Trắc nghiệm Hóa học 12 Chân trời sáng tạo Bài 12 (có đáp án): Thế điện cực và nguồn điện hoá học
Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 12: Thế điện cực và nguồn điện hoá học có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Hóa 12.
Trắc nghiệm Hóa học 12 Chân trời sáng tạo Bài 12 (có đáp án): Thế điện cực và nguồn điện hoá học
Câu 1: Mối liên hệ giữa dạng oxi hoá và dạng khử của kim loại M được biểu diễn ở dạng quá trình khử là
A. M→Mn++ne.
B. Mn++ne→M.
C. Mn+ →M+ne.
D. M+ne→Mn+.
Câu 2. Kí hiệu cặp oxi hoá-khử ứng với quá trình khử:Fe3++1e→Fe2+ là
A. Fe3+/Fe2+.
B. Fe2+/Fe.
C. Fe3+/Fe.
D. Fe2+/Fe3+.
Câu 3. Trong số các ion: Ag+,Al3+,Fe2+,Cu2+,ion nào có tính oxi hoá mạnh nhất ở điều kiện chuẩn?
A. Ag+.
B. Al3+.
C. Fe2+.
D. Cu2+.
Câu 4. Cho các cặp oxi hoá - khử của các kim loại và thế điện cực chuẩn tương ứng:
Cặp oxi hoá-khử |
Li+/Li |
Mg2+/Mg |
Zn2+/Zn |
Ag+/Ag |
Thế điện cực chuẩn,V |
-3,040 |
-2,356 |
-0,762 |
+0,799 |
Trong số các kim loại trên,kim loại có tính khử mạnh nhất là
A. Li.
B. Mg.
C. Zn.
D. Ag.
Câu 5. Cặp oxi hoá - khử nào sau đây có giá trị thế điện cực chuẩn nhỏ hơn 0?
A. Ag+/Ag.
B. Na+/Na.
C. Hg2+/Hg.
D. Cu2+/Cu.
Câu 6. Trong dãy điện hoá của kim loại, khi đi từ trái sang phải, tính oxi hoá của cảc ion kim loại biến đổi như thế nào?
A. Không đổi.
B. Tuần hoàn.
C. Giảm dần.
D. Tăng dần.
Câu 7. Cho thứ tự sắp xếp các cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá: Mg2+/Mg; H2O/H2, OH-; 2H+/H2; Ag+/Ag. Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng ở điều kiện chuẩn?
A. Cho sợi phoi bào Mg vào nước.
B. Cho lá Mg vào dung dịch HCl.
C. Cho lá Ag vào dung dịch H2SO4.
D. Cho sợi Mg vào dung dịch AgNO3.
Câu 8. Dự đoán hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi dùng một chiếc thìa bằng đồng khuấy vào cốc chứa dung dịch aluminium nitrate.
A. Chiếc thìa bị phủ một lớp nhôm.
B. Một hỗn hợp đồng và nhôm được tạo thành.
C. Dung dịch trở nên xanh.
D. Không biến đổi hóa học nào xảy ra.
Câu 9. Cho các thông tin sau:
X(s) + YSO4(aq) không có phản ứng
Z(s) + YSO4 (aq) Y(s) + ZSO4 (aq)
Trong đó, X, Y, Z là các kim loại. Dãy nào sau đây sắp xếp đúng các kim loại theo mức độ hoạt động của chúng?
A. Z > Y > X.
B. X > Y > Z.
C. Y > X > Z.
D. Y > Z > X.
Câu 10. Một học sinh thực hiện ba thí nghiệm ở điều kiện chuẩn và quan sát được các hiện tượng sau:
(1) Đồng kim loại không phản ứng được với dung dịch Pb(NO3)2 1M.
(2) Chì kim loại tan trong dung dịch AgNO3 1M và xuất hiện tinh thể Ag.
(3) Bạc kim loại không phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 1M.
Trật tự nào sau đây thể hiện đúng mức độ khử của 3 kim loại ?
A. Cu>Pb>Ag.
B. Pb>Cu>Ag.
C. Cu>Ag>Pb.
D. Pb>Ag>Cu.
Câu 11: Pin Galvani Zn-Cu gồm một điện cực kẽm và một điện cực đồng được nối với nhau bởi cầu muối (thường là dung dịch KCl bão hòa) như hình dưới:
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a. Zn có tính khử mạnh hơn Cu. |
||
b. Zn có tính khử yếu hơn Cu. |
||
c. Ion Zn2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Cu2+. |
||
d. Ion Zn2+ có tính oxi hóa yếu hơn ion Cu2+. |
Câu 12: Cho các cặp oxi hóa – khử: Al3+/Al; Cr3+/Cr; Co2+/Co; Sn4+/Sn và Cl2 (g)/2Cl- với các thế khử chuẩn lần lượt là -1,676 V; -0,740 V; -0,280 V; 0,150 V và 1,360 V.
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a. Al có tính khử mạnh nhất. |
||
b. Co có khả năng khử Cr3+ (aq) thành Cr (s) ở điều kiện chuẩn. |
||
c. Al có khả năng khử Sn4+ (aq) thành Sn2+ (aq) nhưng không khử được Cr3+ (aq) thành Cr (s) ở điều kiện chuẩn. |
||
d. Chất có tính oxi hóa mạnh nhất là Cl-. |
Câu 13: Cho các cặp oxi hoá-khử của kimloại và thế điện cực chuẩn tương ứng:
Cặp oxi hoá - khử |
Na+/Na |
Ca2+/Ca |
Ni2+/Ni |
Au3+/Au |
Thế điện cực chuẩn (V) |
-2,713 |
-2,84 |
-0,257 |
+1,52 |
Trong các kim loại trên, có bao nhiêu kim loại tác dụng được với dung dịch HCl ở điều kiện chuẩn, giải phóng khí H2?
Câu 14:Sức điện động chuẩn của pin điện hoá H2–Cu (gồm hai điện cực ứng với hai cặp oxihoá – khử là 2H+/H2 và Cu2+/Cu) đo được bằng vôn kế có điện trở vô cùng lớn là 0,340V.Từ đó,xác định thế điện cực chuẩn của cặp Cu2+/ Cu?
Câu 15: Thiết lập pin điện hóa ở điều kiện chuẩn gồm hai điện cực tạo bởi các cặp oxi hóa – khử Ni2+/Ni ()và Cd2+/Cd (). Sức điện động chuẩn của pin điện hoá trên?
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11: Tơ – Cao su – Keo dán tổng hợp
Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 14: Đặc điểm cấu tạo và liên kết kin loại. Tính chất kim loại
Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 15: Các phương pháp tách kim loại
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST