(Siêu ngắn) Soạn bài Chuyện cổ nước mình - Kết nối tri thức
Bài viết soạn bài Chuyện cổ nước mình siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 6 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 6 dễ dàng soạn văn 6.
(Siêu ngắn) Soạn bài Chuyện cổ nước mình - Kết nối tri thức
A/ Hướng dẫn soạn bài Chuyện cổ nước mình
* Trước khi đọc
Câu 1 (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Em biết những câu chuyện cổ nào của nước ta?
Trả lời:
Một số câu chuyện cổ: Con rồng cháu tiên, Tấm Cám, Sọ Dừa, Thánh Gióng, Đẻ đất đẻ nước,...
Câu 2 (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Em thích những nhân vật nào trong những câu chuyện đó? Vì sao?
Trả lời:
Em thích nhất nhân vật Thánh Gióng vì nhân vật rất đặc biệt, oai phong lẫm liệt, giúp dân giúp nước.
* Trong khi đọc
Câu 1 (trang 94 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Những màu sắc, đường nét miêu tả quê hương.
Trả lời:
+ Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
+ Như con sông với chân trời đã xa
* Sau khi đọc
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Cho biết dấu hiệu giúp em nhận biết ra thể thơ đó.
Trả lời:
- Bài thơ được viết theo thể lục bát.
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Số tiếng, số dòng: Gồm nhiều cặp lục bát nối tiếp nhau; dòng trên 6 tiếng, dòng dưới 8 tiếng.
+ Về vần: Tiếng cuối của dòng sáu tiếng ở trên vần với tiếng thứ sáu của dòng tám tiếng ở dưới, tiếng cuối của dòng tám tiếng lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếng tiếp theo.
+ Về nhịp: Ngắt theo nhịp chẵn: 2/2/2, 2/4, 4/4.
+ Về thanh điệu: Tiếng thứ sáu của dòng sáu là thanh bằng. Tiếng thứ sáu và thứ tám của dòng tám cũng phải là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại. Tiếng thứ tư của dòng sáu và dòng tám đều phải là thanh trắc.
Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Qua bài thơ, em nhận ra bóng dáng của những câu chuyện cổ nào? Tìm từ ngữ, hình ảnh gợi liên tưởng đến những câu chuyện đó.
Trả lời:
Câu chuyện cổ |
Từ ngữ, hình ảnh gợi liên tưởng |
Tấm Cám |
Thị thơm thì giấu người thơm / Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà |
Đẽo cày giữa đường |
Đẽo cày theo ý người ta / Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì |
Sự tích trầu cau |
Đậm đà cái tích trầu cau / Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người |
Câu 3 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Chuyện cổ đã kể với nhà thơ những điều gì về vẻ đẹp của tình người?
Trả lời:
Chuyện cổ kể về những vẻ đẹp của tình người: nhân hậu, sâu xa, thương người, yêu nhau, độ lượng, đa tình, đa mang, nặng sâu,….
Câu 4 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1):
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Tình cảm của nhà thơ với những câu chuyện cổ được thể hiện như thế nào qua hai dòng thơ trên?
Trả lời:
Nhà thơ thể hiện tình cảm thiết tha, lòng biết ơn sâu nặng về những giá trị tinh thần, văn hóa nguồn cội được cha ông ta chắt lọc, lưu giữ và truyền lại cho muôn đời sau thông qua những bài học, câu chuyện cổ. Từ đó, người Việt hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức, triết lí nhân sinh,… của cha ông.
Câu 5 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1):
Tôi nghe chuyện cổ thầm thì
Lời cha ông dậy cũng vì đời sau
Hai dòng thơ trên gợi cho em những suy nghĩ gì?
Trả lời:
Hai dòng thơ giúp em hiểu được những bài học trong các câu chuyện cổ vừa phản ánh đời sống tâm hồn của cha ông ta, vừa gửi gắm những bài học vô giá về nếp sống, nếp sinh hoạt cho con cháu đời sau. Đó là bài học về đạo lý làm người, cách ăn, cách ở, phong tục tập quán,...
Câu 6 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Vì sao với nhà thơ, những câu chuyện cổ "Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm"?
Trả lời:
Những câu chuyện cổ vẫn vẹn nguyên giá trị với thời gian, giữ khả năng giáo dục các thế hệ trẻ trong tương lai. Những câu chuyện cổ là nền tảng, hành trang giúp hình thành nhân cách con người, giúp con người vượt qua thử thách, khó khăn và sống ý nghĩa, có ích cho cuộc đời, xã hội.
* Viết kết nối với đọc
Bài tập (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Đời cha ông với đời tôi
Như cong sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
* Hướng dẫn:
- Hình thức:
+ Viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu khoảng 5-7 câu.
+ Đoạn văn đáp ứng yêu cầu của đoạn văn.
- Nội dung:
+ Nêu cảm nhận về nội dung và hình thức đoạn thơ.
Đoạn văn tham khảo:
Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã đem đến nhiều ấn tượng cho người đọc, đặc biệt là với khổ thơ:
"Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình."
Trong những câu thơ này, nhà thơ đã cụ thể hóa khoảng cách trừu tượng giữa hai thế hệ - ông cha và con cháu bằng hình ảnh so sánh “ con sông” với “chân trời”. Một hình ảnh giàu tính biểu tượng cho thấy khoảng cách xa xôi, nhưng cũng là kế cận của thế hệ trước và thế hệ sau. Nhưng chính nhờ có sự xuất hiện của chuyện cổ đã xóa đi khoảng cách đó. Chuyện cổ đại diện cho thế hệ ông cha gửi gắm lịch sử hào hùng của dân tộc. Đồng thời chuyện cổ cũng chứa đựng những bài học sâu sắc giúp con cháu hiểu hơn về thế hệ đi trước với những phẩm chất tốt đẹp đáng để học tập. Tóm lại, đoạn thơ đã đem lại cho tôi một bài học sâu sắc.
B/ Học tốt bài Chuyện cổ nước mình
1/ Nội dung chính Chuyện cổ nước mình
Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với chuyện cổ, ca ngợi tinh thần nhân hậu, ăn ở hiền lành mà chuyện cổ chứa đựng. Đó chính là những bài học mà ông cha để lại trong chuyện cổ.
2/ Bố cục văn bản Chuyện cổ nước mình
- Gồm 2 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “đa mang”: Tình cảm của tác giả đối với chuyện cổ, ca ngợi tinh thần nhân hậu, ăn ở hiền lành mà chuyện cổ chứa đựng.
+ Phần 2: Đoạn còn lại: Những bài học mà ông cha để lại trong chuyện cổ.
3/ Tóm tắt văn bản Chuyện cổ nước mình
Bài thơ ca ngợi kho tàng chuyện cổ của nước ta. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của cha ông. Qua đó thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào của nhà thơ về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện qua tình yêu đối với những câu chuyện cổ.
4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Chuyện cổ nước mình
- Nội dung:
+ Bài thơ đậm chất truyền thống, khẳng định nét đẹp tâm hồn của con người Việt Nam.
+ Tác giả ca ngợi kho tàng chuyện cổ của đất nước. Đó là những câu chuyện về lòng nhân hậu, về sự công bằng,… chứa đựng những kinh nghiệm sống quý báu của ông cha ta truyền lại cho đời sau.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ lục bát nhẹ nhàng, đằm thắm, trong trẻo .
+ Hình ảnh thơ độc đáo, sáng tạo, những liên tưởng thú vị, so sánh sinh động.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Soạn Văn lớp 6 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn Văn lớp 6 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn Văn lớp 6 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Tuyển chọn Soạn văn 6 Kết nối tri thức siêu ngắn được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 1 và Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT