(Siêu ngắn) Soạn bài Chùm ca dao về quê hương đất nước - Kết nối tri thức

Bài viết soạn bài Chùm ca dao về quê hương đất nước siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 6 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 6 dễ dàng soạn văn 6.

(Siêu ngắn) Soạn bài Chùm ca dao về quê hương đất nước - Kết nối tri thức

Quảng cáo

A/ Hướng dẫn soạn bài Chùm ca dao về quê hương, đất nước

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Với em nơi đâu là quê hương yêu dấu? Nếu có thể nói về những ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc nhất về quê hương, em sẽ nói điều gì?

Trả lời:

- Với em, quê hương vừa là nơi em sinh ra và lớn lên, và cũng là nơi em được sống bên người thân, gia đình yêu dấu, được yêu thương và bảo vệ.

-  Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là bến đỗ bình yên nhất với mỗi người. Quê hương với gia đình, bè bạn, hàng xóm láng riềng, với những khung cảnh quen thuộc ghi dấu những kỷ niệm duy nhất trong trái tim mỗi con người.

Câu 2 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Em thích bài thơ nào viết về quê hương? Hãy đọc diễn cảm một vài câu trong bài thơ đó. 

Trả lời:

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

(Quê hương – Đỗ Trung Quân)

Quảng cáo

* Sau khi đọc

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Đọc các bài ca dao 1,2 và cho biết: Mỗi bài ca dao có mấy dòng? Cách phân bố số tiếng trong mỗi dòng cho thấy đặc điểm gì của thơ lục bát?

Trả lời:

- Mỗi bài có 4 dòng (chia 2 cặp lục bát)

- Phân bổ số tiếng: Dòng trên có 6 tiếng, dòng dưới có 8 tiếng.

Câu 2 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Đối chiếu với những điều được nêu trong mục Tri thức ngữ văn ở đầu bài học, hãy xác định cách gieo vần, ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu trong các bài ca dao 1,2.

Trả lời:

- Cách gieo vần

+ Tiếng cuối của dòng 6 tiếng ở trên vần với tiếng thứ sáu của dòng tám tiếng ở dưới.

+ Tiếng cuối của dòng tám tiếng lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếng tiếp theo.

- Cách ngắt nhịp: Nhịp chẵn 2/2/2, 2/4, 4/4.

Quảng cáo

- Phối hợp thanh điệu: Tiếng thứ sáu của dòng sáu là thanh bằng. Tiếng thứ sáu và thứ tám của dòng tám cũng phải là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại. Tiếng thứ tư của dòng sáu và dòng tám đều phải là thanh trắc.

Câu 3 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): So với hai bài ca dao đầu, bài ca dao 3 là bài lục bát biến thể. Hãy chỉ ra tính chất biến thể của thơ lục bát trong bài ca dao này trên các phương diện: số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, cách phối hợp thanh điệu,...

Trả lời:

- Số tiếng mỗi dòng: Cả hai dòng đều tám tiếng chứ không phải là một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng.

- Gieo vần: 4/4.

- Thanh điệu: Tiếng thứ tám của dòng đầu tiên (đá) và tiếng thứ sáu của dòng thứ hai (ngã) không phải là thanh bằng như quy luật mà thanh trắc.

Câu 4 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Trong cụm từ “mặt gương Tây Hồ”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Trả lời:

- BPTT: ẩn dụ.

- Tác dụng: Thể hiện vẻ đẹp hư ảo, nên thơ nên họa của Hồ Tây buổi sớm mai.

Quảng cáo

Câu 5 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Nêu cảm nhận của em về tình cảm tác giả dân gian gửi gắm trong lời nhắn gửi: Ai ơi đứng lại mà trông. Hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ có sử dụng từ ai hoặc có lời nhắn ai ơi.

Trả lời:

- Cảm nhận về tình cảm tác giả dân gian gửi gắm: yêu mến mảnh đất thân thương, đi là nhớ, ở là thương vùng đất, con người xứ Lạng.

- Một số câu ca dao, tục ngữ:

+ Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

+ Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.

Câu 6 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Bài ca dao 3 đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh nào để miêu tả thiên nhiên xứ Huế? Những từ ngữ, hình ảnh đó giúp em hình dung như thế nào về cảnh sông nước nơi đây.

Trả lời:

- Từ ngữ, hình ảnh:

+ Liệt kê các địa danh nổi tiếng của xứ Huế: Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình.

+ Từ láy “lờ đờ”

+ Hình ảnh “bóng ngả trăng chênh”, “tiếng hò xa vọng”, …

- Những từ ngữ, hình ảnh đó giúp em hình dung cảnh sông nước hữu tình, vẻ đẹp nước non vừa thanh trong, vừa mềm mại, êm đềm, bỏ xa những ồn ào cuộc sống.

Câu 7 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Các bài ca dao trữ tình thường bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của con người. Qua chùm ca dao trên, em cảm nhận được gì về tình cảm của tác giả nhân dân đối với quê hương đất nước. 

Trả lời:

Tác giả nhân dân đã dành tình cảm sâu đậm với mọi dáng hình của quê hương, đất nước. Bởi đó là nơi sinh ra và nuôi dưỡng ta trưởng thành, là chốn về thân thương lưu giữ những ký ức tươi đẹp, là nơi nâng bước chân ta trên hành trình cuộc đời. Bởi vậy, hai tiếng “quê hương” vừa thiết tha, vừa sâu nặng biết bao.

* Viết kết nối với đọc 

Bài tập (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1):Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.

* Hướng dẫn:

- Hình thức:

+ Viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu khoảng 5-7 câu.

+ Đoạn văn đảm bảo hình thức một đoạn văn, tránh sai lỗi chính tả.

- Nội dung:

+ Nêu cảm nhận về một danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước.

+ Đoạn văn thể hiện cảm xúc cá nhân, suy nghĩ về danh lam thắng cảnh quê hương.

Đoạn văn tham khảo

Thành phố Quảng Ninh là nơi tôi sinh ra và lớn lên. Nơi đây đã được thiên nhiên ban tặng cho những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, một trong số đó là Vịnh Hạ Long. Để di chuyển ra vịnh, chúng ta cần phải đi thuyền - đây chắc chắn sẽ là một trải nghiệm thú vị. Càng đi vào sâu trong lòng vịnh càng có cảm giác nước trong vịnh là một khối ngọc bích nhưng mềm mại uyển chuyển. Nhìn bốn bề thấy mênh mang là sóng nước hiền hòa. Xa xa, cây cầu treo Bãi Cháy nổi tiếng trông như một bàn tay xinh xắn đang vẫy chào du khách. Mỗi hòn đảo mang một hình dáng kì lạ, tên mỗi hòn đảo lại được đặt theo hình dáng mà người ta tưởng tượng về hòn đảo đó, nào là hòn Trống Mái, đảo Con Gà, nào là hang Đầu Gỗ… Hiện nay, Vịnh Hạ Long chính là một trong những địa điểm du lịch hàng đầu của cả nước. Tôi cảm thấy rất yêu mến và tự hào về quê hương của mình.

B/ Học tốt bài Chùm ca dao về quê hương, đất nước

1/ Nội dung chính Chùm ca dao về quê hương, đất nước

Trong chùm ca dao về quê hương, đất nước đã thể hiện được sâu sắc tình yêu quê hương, đất nước, lòng yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của các vùng miền khác nhau. Tình yêu dào dạt, vỗ về sâu sắc.

2/ Bố cục văn bản Chùm ca dao về quê hương, đất nước

+ Bài 1: Vẻ đẹp thơ mộng, tưởng như mơ màng, lặng lẽ nhưng ẩn chứa sức sống bền bỉ, mãnh liệt của Hồ Tây.

+ Bài 2: Con đường lên xứ Lạng sơn thủy hữu tình.

+ Bài 3: Con đò trên sông Hương và những miền quê xứ Huế êm đềm.

3/ Tóm tắt văn bản Chùm ca dao về quê hương, đất nước

Với chùm ca dao về quê hương, đất nước, hình ảnh các miền quê hiện lên thật phong phú: vẻ đẹp thơ mộng, tưởng như mơ màng, lặng lẽ nhưng ẩn chứa sức sống bền bỉ, mãnh liệt của Hồ Tây; con đường lên xứ Lạng sơn thủy hữu tình; con đò trên sông Hương và những miền quê xứ Huế êm đềm, … Đồng thời qua những bài ca dao, tác giả dân gian cũng thể hiện được sâu sắc tình yêu quê hương, đất nước, lòng yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của các vùng miền khác nhau. Tình yêu đó có khi lặng lẽ, kín đáo nhưng cũng có khi thốt lên thành lời tha thiết.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Chùm ca dao về quê hương, đất nước

- Nội dung: Các bài ca dao về quê hương đất nước thường nói đến những danh thắng, những tên núi, tên sông, những vùng địa linh nhân kiệt, những công trình văn hóa, lịch sử nổi tiếng,… Ẩn trong mỗi bài ca dao là niềm tự hào dân tộc, là tình yêu thiết tha dành cho quê hương, xứ sở, con người.

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể.

+ Giọng điệu tha thiết, tự hào.

+ Mỗi bài có cách cấu tứ, cách thể hiện riêng độc đáo. Điều này khiến chùm ca dao thêm phong phú, đa dạng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tuyển chọn Soạn văn 6 Kết nối tri thức siêu ngắn được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 1 và Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên