Giáo án Toán 7 Luyện tập trang 63-64 mới nhất

Giáo án Toán 7 Luyện tập trang 63-64 mới nhất

Xem thử Giáo án Toán 7 KNTT Xem thử Giáo án Toán 7 CTST Xem thử Giáo án Toán 7 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác. Biết vận dụng quan hệ này để xét xem ba đoạn thẳng cho trước có thể là ba cạnh của một tam giác hay không.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vận dụng quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác để chứng minh bài toán và vào thực tế đời sống.

3. Thái độ:  Thấy được sự  ứng dụng của toán học trong đời sống.

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Củng cố quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác.

5. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng, tính toán, giao tiếp, hợp tác, làm chủ bản thân.

- Năng lực chuyên biệt: Thu thập và xử lí thông tin toán học.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: Thước thẳng, phấn màu, com pa, phiếu học tập.

2. Học sinh: Ôn tập quan hệ giữa ba cạnh của tam giác. Bảng nhóm, thước thẳng, compa.

Nội dung

Nhận biết (MĐ1)

Thông hiểu (MĐ2)

Vận dụng (MĐ3)

Vận dụng cao (MĐ4)

1. Quan hệ giữa ba cạnh của tam giác.

Biết quan hệ giữa độ dài ba cạnh của tam giác.

Hiểu cách chứng minh bất đẳng thức tam giác.

Biết vận dụng quan hệ giữa độ dài ba cạnh của tam giác để giải bài toán.

Sử dụng định lý trong các bài toán thực tê.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

* Kiểm tra bài cũ: (7')

HS1: Phát biểu nhận xét quan hệ ba cạnh của một tam giác. Minh hoạ bằng hình vẽ và ghi bất đẳng thức.

Trả lời:

Giáo án Toán 7 Luyện tập trang 63-64 mới nhất

Trong một tam giác, độ dài một cạnh bao giờ cũng lớn hơn hiệu và nhỏ hơn tổng các độ dài của hai cạnh còn lại         .........……….4đ

  BC –AC < AB < BC + AC       ..........……….2đ

  BC – AB < AC < BC + AB      ……….2đ

  AC – AB < BC < AB + AC     ……….2đ

HS2: Làm bài tập 16 Sgk/63.

Đáp án: Có AC – BC < AB < AC + BC                     .........................3đ 

                    Hay 7 – 1 < AB < 7 + 1

                                  6 < AB < 8                                 .........................2đ 

Mà độ dài AB là một số nguyên  AB = 7cm           .........................2đ 

Do đó tam giác ABC cân tại A.                                   .........................3đ 

GV nhận xét và cho điểm.

A. KHỞI ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu)  (1’)

(1) Mục tiêu: Kích thích HS suy đoán, hướng vào bài mới

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp – gợi mở/Kỹ thuật động não

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp

(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn.

(5) Sản phẩm: Không

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

GV: Ở tiết học trước các em đã được biết quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác. Tiết học hôm nay các em sẽ được củng cố kiến thức về quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác thông qua giải một số bài tập.

HS lắng nghe

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

NL hình thành

HOẠT ĐỘNG 2. Luyện tập   (27’)

(1) Mục tiêu: HS vận dụng quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác để giải bài toán liên quan đến tính thực tế.

 (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp gợi mở, luyện tập thực hành, trực quan/ kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật động não, kỹ thuật thu nhận thông tin phản hồi

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HĐ cá nhân, nhóm, cả lớp

(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, sgk, bảng phụ, dụng cụ học tập.

(5) Sản phẩm: Lời giải các bài toán.

1. Bài 18. Sgk/63

a) 2cm; 3cm; 4cm

Vì 4cm < 2cm + 3cm

⇒ Vẽ được tam giác với

 độ dài ba đoạn thẳng trên.

b)  1cm; 2cm; 3,5cm

 Ta có: 3,5cm > 1cm + 2cm

⇒ Không vẽ được tam giác với độ dài ba đoạn thẳng là 1cm; 2cm; 3,5cm

c) 2,2cm; 2cm; 4,2cm

Vì 4,2cm = 2cm + 2,2cm 

Nên không vẽ được tam giác với độ dài ba đoạn

thẳng là 2,2cm; 2cm; 4,2cm

GV: Nêu bài 18 Sgk (đưa đề bài lên bảng phụ)

H: Muốn biết độ dài ba đoạn thẳng có phải là ba cạnh của một tam giác  hay không ta làm như thế nào?

GV: Yêu cầu HS làm bài trên vở nháp

Sau 2’ giáo viên thu một vài bài chấm điểm và gọi HS lên bảng trình bày.

GV: Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét.

Giáo viên uốn nắn sửa theo đáp án

HS: Đọc đề bài 18 Sgk.

HS: Đứng tại chỗ trả lời

HS: Thảo luận làm bài theo nhóm

HS lên bảng trình bày.

HS: Nhận xét

Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng, tính toán, giao tiếp, làm chủ bản thân.

2. Bài 19. Sgk/63:

Gọi độ dài cạnh thứ ba của tam giác cân là x (cm).

Theo bất đẳng thức tam giác ta có:

    7,9 – 3,9 < x < 7,9 + 3,9.

                4 < x < 11,8

     x = 7,9 (cm)

Chu vi của tam giác cân là:
   7,9 + 7,9 + 3,9 = 19,7 (cm)

GV: nêu bài 19 tr63 Sgk

H: chu vi của tam giác là gì?

H: Vậy trong hai cạnh dài 3,9 cm và 7,9 cm , cạnh nào sẽ là cạnh thứ ba, cạnh nào sẽ là cạnh bên của tam giác cân? Làm thế nào để biết ?

GV: yêu cầu HS tính chu vi tam giác cân.

HS: Trả lời là tổng ba cạnh của tam giác đó.

HS: dựa vào bất đẳng thức tam giác

HS: trình bày cách xác định cạnh của tam giác cân.

HS: tính chu vi tam giác

3. Bài 21. Sgk/64:

Tam giác ABC, có: AC + CB > AB (bđt tam giác)

Nên  AC + CB ngắn nhất  khi AC + CB = AB

Hay điểm C nằm giữa hai điểm A và B

Khi đó 3 điểm A, B, C thẳng hàng

Phải dựng cột điện tại điểm C thuộc đường thẳng AB (bên bờ sông gần khu dân cư) để độ dài đường dây dẫn là ngắn nhất.

GV: nêu bài 21 (đưa đề bài và hình vẽ lên bảng phụ), giới thiệu trạm biến áp A, khu dân cư B, cột điện C.

H: Cột điện C ở vị trí nào để độ dài AB ngắn nhất?

HS: quan sát đề bài trên bảng thảo luận và trình bày

HS: Vị trí cột điện C là giao của bờ sông với đường thẳng AB

C. LUYỆN TẬP: Đã thực hiện ở mục B

D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG 

HOẠT ĐỘNG 3. Tìm tòi, mở rộng    (8’)

(1) Mục tiêu: Giúp HS tăng cường ý thức tự tìm hiểu, mở rộng kiến thức và sự hiểu biết của mình thông qua các câu hỏi thực tiễn.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, thực hành, trực quan/ kỹ thuật động não.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm, cả lớp

(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, sgk, bảng phụ, dụng cụ học tập.

(5) Sản phẩm: Các tư liệu mà học sinh sưu tầm được liên quan đến các yếu tố trong tam giác

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

NL hình thành

*Bài tập 22. Sgk/64:

Giáo án Toán 7 Luyện tập trang 63-64 mới nhất

∆ABC, có:

 90 – 30 < BC < 90 + 30

Hay 60 < BC < 120

a) Nếu đặt máy phát ở C với bán kính hoạt động là 60 km thì thành phố B không nhận được tín hiệu.

b) Nếu đặt máy phát ở C với bán kính hoạt động là 120 km thì thành phố B nhận được tín hiệu.

+ Chuyển giao:

Bài tập (treo bảng phụ)

H: Bài tập 22 cho ta biết và yêu cầu chứng minh điều gì?

H: Muốn biết ba tỉnh có nhận được tín hiệu hay không thì ta cần chỉ ra khoảng cách giữa ba thành phố phải nhỏ hơn bán kính phát sóng.

Vậy có kết luận gì?

HS: Hoạt động nhóm, đại diện trả lời.

Năng lực sáng tạo, làm chủ bản thân.

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2’)

- Học thuộc quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác thể hiện bằng bất đẳng thức tam giác.

- Xem các bài tập đã giải. BTVN 25, 27, 29, 30/26 – 27 SBT.

- Tiết sau học “Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác”, mỗi HS chuẩn bị một tam giác bằng giấy và một mảnh giấy kẻ ô vuông mỗi chiều 10 ô như hình 22 tr 65 Sgk. Mang compa, thước thẳng có chia khoảng.

- Ôn khái niệm trung điểm của đoạn thẳng và cách xác định trung điểm đoạn thẳng bằng thước và cách gấp giấy.

* NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP

GV: Củng cố bài lồng ghép vào quá trình luyện tập.

Các bài tập củng cố thể hiện trong  "Hoạt động 2, 3". (MĐ2, 3, 4)

Xem thử Giáo án Toán 7 KNTT Xem thử Giáo án Toán 7 CTST Xem thử Giáo án Toán 7 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 7 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Toán lớp 7 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát theo mẫu Giáo án môn Toán lớp 7 chuẩn của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên