Trắc nghiệm Hóa học 12 Chân trời sáng tạo Bài 16 (có đáp án): Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại
Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Hóa 12.
Trắc nghiệm Hóa học 12 Chân trời sáng tạo Bài 16 (có đáp án): Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại
Câu 1: Hợp kim là
A. một kim loại tinh khiết.
B. hỗn hợp các kim loại có thành phần tùy ý.
C. hỗn hợp của kim loại nền với kim loại khác hoặc phi kim, có thành phần xác định.
D. hỗn hợp hai phi kim.
Câu 2. Đồng thau là một hợp kim của
A. đồng và thiếc.
B. đồng và nickel.
C. đồng và aluminium.
D. đồng và kẽm.
Câu 3. Khi chế tạo thép từ gang, có thể làm giảm tỉ lệ phần trăm carbon trong gang bằng cách nào sau đây?
A. Sử dụng oxygen để đốt cháy carbon trong gang nóng chảy.
B. Lọc carbon ra khỏi gang.
C. Hoà tan carbon trong dung dịch sulfuric acid.
D. Cạo carbon ra khỏi bề mặt kim loại.
Câu 4. Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng ăn mòn kim loại?
A. Ống thép bị gỉ sắt màu nâu đỏ.
B. Vòng bạc bị xỉn màu.
C. Công trình bằng đá bị ăn mòn bởi mưa acid.
D. Chuông đồng bị gỉ đồng màu xanh.
Câu 5. Phát biểu về hiện tượng ăn mòn kim loại nào sau đây đúng?
A. Khi kim loại bị ăn mòn, các đặc tính hữu ích của kim loại như tính dẻo, dễ dát mỏng, dễ kéo sợi và tính dẫn điện bị suy giảm.
B. Khi kim loại bị ăn mòn, các đặc tính hữu ích của kim loại như tính dẻo, dễ dát mỏng, dễ kéo sợi và tính dẫn điện không bị ảnh hưởng.
C. Khi kim loại bị ăn mòn, các đặc tính hữu ích của kim loại như tính dẻo, dễ dát mỏng, dễ kéo sợi và tính dẫn điện được tăng cường.
D. Khi kim loại bị ăn mòn, các kim loại không phản ứng với dung dịch acid.
Câu 6. Trong hiện tượng ăn mòn kim loại xảy ra quá trình nào sau đây?
A. Quá trình oxi hoá kim loại.
B. Quá trình khử kim loại.
C. Quá trình điện phân.
D. Sự mài mòn kim loại.
Câu 7. Đinh sắt bị ăn mòn khi gắn với kim loại nào sau đây?
A. Magnesium.
B. Nhôm.
C. Kẽm.
D. Đồng.
Câu 8. Trường hợp nào sau đây kim loại bị ăn mòn điện hoá học?
A. Đốt dây sắt trong khí oxygen khô.
B. Thép carbon để trong không khí ẩm.
C. Kim loại kẽm trong dung dịch HCl.
D. Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng.
Câu 9. Khi một vật bằng sắt tây (sát tráng thiếc) bị xây sát sâu tới lớp sắt bên trong để lâu trong không khí ẩm sẽ xảy ra quá trinh nào sau đây?
A. Sn bị ăn mòn điện hoá.
B. Fe bị ăn mòn điện hoá.
C. Fe bị ăn mòn hoá học.
D. Sn bị ăn mòn hoá học.
Câu 10. Phương pháp nào sau đây không dùng để bảo vệ vật làm sắt thép khỏi bị ăn mòn?
A. Gắn thêm kẽm.
B. Gắn thêm magnesium.
C. Gắn thêm chì.
D. Phủ sơn hoặc dầu mỡ.
Câu 11: Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim dưới tác dụng của các chất trong môi trường, trong đó kim loại bị oxi hóa.
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a. Trong quá trình ăn mòn, kim loại bị oxi hoá thành ion của nó. |
||
b. Ngâm một lá nhôm trong dung dịch NaOH, xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học. |
||
c. Bôi dầu mỡ, sơn, mạ, tráng men lên bề mặt vật dụng bằng kim loại để chống sự ăn mòn kim loại. |
||
d. Sự ăn mòn vỏ tàu trong nước biển là ăn mòn hóa học. |
Câu 12: Ăn mòn kim loại xảy ra phổ biến và gây thiệt hại về mặt kinh tế, nhất là ăn mòn thép tạo gỉ sắt. Khoảng 25% thép được sản xuất tại Mỹ chỉ để thay thế thép bị ăn mòn khi sử dụng.
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a. Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát bên trong, để trong không khí ẩm thì thiếc sẽ bị ăn mòn trước. |
||
b. Ngâm một lá nhôm trong dung dịch NaOH loãng, xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học. |
||
c. Để chống sự ăn mòn sắt, người ta tráng thiếc, kẽm lên sắt. |
||
d. Gỉ sắt có thành phần chủ yếu là Fe2O3.nH2O. |
Câu 13: Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim dưới tác dụng của các chất trong môi trường, trong đó kim loại bị oxi hóa.
Cho các phát biểu sau:
a. Về bản chất, ăn mòn hoá học cũng là một dạng của ăn mòn điện hoá.
b. Nối thanh kẽm với vỏ tàu biển bằng thép thì vỏ tàu được bảo vệ.
c. Vàng (Au) là kim loại dẻo nhất.
d. Trong một chu kì, kim loại có độ âm điện bé hơn phi kim.
Số phát biểu đúng là?
Câu 14. Cho các thí nghiệm sau:
(1). Đốt cháy dây sắt trong không khí khô.
(2). Cho hợp kim Fe – Cu vào dung dịch CuSO4.
(3). Đặt mẫu gang lâu ngày trong không khí ẩm.
(4). Cho kim loại Fe vào dung dịch AgNO3.
Số thí nghiệmkhông xảy ra ăn mòn điện hoá là?
Câu 15. Để các hợp kim: Fe – Cu; Fe – C; Zn – Fe; Mg – Fe lâu ngày trong không khí ẩm. Số hợp kim mà trong đó Fe bị ăn mòn điện hoá là?
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 14: Đặc điểm cấu tạo và liên kết kin loại. Tính chất kim loại
Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 15: Các phương pháp tách kim loại
Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 19: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST