dẫn, yêu cầu HS đọc hiểu, sau đó hoàn thành Ví dụ 6 vào vở để củng cố trực tiếp tính chất chia hết của một hiệu. (GV hướng dẫn HS kiểm tra từng số bị trừ và số trừ trong phép trừ có chia hết số đã cho hay không rồi dùng tính chất chia hết của một một hiệu để kết luận mà không cần tính hiệu).

- GV yêu cầu HS áp dụng hoàn thành Luyện tập 5 vào vở.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức và hoàn thành các yêu cầu.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

- HS: giơ tay  phát biểu trình bày tại chỗ và trình bày bảng.

- Các HS khác hoàn thành vở, chú ý nghe và nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chữa bài, lưu ý cho HS những lỗi sai, tổng quát, nhấn mạnh lại kiến thức trọng tâm và gọi một HS nhắc lại.

II. Tính chất chia hết

1. Tính chất chia hết của một tổng

Hoạt động 4:

m

Số a chia hết cho m

Số  b chia hết cho m

Thực hiện phép chia ( a + b) cho m

5

95

55

(95+55) : 5 = 30

6

12

30

( 12 + 30) : 6 = 7

9

18

54

(18 + 54) : 9 = 8

Kết luận:

Nếu tất cả các số hạng của tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng chia hết cho số đó.

* Lưu ý:

Nếu a  ⋮ m và b ⋮ m thì ( a + b) ⋮ m; 

Khi đó ta có:

(a + b) : m = a : m + b : m

Hoạt động 4:

A =1930 + 1945 + 1975 

Có 1930 ⋮ 5

1945 ⋮ 5

1975 ⋮ 5

=> A = (1930 + 1945 + 1975) ⋮ 5.

2. Tính chất chia hết của một hiệu

Hoạt động 5:

m

Số a chia hết cho m

Số  b chia hết cho m

Thực hiện phép chia ( a - b) cho m

7

49

21

(49 - 21) : 7 = 4

8

40

16

( 40 - 16) : 8 = 3

11

132

88

(132 - 88) : 11 = 4

Kết luận:

Nếu số bị trừ và số trừ đều chia hết cho cùng một số thì hiệu chia hết cho số đó.

* Lưu ý:

Với a ≥  b:

Nếu  a ⋮ m và b ⋮ m thì (a – b) ⋮ m.

Khi đó  ta có (a – b) : m = a : m - b : m

Luyện tập 5:

A = 2020 - 1820

Có 2020  ⋮ 20

1820  ⋮ 20

=> A = (2020 - 1820) ⋮ 20




Hoạt động 4 : Tính chất chia hết của một tích

a) Mục tiêu:

- HS hình thành tính chất chia hết của một tích.

b) Nội dung: 

- HS quan sát SGK, chú ý lắng nghe và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, thực hiện trao đổi, thảo luận hoàn thành Hoạt động 5 vào bảng nhóm.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, GV nhận xét kết quả mỗi nhóm, dẫn dắt cho HS thấy: Nếu a chia hết cho m thì tích a .b cũng chia hết cho m.

- GV mời một vài HS đọc khung kiến thức trọng tâm và ghi nhớ.

- GV chú ý cho HS phần kiến thức bổ sung ở khung lưu ý: GV hướng dẫn HS dùng kí hiệu để mô tả tính chất vừa nêu:

Nếu a ⋮ m và b  m thì (a.b)  m với mọi số tự nhiên.

- GV hướng dẫn, yêu cầu HS đọc hiểu, sau đó hoàn thành Ví dụ 7 vào vở để củng cố trực tiếp tính chất chia hết của một tích. (GV hướng dẫn HS chỉ cần kiểm tra một thừa số trong tích có chia hết số đã cho hay không rồi dùng tính chất chia hết của một một tích để kết luận mà không cần tính tích).

- GV yêu cầu HS hoàn thành Luyện tập 6 vào vở nhằm giúp HS luyện tập tổng hợp tính chất chia hết của một tổng, một

hiệu, một tích.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức và hoàn thành các yêu cầu.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

- HS: giơ tay phát biểu trình bày tại chỗ và trình bày bảng.

- Các HS khác hoàn thành vở, chú ý nghe và nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chữa bài, lưu ý cho HS những lỗi sai, tổng quát, nhấn mạnh lại kiến thức trọng tâm và gọi 1-2 HS nhắc lại.

3. Tính chất chia hết của một tích:

Hoạt động 6:

m

Số a chia hết cho m

Số  b tùy ý

Thực hiện phép chia ( a.b) cho m

9

36

2

(36.2) : 9 = 8

10

100

30

( 100.30) : 10 = 300

15

30

60

(30.60) : 15 = 120

Kết luận:

Nếu một thừa số của tích chia hết cho một số thì tích chia hết cho số đó.

* Lưu ý:

Nếu a ⋮ m thì (a.b ⋮ m với mọi số tự nhiên b.

Ví dụ 7:

a) A = 49 . 2021

Ta có: 49 ⋮  7 => A = 49 . 2021 ⋮ 7.

b) B = 99 999 . 65 

Ta có: 65 ⋮ 13 

=> B = 99 999 . 65 ⋮ 13

Luyện tập 6:

A = 36. 234 + 217. 24 – 54.13

Có 36  6 => 36. 234 ⋮ 6

24  6 => 217 . 24 ⋮ 6

54  6 => 54.13 ⋮ 6

=> A = 36. 234 + 217. 24 – 54.13 ⋮ 6

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.

b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

LUYỆN TẬP

Nhiệm vụ 1 : Hoàn thành BT1

- GV yêu cầu HS hoàn thành BT1 (SGK - tr 34).

- GV mời 3 HS trình bày miệng. Các HS khác chú ý lắng nghe và nhận xét, bổ sung. 

- GV chữa bài, lưu ý HS những lỗi sai.

Nhiệm vụ 2 : Hoàn thành BT2

- GV yêu cầu HS đọc, xác định yêu cầu đề và hoàn thành BT2.

- GV mời 3 HS trình bày tại chỗ. Các HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- GV chữa bài, chốt đáp án, lưu ý HS những lỗi sai, tuyên dương các HS có kết quả nhanh và đúng.

Nhiệm vụ 3 : Hoàn thành BT3

- GV cho HS hoạt động cặp đôi hoàn thành bài tập vào vở.

- GV mời đại diện 2 HS trình bày bảng. Các HS ở dưới hoàn thành vở, chú ý nghe và nhận xét bài.

- GV nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức.

Nhiệm vụ 4 : Hoàn thành BT5

- GV cho HS đọc yêu cầu đề, suy nghĩ và chọn ra đáp án đúng.

- GV mời 2 – 4 HS trình bày đáp án.

- GV chữa bài, đánh giá chuẩn kiến thức.

CỦNG CỐ

GV nhấn mạnh cho HS: Ta có thể viết gọn tích các thừa số bằng nhau bằng cách dùng phép nâng lên luỹ thừa. 

- GV nhấn mạnh cho HS:

+ Khi nhân hai luỹ thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng (chứ không nhân) các số mũ.

+ Khi chia hai luỹ thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và trừ (chứ không chia) các số mũ.

Bài 1 :

a) m = 15

Bốn bội số của 15 là : 0; 15; 30; 45.

b) m = 30;     

Bốn bội của 30 là: 30; 60; 90; 150

c) m = 100.

Bốn bội của 100 là: 400; 500; 700; 800.

Bài 2:

a) n = 13;   

Các ước của 13 là: 1; 13.         

b) n = 20;       

Các ước của 20 là: 1; 2; 4; 5; 10;  20.

c) n = 26.

Các ước của 26 là: 1; 2; 13; 26.




Bài 3:

Các bội của 9 là: 0; 9; 18; 27; 36; 45…

Mà 20 < x < 40

Vậy x = 27 hoặc x = 36.






Bài 5 :

a) m ⋮  4 và n ⋮  4 thì m + n chia hết cho : D. 2

b) Nếu m ⋮  6 và n ⋮  2 thì m + n chia hết cho : D. 2




D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để củng cố và khắc sâu kiến thức.

b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.

c) Sản phẩm: Kết quả của HS. 

d) Tổ chức thực hiện: 

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng : Bài 4 ; Bài 8

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận hoàn thành bài tập.

Kết quả :

Bài 4 :

Ta có: Các ước của 24 là: 1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24

Vậy cô có thể chia đội thành:

+ 12 nhóm mỗi nhóm có 2 bạn;

+ 8 nhóm mõi nhóm có 3 bạn;

+ 6 nhóm mỗi nhóm có 4 bạn;

+ 4 nhóm mỗi nhóm có 6 bạn;

+ 3 nhóm mỗi nhóm có 8 bạn

Bài 8 :

Ta có 6  3 mà mỗi lần nướng, các khay đều xếp đủ số bánh nên tổng số bánh đếm được phải chia hết cho 3.

Mà 125 không chia hết cho 3 => Người bán hàng đã đếm sai số bánh.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại nội dung kiến thức đã học.

- Hoàn thành nốt các bài tập và làm thêm bài tập 6 + 7 + 9 ( SGK – tr34).

- Chuẩn bị và xem trước bài  “Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5”.

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Toán lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên