Giáo án Vật Lí 11 Chương 5: Cảm ứng điện từ (mới, chuẩn nhất)

Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Vật Lí dễ dàng biên soạn Giáo án Vật Lí lớp 11, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Vật Lí 11 Chương 5: Cảm ứng điện từ phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Vật Lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Vật Lí 11 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Giáo án Vật Lí 11 Chương 5: Cảm ứng điện từ

Xem thử Giáo án Vật Lí 11 KNTT Xem thử Giáo án Vật Lí 11 CTST Xem thử Giáo án Vật Lí 11 CD

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Vật Lí 11 mỗi bộ sách bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Giáo án Vật Lí 11 Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ

Ngày soạn:

Ngày dạy:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

+ Viết được công thức và hiểu được ý nghĩa vật lý của từ thông.

+ Phát biểu được định nghĩa và hiểu được khi nào thì có hiện tượng cảm ứng điện từ.

2. Kĩ năng:

Giải thích được một số hiện tượng liên quan và tính được từ thông.

3. Thái độ:

+ Yêu thích bộ môn vật lí, có lòng say mê khoa học.

4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh:

- Năng lực giải quyết vấn đề; tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau; xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới.

- Năng lực tự học, đọc hiểu.

- Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm.

- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: hoàn thành các bảng số liệu khi làm thí nghiệm.

- Năng lực thực hành thí nghiệm: các thao tác và an toàn thí nghiệm.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

+ Chuẩn bị các hình vẽ về các đường sức từ trong nhiều ví dụ khác nhau.

+ Chuẩn bị các thí nghiệm về cảm ứng từ.

2. Học sinh:

+ Ôn lại về đường sức từ.

+ So sánh đường sức điện và đường sức từ.

III. PHƯƠNG PHÁP:

Nêu vấn đề, tương tác nhóm, phát vấn.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp.

2. Bài mới:

2.1. Hướng dẫn chung:

TỪ THÔNG. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

Các bước

Hoạt động

Tên hoạt động

Thời lượng dự kiến

Khởi động

Hoạt động 1

Tạo tình huống vấn đề về hiện tượng cảm ứng điện từ.

Hình thành kiến thức

Hoạt động 2

Tìm hiểu từ thông.

Hoạt động 3

Tìm hiểu hiện tượng cảm ứng điện từ.

Luyện tập

Hoạt động 4

Hệ thống hoá kiến thức và bài tập

Vận dụng. Tìm tòi mở rộng

Hoạt động 5

Hướng dẫn về nhà

2.2. Cụ thể từng hoạt động:

A. Khởi động:

Hoạt động 1: Đặt vấn đề.

a. Mục tiêu hoạt động:

Giới thiệu các hiện tượng liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ.

b. Tổ chức hoạt động:

- Cho HS xem các hình ảnh, clip liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ.

- Ngày nay phần lớn điện năng sử dụng đều được tạo ra từ máy phát điện cảm ứng hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Vậy cảm ứng điện từ là gì?

- Giới thiệu chương.

c. Sản phẩm hoạt động:

Nhận thức được nội dung trọng tâm của chương, vấn đề cần giải quyết.

Nội dung hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

B. Hình thành kiến thức:

Hoạt động 2: Tìm hiểu từ thông.

a. Mục tiêu hoạt động:

Tìm hiểu về định nghĩa từ thông, biểu thức và đơn vị của từ thông.

b. Tổ chức hoạt động:

Đọc SGK để tìm hiểu về khái niệm từ thông, công thức tính, đơn vị và ý nghĩa của nó.

c. Sản phẩm hoạt động:

Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của HS: Từ thông: định nghĩa, công thức, đơn vị.

Nội dung hoạt động

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Vẽ hình 23.1.

Giới thiệu khái niệm từ thông.

Giáo án Vật Lí 11 Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ mới nhất

Giới thiệu đơn vị từ thông.

Vẽ hình.

Ghi nhận khái niệm.

Cho biết khi nào thì từ thông có giá trị dương, âm hoặc bằng 0.

Ghi nhạn khái niệm.

I. Từ thông

I.Định nghĩa

Từ thông qua một diện tích S đặt trong từ trường đều:

Φ = BScosα

Với α là góc giữa pháp tuyến Giáo án Vật Lí 11 Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ mới nhất.

