Cách giải bài tập phản ứng xà phòng hóa (hay, chi tiết)
Bài viết Cách giải bài tập phản ứng xà phòng hóa với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách giải bài tập phản ứng xà phòng hóa.
Cách giải bài tập phản ứng xà phòng hóa (hay, chi tiết)
Bài giảng: Tổng hợp bài tập ester - lipid - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
Phương pháp giải
I. Phản ứng xà phòng hóa ester
Phản ứng thủy phân trong môi trường bazơ (phản ứng xà phòng hóa):
(RCOO)nR’ + nNaOH → nRCOONa + R’(OH)n
R(COOR’)m + mNaOH → R(COONa)m + mR’OH
Rn(COO)n.mR’m + n.m NaOH → nR(COONa)m + mR’(OH)n
- Tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt có thể tạo ra muối và anđehit hoặc muối và ketone hoặc 2 muối hoặc 1 phân tử duy nhất:
+ ester bị thủy phân trong môi trường kiềm cho muối và anđehit có dạng:
RCOO-CH=CH-R’ (tạo rượu không bền nên bị chuyển hoá thành andehit)
VD: RCOO-CH=CH2 + NaOH → RCOONa + CH3CHO
+ ester thuỷ phân trong môi trường kiềm cho muối và ketone có dạng:
RCOO-C(R’)=CH-R’’
VD: RCOO-C(CH3)-CH3 + NaOH → RCOONa + CH3-CO-CH3
+ ester của axit và phenol bị thủy phân trong môi trường kiềm dư cho 2 muối:
RCOOC6H5 + 2NaOH → RCOONa + C6H5ONa + H2O
+ ester vòng bị thủy phân cho 1 phân tử duy nhất:
II. Phản ứng xà phòng hóa lipid
Khi đun nóng với dung dịch kiềm (NaOH hoặc KOH) thì tạo ra glycerol và hỗn hợp muối của các axit béo. Muối natri hoặc kali của các axit béo chính là xà phòng
- Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa. Phản ứng xà phòng hóa xảy ra nhanh hơn phản ứng thủy phân trong môi trường axit và không thuận nghịch.
- Chỉ số xà phòng hóa: là số mg KOH dùng để xà phòng hóa hoàn toàn 1 gam lipid (tức là để trung hòa axit sinh ra từ sự thủy phân 1 gam lipid).
- Chỉ số axit: số mg KOH dùng để trung hòa axit tự do có trong 1 mg lipid.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Xà phòng hoá hoàn toàn 178 gam tristearin trong dung dịch KOH, thu được m gam kali stearat. Giá trị của m là
A. 200,8. B. 183,6.
C. 211,6. D. 193,2.
Giải
ntristearin = = 0,2 mol
(C17H35COO)3C3H5 + 3KOH → 3C17H35COOK + C3H5(OH)3
nmuối = 3.0,2 = 0,6 mol
M = 322.0,6 = 193,2 g
Ví dụ 2: Cho 0,1 mol tristearin (C17H35COO)3C3H5 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glycerol. Giá trị của m là:
A. 27,6. B. 4,6. C. 14,4. D. 9,2.
Giải
Ta có: nglycerol = ntristearin = 0,1mol → mglycerol = 0,1.92 = 9,2g
Ví dụ 3: Thuỷ phân 4,4 gam ethyl acetate bằng 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 2,90. B. 4,28. C. 4,10. D. 1,64.
Giải
nCH3COOC2H5 = 0,05 mol; nNaOH = 0,02 mol ⇒ ester dư
Rắn khan chỉ có 0,02 mol CH3COONa ⇒ m = 0,02 . 82 = 1,64g
Bài tập vận dụng
Câu 1. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam chất béo X với một lượng vừa đủ NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 1,84 gam glycerol và 18,36 muối khan. Giá trị của m là
A. 19,12. B. 17,8.
C. 19,04. D. 14,68.
Lời giải:
nC3H5(OH)3 = 0,02mol → nNaOH = 3. nC3H5(OH)3 = 0,06mol
Bảo toàn khối lượng:
mX + mNaOH = mC3H5(OH)3 + mmuối
→ mX = 17,8g
Câu 2. Cho 20 gam chất hữu cơ X (chỉ chứa C, H, O và một loại nhóm chức) có tỉ khối hơi so với O2 bằng 3,125, tác dụng với 0,3 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 23,2 gam bã rắn. CTCT của X có thể là:
A. CH3COOCH=CH-CH3.
B. C2H5COOCH=CH2.
C. CH2CH=CHCOOCH3.
D. CH2=CHCOOC2H5.
Lời giải:
* Nhận xét: Từ các đáp án ta thấy chúng đều là ester.
Đặt công thức ester là RCOOR’
Mester = 3,125.32 = 100 ⇒ nester = = 0,2 mol
⇒ nNaOH pư = nester = 0,2 mol ⇒ nNaOH dư = 0,3 – 0,2 = 0,1 mol
→ mNaOH = 0,1.40 = 4 g
⇒ mmuối = 23,2 – 4 = 19,2 g ⇒ Mmuối (RCOONa) = = 96
⇒ R = 96 – 67 = 29 ⇒ R là C2H5-
Đáp án B
Câu 3. Khối lượng glycerol thu được khi đun nóng 132,6 kg chất béo (loại triolein) có chứa 10% tạp chất trơ với dung dịch NaOH dư (coi như phản ứng xảy ra hoàn toàn) là:
Lời giải:
mTriolein = 132,6.90% = 119,34 kg
⇒ nC3H5(OH)3 = n(C17H33COO)3C3H5 = 0,135 kmol
⇒ mC3H5(OH)3 = 0,135 . 92= 12,42 kg
Câu 4. Thủy phân 8,8 gam ester X có công thức phân tử C4H8O2 bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 4,6 g ancol Y và m gam muối Z. Giá trị của m là:
A. 4,1 g muối. B. 4,2 g muối.
C. 8,2 g muối. D. 3,4 g muối.
Lời giải:
Ta có: nester = nNaOH phản ứng = 0,1 mol
BTKL: m = mester + mNaOH – mancol = 8,8 + 4 – 4,6 = 8,2 g
Câu 5. Cho 200 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7 tác dụng vừa đủ với một lượng NaOH, thu được 207,55 gam hỗn hợp muối khan. Khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng là:
A. 31 gam B. 32,36 gam
C. 30 gam D. 31,45 gam
Lời giải:
Để trung hòa hết axit béo tự do trong loại chất béo trên cần:
mKOH = 200.7 = 1400 mg = 1,4 gam
⇒ nNaOH = nKOH = = 0,025 mol
⇒ nH2O = 0,025 mol
Đặt nC3H5(OH)3 = x mol ⇒ nNaOH tham gia xà phòng hóa = 3x mol
Bảo toàn khối lượng:
200 + 40(3x + 0,025) = 207,55 + 92x + 0,025.18
⇒ x = 0,25
⇒ nNaOH = 3x + 0,025 = 0,775 mol
⇒ mNaOH =0,775. 40 = 31 gam
Câu 6. Xà phòng hoá 8,8 gam ethyl acetate bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là:
A.8,56 gam B.3,28 gam
C.10,4 gam D.8,2 gam
Lời giải:
nCH3COOC2H5 = 0,1mol; nNaOH = 0,04 mol
CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH
nCH3COONa = nNaOH = 0,04 mol
Chất rắn chỉ có CH3COONa (0,04mol)
⇒ mrắn = 0,04 . 82 = 3,28 gam
Bài giảng: Bài toán thủy phân ester, chất béo - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- Tìm công thức phân tử của ester dựa vào phản ứng thủy phân
- Bài tập hỗn hợp ester đơn chức tham gia phản ứng xà phòng hóa
- Bài tập về hỗn hợp ester hay có đáp án
- Dạng bài tập phản ứng thủy phân lipid
- Xác định công thức phân tử ester dựa vào tỉ khối hơi
- Bài tập tính khối lượng xà phòng
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều