(Siêu ngắn) Soạn bài Mẹ (trang 44, 45, 46) - Cánh diều
Bài viết soạn bài Mẹ trang 44, 45, 46 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 7 Cánh diều giúp học sinh lớp 7 dễ dàng soạn văn 7.
(Siêu ngắn) Soạn bài Mẹ (trang 44, 45, 46) - Cánh diều
A/ Hướng dẫn soạn bài Mