Giáo án Văn 10 bài Cảm xúc mùa thu
Giáo án Văn 10 bài Cảm xúc mùa thu
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem thêm bài soạn Cảm xúc mùa thu sách lớp 10 Cánh diều:
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Cảnh buồn mùa thu và tâm trạng con người cũng buồn như cảnh.
- Qua việc tiếp nhận văn bản, củng cố những kiến thức đã học, hình thức và đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường Luật.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ và giọng điệu thơ.
3. Thái độ
- Yêu quý, trân trọng tài năng của nhà thơ Đỗ Phủ
4. Các năng lực hướng tới
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản, năng lực giao tiếp, năng lực thưởng thức văn học…
B. Chuẩn bị
- Giáo viên: Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 (cơ bản), sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài thiết kế dạy học, giáo án.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, các tư liệu tham khảo khác.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp:
Lớp | ||||
Ngày dạy | ||||
Sĩ số |
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bản phiên âm và dịch thơ bài “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” (Lí Bạch).
- Phân tích khung cảnh tiễn biệt và tình cảm người đưa tiễn.
3.Bài mới
• Hoạt động khởi động
- Cho HS xem một số hình ảnh lịch sử xã hội Trung Quốc thời Đỗ Phủ sống. GV đặt câu hỏi: Cảm nhận của em sau khi xem xong một số hình ảnh này?
- GV dẫn dắt vào bài mới: Nếu nhà thơ Lí Bạch (đời Đường) thiên về những vấn đề lãng mạn bay bổng với những cảnh sắc lung linh mờ ảo thì Đỗ Phủ lại mang duyên nợ với những dòng thơ hiện thực gắn liền với cuộc sống đời thường của những con người thuộc tầng lớp dưới của xã hội. Bài thơ “Cảm xúc mùa thu” đã thể hiện một cách sâu lắng nỗi nhớ quê hương cùng cuộc sống cô đơn của con người xa xứ.
• Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
---|---|
Đọc – tìm hiểu phần tiểu dẫn HS trình bày dự án về tác giả Đỗ Phủ và bài thơ. Các nhóm nhận xét Gv góp ý |
I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả: Đỗ Phủ (712 – 770) + Nhà thơ hiện thực lớn nhất trong đời Đường và thời cổ Trung Quốc. + Cuộc đời Đỗ Phủ là cả một chuỗi dài những biến cố thăng trầm của thời buổi loạn li đời Đường. + Thơ Đỗ Phủ phản ánh hiện thực sinh động và chứa chan tình yêu nước, tinh thần nhân đạo. Ông được nhân dân Trung Quốc mệnh danh là “Thi thánh” (Thánh thơ) 2. Bài thơ: - Vị trí và hoàn cảnh sáng tác bài thơ: + Là bài thơ mở đầu cho chùm thơ thu gồm 8 bài của Đỗ Phủ. + Thời gian này, Đỗ Phủ ngụ cư tại Quỳ Châu. |
Đọc - hiểu văn bản 2. HS đọc bài - Bài thơ này bố cục có điểm gì khác biệt? Ý mỗi phần? Hs phát hiện trả lời Gv chốt ý Hs thảo luận tìm hiểu - Nhóm 1, 3: Cảnh thu trong 2 câu đầu được khắc họa như thế nào? - Chú ý các từ : điệu thương, tiêu sâm, các chiều không gian được miêu tả. Hs thảo luận trả lời Các nhóm nhận xét Gv hoàn thiện - Nhóm 2,4: Cảnh thu trong câu 3 và 4 có gì thay đổi so với 2 câu 1 và 2? Nghệ thuật thể hiện? Hãy phân tích? - Sự chuyển động dữ dội của thiên nhiên mà nhà thơ miêu tả còn mang nghĩa hàm ý nào? Hs thảo luận trả lời Các nhóm nhận xét Gv hoàn thiện - Hình ảnh mùa thu trong câu 5,6 được miêu tả qua những hình ảnh nào? Cảm nhận của em về tâm trạng của tác giả trong 2 câu thơ? Hs thảo luận nhóm nhỏ, phân tích trả lời Đại diện trình bày Gv tổng hợp - Nhận xét về nét độc đáo của 2 câu thơ kết ? So sánh bản dịch với nguyên tác GV: Thông thường bộc lộ cảm xúc, tình cảm chủ quan nhưng ở đây là tả khách quan cảnh sinh hoạt. Hs thảo luận trả lời Các nhóm nhận xét Gv hoàn thiện |
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc- giải thích 2. Bố cục: Chia làm 2 phần: + 4 câu đầu: miêu tả cảnh thu + 4 câu sau: nỗi lòng nhà thơ. 3. Tìm hiểu a. Bốn câu đầu: - Hai câu 1 và 2: tả chung khung cảnh thu ở Quỳ Châu. + Hình ảnh: Sương móc trắng xóa → tiêu điều, tang thương cả rừng phong Núi Vu, Kẽm Vu : hơi thu hiu hắt, ảm đạm. + Không gian: 3 chiều. ● Chiều dài, rộng: rừng phong. ● Chiều cao: núi Vu. ● Chiều sâu: Hẽm Vu. ⇒ Sự tiêu điều, hiu hắt, bi thương lan tỏa khắp không gian khác với không khí êm dịu mơ màng của mùa thu trong thơ ca truyền thống. - Hai câu 3 và 4: + Cảnh thu chuyển động dữ dội tạo nên một cảnh tượng vừa hùng vĩ vừa bi tráng. + Hình ảnh đối lập: ● Giang (lòng sông) >< tái thượng (cửa ải) ● Ba (sóng) >< Vân (mây) ● Thiên (trời) >< địa (đất) ⇒ Sự chuyển động chao đảo của cảnh vật cũng là sự chao đảo của xã hội tao loạn lúc bấy giờ. Lời thơ thể hiện nỗi lòng trước thời thế vì tình cảm nhớ thương đến tuyệt vọng của nhà thơ. Tóm lại : Bốn câu thơ tả cảnh thu tiêu điều ảm đạm và hùng vĩ, bi tráng. Cảnh thu mang bóng dáng xã hội, cuộc đời và nổi lòng con người. b. Bốn câu sau: Nỗi lòng nhà thơ. - Câu 5 và 6: Tả hoa cúc và dây buộc thuyền + Giọt lệ năm nay - giọt lệ năm trước - giọt lệ cũ → Tác giả đồng nhất hóa hiện tại và quá khứ. + Sự vật và con người (dây buộc thuyền với vườn cũ và dây buộc lòng người với cố hương). + Tình và cảnh (hoa cúc nở mà tưởng là nước mắt, dây buộc thuyền mà liên tưởng đến dây buộc lòng người, mảnh vườn cũ và nỗi lòng thương quê hương) → Nhà thơ đã thể hiện một cách sinh động sâu lắng và hàm xúc tình cảm thương nhớ quê hương da diết. - Câu 7 và 8: Tả cảnh sinh hoạt ở thành Bạch đế. Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước Thành Bạch chày vang bóng ác tà. + Cảnh: nhộn nhịp may áo rét. + Âm thanh: tiếng chày đập (giặt) áo cũ. → Có sức gợi cảm, đặc biệt đối với khách tha hương. việc sửa soạn may, giặt áo rét gợi cảnh đoàn tụ, đầm ấm. Câu kết là tiếng chày đập áo dồn dập làm lung lay cả bóng chiều thu, tiếng chày như thúc giục nhà thơ – càng khơi dậy trong lòng người nỗi nhớ thương khôn nguôi → Câu kết tạo nên một dư âm vang vọng, lan xa, thấm sâu. |
Tổng kết. - Hướng dẫn HS đánh giá chung về giá trị nội dung và nghệ thuật. HS phát hiện trả lời Gv chốt ý |
III. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật - Tính chất đặc biệt hàm súc của thơ Đỗ Phủ. - Từ ngữ, hình ảnh gợi tả, gợi cảm với nhiều lớp ý nghĩa. 2. Nội dung - Bài thơ là nỗi lòng của Đỗ Phủ và cũng chính là nỗi lòng của bao người trong cảnh lầm than, li biệt. - Bài thơ không phản ảnh trực tiếp xã hội mà vẫn có giá trị hiện thực và ý nghĩa nhân văn sâu sắc. |
● Hoạt động luyện tập
* Dòng nào sau đây không nói về Đỗ Phủ?
A. Ông sống trong nghèo khổ, chết trong bệnh tật.
B. Là nhà thơ hiện thực vĩ đại Trung Quốc.
C. Được người Trung Quốc gọi là “thi tiên”.
D. Giọng thơ trầm uất nghẹn ngào.
* Hình ảnh “cô chu” (con thuyền lẻ loi) không gợi đến điều gì ?
A. Cuộc đời lênh đênh, phiêu bạt của nhà thơ.
B. Ước vọng được trở về quê hương của tác giả.
C. Tâm trạng lẻ loi, cô đơn của tác giả.
D. Khát vọng lên đường, du ngoạn khắp nơi của tác giả.
- Hoạt động vận dung
- Sưu tầm những bài thơ cùng đề tài mùa thu của các nhà thơ Việt Nam đã học hoặc đã đọc
- Có ý kiến cho rằng : “Bài thơ tuy không miêu tả trực tiếp tình hình xã hội nhưng vẫn có ý nghĩa hiện thực rộng lớn”. Ý kiến của anh chị?
4. Củng cố:
- Vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
5. Dặn dò
- Học bài cũ. Sưu tầm những câu thơ/ bài ca dao hay về đề tài mùa thu.
- Soạn hai bài đọc thêm.
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Xem thêm tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ cực hay, chuẩn khác:
- Giáo án Văn 10 bài Lầu Hoàng Hạc & Nỗi oan của người phòng khuê
- Giáo án Văn 10 Bài viết số 4 (Kiểm tra học kì)
- Giáo án Văn 10 bài Trình bày về một vấn đề
- Giáo án Văn 10 bài Lập kế hoạch cá nhân
- Giáo án Văn 10 bài Thơ Hai-kư của Ba-sô
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 10 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)