(Siêu ngắn) Soạn bài Bắt nạt - Kết nối tri thức

Bài viết soạn bài Bắt nạt siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 6 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 6 dễ dàng soạn văn 6.

(Siêu ngắn) Soạn bài Bắt nạt - Kết nối tri thức

Quảng cáo

A/ Hướng dẫn soạn bài Bắt nạt

* Sau khi đọc

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Nhân vật "tớ" trong bài thể hiện thái độ như thế nào với các bạn bắt nạt và các bạn bị bắt nạt?

Trả lời:

Nhân vật "tớ":

- Với các bạn bắt nạt: Thẳng thắn phê bình, phủ định mạnh mẽ chuyện bắt nạt nhưng vẫn thân thiện, dí dỏm.

- Với các bạn bị bắt nạt: Yêu mến, thương cảm, tôn trọng, bênh vực.

Câu 2 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Cụm từ "đừng bắt nạt" xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ? Theo em, việc lặp lại cụm từ này có tác dụng gì?

Trả lời:

- Cụm từ "đừng bắt nạt" xuất hiện 7 lần.

=> Tác dụng: Nhấn mạnh, nhắc nhở, thể hiện thái độ phủ định với thói xấu bắt nạt.

Quảng cáo

Câu 3 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chứa ý vị hài hước. Hãy chỉ ra biểu hiện của ý vị hài hước đó?

Trả lời:

Bài thơ nói về bắt nạt với giọng điệu hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện:

- Cách nói hài hước, hình ảnh ngộ nghĩnh (Sao không ăn mù tạt/ Đối diện thử thách đi?; Sao không trêu mù tạt?; Tại sao không học hát/ Nhảy híp-hóp cho hay?; Vì bắt nạt dễ lây; Vì bắt nạt rất hôi!...).

Câu 4 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Mỗi chúng ta có thể từng bị bắt nạt hoặc từng bắt nạt người khác. Hãy cho biết em đã làm gì khi ở một trong các tình huống trên. Bài thơ có thể khiến em thay đổi cách ứng xử chuyện bắt nạt thế nào.

Trả lời:

Em đã từng chứng kiến bạn cùng lớp bị bắt nạt nhưng lúc ấy em chỉ biết im lặng vì sợ bị liên quan và cũng sẽ bị bắt nạt.

Bài thơ khiến em thay đổi và ân hận vì hành động thờ ơ của mình sẽ khiến bạn bị bắt nạt bị bắt nạt cả thể xác và tinh thần. Từ đó, em không còn thờ ơ với chuyện bắt nạt và sẵn sàng giúp đỡ những bạn bị bắt nạt.

Quảng cáo

B/ Học tốt bài Bắt nạt

1/ Nội dung chính Bắt nạt

 Bài thơ “Bắt nạt” nêu lên vấn đề, hiện tượng xấu – thói bắt nạt, ức hiếp kẻ yếu trong đời sống bằng giọng điệu hồn nhiên, dí dỏm và thân thiện. Tác giả nêu lên quan điểm phê bình cái xấu, thói bắt nạt có thể gây ra những tổn thương, nỗi sợ hãi, ám ảnh,… đồng thời đứng về phía những người bị bắt nạt và khuyên nhủ mọi người không nên bắt nạt người khác.

2/ Bố cục văn bản Bắt nạt

- Gồm 4 phần

+ Khổ 1: Nêu vấn đề: Bắt nạt là xấu lắm. 

+ Khổ 2, 3, 4: Gợi ý những việc làm tốt thay vì bắt nạt.

+ Khổ 5, 6: Phân loại đối tượng bắt nạt.

+ Khổ 7, 8: Lời khuyên răn, liên hệ bản thân.

3/ Tóm tắt văn bản Bắt nạt

Bài thơ “Bắt nạt” thể hiện thái độ thẳng thắn phê bình, không đồng tình với hành vi bắt nạt người khác. Đồng thời khuyên người đọc cần đối xử tốt với bạn bè, có thái độ hoà đồng và đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ, bênh vực những bạn yếu hơn mình. Qua đó, chúng ta cần có thái độ đúng đắn trước hiện tượng bắt nạt, xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc.

Quảng cáo

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Bắt nạt

- Nội dung: Bài thơ Bắt nạt nêu lên vấn đề ức hiếp kẻ yếu trong đời sống. Tác giả nêu lên quan điểm phê bình cái xấu, đứng về phía những người bị bắt nạt và khuyên nhủ mọi người không nên bắt nạt người khác.

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ 5 chữ

+ Kết hợp các biện pháp tu từ điệp ngữ, so sánh,... cùng lối thơ trong trẻo, tươi vui, hóm hỉnh khi nói về vấn đề nghiêm trọng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tuyển chọn Soạn văn 6 Kết nối tri thức siêu ngắn được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 1 và Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên