Giáo án Văn 10 bài Lầu Hoàng Hạc & Nỗi oan của người phòng khuê
Giáo án Văn 10 bài Lầu Hoàng Hạc & Nỗi oan của người phòng khuê
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
a. Bài “Lầu Hoàng Hạc”
- Cảm nhận những suy tư sâu lắng đầy tính triết lí trước cảnh lầu Hoàng Hạc thể hiện nỗi buồn và lòng nhớ quê hương của tác giả.
- Nắm được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, lời thơ ngắn gọn, ý hàm súc, cô đọng.
b. Bài “Nỗi oán của người phòng khuê”
- Thấy được diễn biến tâm trạng của người chinh phụ, qua đó lên án chiến tranh, đề cao khát vọng hạnh phúc lứa đôi.
- Nhận ra cấu tứ độc đáo của bài thơ.
2. Kĩ năng
- Cách tìm hiểu các bài thơ trữ tình đời Đường.
3. Thái độ
- Tự giác đọc thêm tư liệu tham khảo và trân trọng vẻ đẹp của các nhà thơ đời Đường.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
- HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp:
Lớp | ||||
Ngày dạy | ||||
Sĩ số |
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng “ Cảm xúc mùa thu” của Đỗ Phủ?
- Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
3. Bài mới
● Hoạt động 1. Khởi động
Chúng ta đã cùng tìm hiểu 2 tác phẩm ưu tú của hai nhà thơ được đánh giá là đỉnh cao của thơ Đường (thi tiên - Lí Bạch và thi thánh - Đỗ Phủ). Hôm nay, chúng ta sẽ cùng đọc thêm về hai bài thơ Đường đặc sắc nữa: Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu) và Nỗi oán của người phòng khuê (Vương Duy).
● Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
---|---|
GV HD HS tìm hiểu chung. Hs đọc tiểu dẫn - Nêu vài nét về tác giả Thôi Hiệu? - Em có hiểu biết gì về lầu Hoàng Hạc và các ý kiến đánh giá về bài thơ này? * Thể thơ: + Nguyên tác và bản dịch thơ của Khương Hữu Dụng, thất ngôn bát cú Đường luật. + Bản dịch của Tản Đà: lục bát- là một trong những bản dịch thơ Đường được hâm mộ, đánh giá cao nhất. Yêu cầu hs đọc diễn cảm bài thơ. - Nhận xét về thể thơ của bản nguyên tác và các bản dịch? |
A. Văn bản: Lầu Hoàng Hạc I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Thôi Hiệu (704- 754), quê ở Biện Châu- Hà Nam (Trung Quốc), đỗ tiến sĩ năm 21 tuổi, là người nổi tiếng tài hoa. - Sống vào thời thịnh Đường. - Thích ngao du sơn thuỷ. - Còn để lại 40 bài thơ. 2. Lầu Hoàng Hạc - Là một địa danh ở bờ bắc Trường Giang, thuộc tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc). - Truyền thuyết kể rằng: xưa có chàng nho sinh Phí Văn Vi buồn vì thi hỏng, lang thang đến bãi Anh Vũ, bên bờ Trường Giang và tu luyện. Sau có hạc vàng đáp xuống và chàng cưỡi hạc vàng bay lên trời. Người đời sau xây ngôi lầu này để kỉ niệm. ⭢ Lầu Hoàng Hạc là một thắng cảnh nổi tiếng đồng thời là một di chỉ thần tiên. 3. Bài thơ Hoàng Hạc lâu - Được đánh giá là một trong những bài thơ Đường hay nhất. - Tương truyền, Lí Bạch đến thăm lầu, thấy bài thơ này của Thôi Hiệu, đã viết vào vách rằng: “Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc/ Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu” (Trước mắt có cảnh đẹp nhưng ko nói được/ Vì thơ Thôi Hiệu ở trên đầu). |
GV HD đọc – hiểu bài thơ. - Đọc hai câu đầu, em thấy có những hình ảnh nào đáng chú ý? Hạc vàng và lầu Hoàng Hạc, cái nào là cái còn, cái mất? Cái nào thuộc về cõi tiên, cõi trần? Cái nào thuộc về quá khứ, hiện tại? - Cảm nhận của em về tâm trạng của tác giả? - Nhận xét về thanh điệu của hai câu thực? Ý nghĩa? - Cảnh thiên nhiên được miêu tả là cảnh của quá khứ hay thực tại? Nó gắn với cõi tiên hay đời thường? - Sắc thái của thiên nhiên ở đây như thế nào? - Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của hai câu luận? - Hai câu thơ tả cảnh nhưng ẩn sâu trong cảnh là tâm trạng gì của tác giả? - Nhà thơ bộc lộ tâm trạng gì trong không gian, thời gian nào? - Tại sao nhà thơ lại băn khoăn “ Nhật mộ hương quan hà xứ thị?”. Hai chữ “hương quan” (quê hương) có thể hiểu với những nghĩa gì? GV lưu ý HS ý kiến của Phan Huy Dũng: “Quê hương ở đây chính là điểm tựa của cõi lòng, là nơi trú ẩn cuối cùng của những tâm hồn ko tìm được sự bình an khi hướng ngoại và là đối cực của những cái vạn biến trong cuộc đời”. - Chữ “sầu” kết lại bài thơ phải chăng đem tới ý vị buồn bã? Quan niệm nhân sinh tích cực, tình cảm nhân bản: - Khẳng định ý nghĩa của cuộc đời. - Hồn người lữ khách không đắm chìm mãi trong cảnh tiên, ko mãi triền miên suy tư về quá khứ mà cuối cùng vẫn quay lại nhìn thẳng vào hiện thực với hàng cây, bãi cỏ và mây khói mịt mùng trên dòng sông gợi nhớ tới một miền quê xa vắng. Đó là tình cảm nhân bản lành mạnh của bài thơ. |
II. Hướng dẫn đọc - hiểu 1. Hai câu đề - Hình ảnh: Người xưa và hạc vàng >< Lầu Hoàng Hạc Cái đã mất >< Cái còn Cõi tiên >< Cõi trần Quá khứ >< Hiện tại - Tác giả tìm đến một di chỉ thần tiên nhưng người tiên, hạc tiên đâu còn, chỉ còn trơ lại lầu Hoàng Hạc như một dấu tích kỉ niệm. Từ sự đối lập của quá khứ với hiện tại, tác giả ghi nhận sự tiêu vong của người tiên, hạc tiên. - Tâm trạng của tác giả: nuối tiếc, bàng hoàng, ngẩn ngơ trước thực tại biến cải. 2. Hai câu thực - Câu 3: 6/7 thanh trắc → âm điệu trúc trắc → nhấn mạnh cái đã mất → sự bừng tỉnh, cái giật mình sau những đắm chìm của cảm xúc hoài niệm → tâm trạng hẫng hụt, nuối tiếc, thảng thốt. - Câu 4: 5/7 thanh bằng, lối phù bình thanh- 3 thanh bằng liên tiếp ko dấu (ko du du) → âm điệu nhẹ nhàng. + Hình ảnh “mây trắng ngàn năm còn bay chơi vơi” trên lầu → thời gian vũ trụ vĩnh cửu, trường tồn. + Hình ảnh đám mây chơi vơi, phiêu bồng → trạng thái chơi vơi, bàng hoàng của lòng người khi nhận thức được quy luật: Mây trắng thuộc về thiên nhiên vẫn tồn tại theo năm tháng còn huyền thoại rút cục chỉ là huyền thoại, là hư ảo. → Hệ quả tất yếu của mạch cảm xúc: tác giả nhận thức được thiên nhiên là cái vĩnh cửu, trường tồn còn đời người hữu hạn, dù huy hoàng đến mấy rồi cũng lui vào quá khứ. → Quy luật của cuộc sống thật mạnh mẽ và lạnh lùng nên con người cần xác định một vị trí để thẩm định các giá trị ở đời. → Điểm nhìn của tác giả có sự vận động, chuyển đổi ở những câu tiếp. 3. Hai câu luận - Cảnh vật: + Hàng cây ở đất Hán Dương. + Dòng sông Trường Giang. + Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ. → Là cảnh thực tại, gắn với đời thường, có địa danh cụ thể. - Sắc thái của cảnh: + Lịch lịch - rõ mồn một. + Thê thê - mơn mởn xanh tươi. → Vẻ đẹp thanh khiết, tràn đầy sức sống. → Cảnh vắng lặng, yên tĩnh, ko một âm thanh, hàng cây in hình trên dòng sông ko một gợn sóng xao động. - Cách miêu tả: khái quát, chấm phá. - Nghệ thuật: đối chỉnh → bức tranh thiên nhiên hài hoà, trang nhã. - Tâm trạng của tác giả: ở 4 câu đầu, tác giả hướng về quá khứ với cảm hứng hoài cổ song quá khứ dù đẹp nhưng ko thể vãn hồi. Quay trở lại thực tại (ở hai câu thực) nhưng cảnh vật quá tĩnh lặng, ko một dấu hiệu sự sống, hơi ấm con người, tác giả ko tìm được “đường dây liên hệ tình cảm” nào. Nỗi cô đơn dâng lên trong lòng người lữ khách khi phải đối diện với ko gian vắng lặng và thời gian “nhật mộ” (chiều tàn). - Điểm nhìn của tác giả lại có sự vận động biến đổi. 4. Hai câu kết - Thời gian: chiều tối. - Không gian: sông nước, khói sóng. → Gợi nỗi lòng “chiều hôm nhớ nhà”. - Quê hương: + Nghĩa đen: nơi chôn rau cắt rốn của con người. + Nghĩa biểu tượng: điểm tựa, chốn dừng chân, niềm an ủi cho những thân phận nổi nênh, cho những cuộc đời bấp bênh trôi dạt, ko tìm thấy được sự bình an. - Chữ “sầu” với thanh bằng gợi cảm giác mênh mang lan toả của nỗi buồn. Nỗi buồn là cảm xúc tất yếu của con người trong cảnh tha hương, chiều muộn, ngày tàn. Đó lại là nỗi buồn nhớ quê hương → tình cảm gắn bó, tình yêu quê hương tha thiết- là tình cảm nhân bản của con người → ko bi quan. - Hai câu kết này đã gợi tứ cho Huy Cận viết hai câu cuối trong bài Tràng giang. III/ Tổng kết 1. Nghệ thuật + Ngôn ngữ: hàm súc. + Sự phá cách luật thơ Đường tài hoa. 2. Nội dung: Với ba mảng cảm xúc dồn nén (cõi tiên, cảnh thực và nỗi sầu nhớ), bài thơ tuy nói về một di tích xưa mà vẫn gắn bó với cuộc đời, con người, khơi lên những tình cảm nhân bản đẹp đẽ, hàm chứa quan niệm nhân sinh tích cực, tiến bộ |
GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài “Khuê oán”. Hs đọc phần tiểu dẫn-sgk. - Nêu các nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Vương Xương Linh? *Phương pháp: Thảo luận nhóm Hs đọc diễn cảm bài thơ. Nhóm 1: Diễn biến tâm trạng của người vợ trẻ trong bài thơ như thế nào? - Phân tích rõ tâm trạng và sự chuyển biến tâm trạng của nàng trong từng câu thơ? Vì sao có sự chuyển đổi đó? Nhóm 2: - Ý nghĩa của hình ảnh dương liễu? - Từ “hốt” (chợt) có giá trị biểu cảm như thế nào? Nhóm 3: - Người phụ nữ hối hận về điều gì? Sau nỗi hối hận đó, tâm trạng của người phụ nữ đó còn diễn biến như thế nào? Nhóm 4 - Khái quát lại quá trình diễn biến tâm trạng của người khuê phụ? ý nghĩa? Nguyên nhân? HS trả lời. GV chuẩn xác kiến thức. |
B. Văn bản: Nỗi oán của người phòng khuê 1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Vương Xương Linh (698?-757) - Là nhà thơ nổi tiếng thời thịnh Đường. - Hiện còn để lại 186 bài thơ. - Đề tài: chiến tranh (biên tái) và tình bạn. - Phong cách thơ: trong trẻo, tinh tế. 2. Hướng dẫn đọc- hiểu a. Câu 1: Giới thiệu hình ảnh và tâm trạng của người thiếu phụ: + Đó là một người đàn trẻ nơi phòng khuê. + “Bất tri sầu”- ko biết buồn → vô tư, vui tươi. → Vì:- Tuổi trẻ. - Cùng chung giấc mộng công danh với chồng, hi vọng chồng được ban tước hầu vẻ vang sau chiến tranh. b. Câu 2: - Tả cảnh: ngày xuân, người phụ nữ trang điểm lộng lẫy, lên lầu ngắm cảnh- nếp sinh hoạt của người phụ nữ quý tộc, trẻ, xinh đẹp. → Gợi tứ thơ đăng cao vọng viễn, giãi bày, bộc lộ tâm trạng. - Đối diện với ko gian rộng lớn, con người thường có nhiều suy tư nên tâm hồn thiếu phụ đến đây đã có sự xao động, ko còn yên tĩnh nữa. c. Câu 3: - Dương liễu → Mùa xuân, tuổi trẻ, hồi ức về người chồng, bao liên tưởng, xúc cảm về những ngày hạnh phúc... → khao khát hạnh phúc. → Sự biệt li. - Hốt- chợt → sự bừng tỉnh của nhận thức, khao khát hạnh phúc. Màu dương liễu đánh thức khát khao hạnh phúc và cả ý thức về sự biệt li. Nó tạo nên cái giật mình bừng thức của thiếu phụ ra khỏi giấc mộng công hầu. Mùa xuân của vũ trụ tuần hoàn nhưng thời gian đời người hữu hạn, mùa xuân của đời người (tuổi trẻ) càng ngắn ngủi, đáng quý. Hiện tại, con người lại phải biệt li. Càng ý thức khao khát hạnh phúc thì giấc mơ công hầu càng trở nên bé nhỏ, vô nghĩa... d. Câu 4 - Hối- hối hận vì đã xui, đã để chồng đi tòng quân mong lập công, kiếm ấn phong hầu - Sau nỗi hối hận sẽ là tâm trạng oán sầu → oán cái ấn phong hầu, oán chiến tranh phong kiến phi nghĩa khiến vợ chồng nàng phải chia li ko biết đến bao giờ. → Diễn biến tâm trạng: Bất tri sầu - hốt - hối - oán → Vô tư - bừng tỉnh - tiếc, hối hận - oán sầu. - Ý nghĩa: tố cáo chiến tranh PK phi nghĩa. - Nguyên nhân: + Nguyên cớ trước mắt: màu dương liễu. + Nguyên nhân sâu xa: ấn phong hầu- chiến tranh phong kiến phi nghĩa. |
4. Củng cố:
- Đặc sắc nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ.
5. Dặn dò
- Học bài cũ. Tìm hiểu thêm về vẻ đẹp thơ Đường.
- Chuẩn bị bài làm văn số 4 (Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I).
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Xem thêm tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ cực hay, chuẩn khác:
- Giáo án Văn 10 Bài viết số 4 (Kiểm tra học kì)
- Giáo án Văn 10 bài Trình bày về một vấn đề
- Giáo án Văn 10 bài Lập kế hoạch cá nhân
- Giáo án Văn 10 bài Thơ Hai-kư của Ba-sô
- Giáo án Văn 10 Trả bài viết số 4
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 10 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)