2. Đơn vị từ thông

Trong hệ SI đơn vị từ thông là vêbe (Wb).

1Wb = 1T.1mII.

Hoạt động 3: Tìm hiểu hiện tượng cảm ứng điện từ.

a. Mục tiêu hoạt động:

Nêu được định nghĩa về hiện tượng cảm ứng điện từ.

b. Tổ chức hoạt động:

- GV tiến hành thí nghiệm.

- HS quan sát thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập.

c. Sản phẩm hoạt động:

- Nắm được nguyên nhân gây ra dòng điện cảm ứng trong các thí nghiệm.

- Nêu được định nghĩa về hiện tượng cảm ứng điện từ.

Nội dung hoạt động

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Vẽ hình 2II. 3.

Giới thiệu các thí nghiệm.

Giáo án Vật Lí 11 Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ mới nhất

Cho học sinh nhận xét qua từng thí nghiệm.

Yêu cầu học sinh thực hiện CII.

Yêu cầu học sinh rút ra nhận xét chung.

Yêu cầu học sinh rút ra kết luận.

Vẽ hình.

Quan sát thí nghiệm.

Giải thích sự biến thiên của từ thông trong thí nghiệm 1.

Giải thích sự biến thiên của từ thông trong thí nghiệm II.

Giải thích sự biến thiên của từ thông trong thí nghiệm 3.

Thực hiện CII.

Nhận xét chung cho tất cả các thí nghiệm.

Rút ra kết luận.

II. Hiện tượng cảm ứng điện từ

1.Thí nghiệm

a) Thí nghiệm 1

Cho nam châm dịch chuyển lại gần vòng dây kín (3. ta thấy trong mạch kín (3. xuất hiện dòng điện.

b) Thí nghiệm 2

Cho nam châm dịch chuyển ra xa mạch kín (3. ta thấy trong mạch kín (3. xuất hiện dòng điện ngược chiều với thí nghiệm 1.

c) Thí nghiệm 3

Giữ cho nam châm đứng yên và dịch chuyển mạch kín (3. ta cũng thu được kết quả tương tự.

d) Thí nghiệm 4

Thay nam châm vĩnh cửu bằng nam châm điện. Khi thay đổi cường độ dòng điện trong nam châm điện thì trong mạch kín (3. cũng xuất hiện dòng điện.

2. Kết luận

1. Tất cả các thí nghiệm trên đều có một đạc điểm chung là từ thông qua mạch kín (3. biến thiên. Dựa vào công thức định nghĩa từ thông, ta nhận thấy, khi một trong các đại lượng B, S hoặc α thay đổi thì từ thông Φ biến thiên.

2. Kết quả của thí nghiệm chứng tỏ rằng:

+ Mỗi khi từ thông qua mạch kín (3. biến thiên thì trong mạch kín (3. xuất hiện một dòng điện gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

+ Hiện tượng cảm ứng điện từ chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ thông qua mạch kín biến thiên.

C. Luyện tập:

Hoạt động 4: Hệ thống hoá kiến thức và bài tập

a. Mục tiêu hoạt động:

HS nắm được kiến thức trọng tâm của bài.

b. Tổ chức hoạt động:

- Từ thông là gì? Viết biểu thức, giải thích các đại lượng?

- Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm.

c. Sản phẩm hoạt động: Kiến thức trọng tâm của bài.

D. Vận dụng – Mở rộng:

Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng, hướng dẫn về nhà

a. Mục tiêu hoạt động:

Tìm hiểu sâu hơn về khái niệm từ thông và hiện tượng cảm ứng điện từ.

b. Tổ chức hoạt động:

Về nhà tìm hiểu về hiện tượng cảm ứng điện từ trên mạng internet.

c. Sản phẩm hoạt động: Ghi kết quả sản phẩm vào vở học.

V. RÚT KINH NGHIỆM:

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Giáo án Vật Lí 11 Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ (tiết 2)

Ngày soạn:

Ngày dạy:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

+ Phát biểu được định luật Len-xơ theo những cách khác nhau và biết vận dụng để xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong các trường hợp khác nhau.

+ Phát biểu được định nghĩa và nêu được một số tính chất của dòng điện Fu-cô.

2. Kĩ năng:

+ Vận dụng được định luật len xơ xác định chiều dòng điện cảm ứng.

+ Vận dụng được kiến thức trong bài để giải các bài tập liên quan.

3. Thái độ:

+ Yêu thích bộ môn vật lí, có lòng say mê khoa học.

4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh:

- Năng lực tự học : Đọc và nghiên cứu tài liệu

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề sáng tạo

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

+ Chuẩn bị các hình vẽ về các đường sức từ trong nhiều ví dụ khác nhau.

+ Chuẩn bị các thí nghiệm về cảm ứng từ.

2. Học sinh:

+ Ôn lại về từ thông và các ví dụ về hiện tượng cảm ứng điện từ.

III. PHƯƠNG PHÁP:

Nêu vấn đề, tương tác nhóm, phát vấn, phân tích

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp.

2. Bài mới:

2.1. Hướng dẫn chung:

TỪ THÔNG. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

Các bước

Hoạt động

Tên hoạt động

Thời lượng dự kiến

Khởi động

Hoạt động 1

Đặt vấn đề

Hình thành kiến thức

Hoạt động 2

Tìm hiểu định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng.

Hoạt động 3

Tìm hiểu dòng điện Fu-cô.

Luyện tập

Hoạt động 4

Hệ thống hoá kiến thức và bài tập

Vận dụng. Tìm tòi mở rộng

Hoạt động 5

Hướng dẫn về nhà

2.2. Cụ thể từng hoạt động:

A. Khởi động:

Hoạt động 1:

a. Mục tiêu hoạt động:

Nêu tình huống có vấn đề về định luật Len-xơ.

b. Tổ chức hoạt động:

- Chiều của dòng điện cảm ứng xác định như thế nào?

- Dòng điện cảm ứng còn xuất hiện trong những trường hợp đặc biệt nào?

c. Sản phẩm hoạt động: Ghi nhớ nhiệm vụ cần giải quyết.

Nội dung hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

B. Hình thành kiến thức:

Hoạt động 2: Tìm hiểu định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng.

a. Mục tiêu hoạt động: Nắm được nội dung định luật Len-xơ.

b. Tổ chức hoạt động:

- Qui luật xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín.

- Trường hợp từ thông qua C biến thiên do kết quả của chuyển động.

c. Sản phẩm hoạt động: Nội dung của định luật Len-xơ.

Nội dung hoạt động

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Trình bày phương pháp khảo sát qui luật xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín

Giới thiệu định luật.

Yêu cầu học sinh thực hiện C3.

Giới thiệu trường hợp từ thông qua C biến thiên do kết quả của chuyển động.

Giới thiệu định luật.

Nghe và liên hệ với trường hợp các thí nghiệm vừa tiến hành.

Ghi nhận định luật.

Thực hiện C3.

Ghi nhận cách phát biểu định luật trong trường hợp từ thông qua (3. biến thiên do kết quả của chuyển động.

III. Định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng

Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín.

Khi từ thông qua mạch kín (3. biến thiên do kết quả của một chuyển động nào đó thì từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại chuyển động nói trên.

Hoạt động 3: Tìm hiểu dòng điện Fu-cô.

a. Mục tiêu hoạt động: Nắm được định nghĩa, tính chất và công dụng của dòng điện Fu-cô.

b. Tổ chức hoạt động:

- Giới thiệu thí nghiệm.

- Học sinh giải thích kết quả các thí nghiệm.

c. Sản phẩm hoạt động: Định nghĩa, tính chất và công dụng của dòng điện Fu-cô.

Nội dung hoạt động

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Giới thiệu hình vẽ 23.6 và thí nghiệm 1.

Giới thiệu hình vẽ 23.6 và thí nghiệm II.

Yêu cầu học sinh giải thích kết quả các thí nghiệm.

Nhận xét các câu thực hiện của học sinh.

Giải thích đầy đủ hiện tượng và giới thiệu dòng Fu-cô.

Giới thiệu tính chất của dòng Fu-cô gây ra lực hãm điện từ.

Yêu cầu học sinh nêu ứng dụng.

Giới thiệu tính chất của dòng Fu-cô gây ra hiệu ứng tỏa nhiệt.

Yêu cầu học sinh nêu các ứng dụng của tính chất này.

Giới thiệu tác dụng có hại của dòng điện Fu-cô.

Yêu cầu học sinh nêu các cách làm giảm điện trở của khối kim loại.

Quan sát thí nghiệm, rút ra nhận xét.

Quan sát thí nghiệm, rút ra nhận xét.

Giải thích kết quả các thí nghiệm.

Ghi nhận khái niệm.

Ghi nhận tính chất.

Nêu ứng dụng.

Ghi nhận tính chất.

Nêu ứng dụng.

Ghi nhận tác dụng có hại của dòng điện Fu-cô.

Nêu các cách làm giảm điện trở của khối kim loại.

IV. Dòng điện Fu-cô

1.Thí nghiệm 1

Một bánh xe kim loại có dạng một đĩa tròn quay xung quanh trục O của nó trước một nam châm điện. Khi chưa cho dòng điện chạy vào nam châm, bánh xe quay bình thường. Khi cho dòng điện chạy vào nam châm bánh xe quay chậm và bị hãm dừng lại.

2. Thí nghiệm 2

Một khối kim loại hình lập phương được đặt giữa hai cực của một nam châm điện. Khối ấy được treo bằng một sợi dây một đầu cố dịnh; trước khi đưa khối vào trong nam châm điện, sợi dây treo được xoắn nhiều vòng. Nếu chưa có dòng điện vào nam châm điện, khi thả ra khối kim loại quay nhanh xung quanh mình nó.

Nếu có dòng điện đi vào nam châm điện, khi thả ra khối kim loại quay chậm và bị hãm dừng lại.

3. Giải thích

Ở các thí nghiệm trên, khi bánh xe và khối kim loại chuyển động trong từ trường thì trong thể tích của chúng cuất hiện dòng điện cảm ứng – những dòng điện Fu-cô. Theo định luật Len-xơ, những dòng điện cảm ứng này luôn có tác dụng chống lại sự chuyển dơi, vì vậy khi chuyển động trong từ trường, trên bánh xe và trên khối kim loại xuất hiện những lực từ có tác dụng cản trở chuyển động của chúng, những lực ấy gọi là lực hãm điện từ.

4. Tính chất và công dụng của dòng Fu-cô

+ Mọi khối kim loại chuyển động trong từ trường đều chịu tác dụng của những lực hãm điện từ. Tính chất này được ứng dụng trong các bộ phanh điện từ của những ôtô hạng nặng.

+ Dòng điện Fu-cô gây ra hiệu ứng tỏa nhiệt Jun – Len-xơ trong khối kim loại đặt trong từ trường biến thiên. Tính chất này được ứng dụng trong các lò cảm ứng để nung nóng kim loại.

+ Trong nhiều trường hợp dòng điện Fu-cô gây nên những tổn hao năng lượng vô ích. Để giảm tác dụng của dòng Fu-cô, người ta có thể tăng điện trở của khối kim loại.

+ Dòng Fu-cô cũng được ứng dụng trong một số lò tôi kim loại.

C. Luyện tập:

Hoạt động: Hệ thống hoá kiến thức và bài tập

a. Mục tiêu hoạt động: Củng cố kiến thức trọng tâm của bài, làm bài tập vận dụng.

b. Tổ chức hoạt động:

- Cho học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản.

- Hoàn thành phiếu học tập.

c. Sản phẩm hoạt động: Học sinh báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi.

D. Vận dụng – Mở rộng:

Hoạt động:

a. Mục tiêu hoạt động: Tìm ứng dụng dòng Fu cô gần gũi với đời sống

b. Tổ chức hoạt động:

- Liên hệ ứng dụng dòng Fu cô trong gia đình?

- Lý thuyết: Trả lời câu hỏi SGK.

- Bài tập: trang 147, 148 sgk các bài tập 23.1, 23.6 sbt.

c. Sản phẩm hoạt động: báo cáo kết quả hoạt động vào vở.

V. RÚT KINH NGHIỆM:

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem thử Giáo án Vật Lí 11 KNTT Xem thử Giáo án Vật Lí 11 CTST Xem thử Giáo án Vật Lí 11 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 11 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 11 tại khoahoc.vietjack.com

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên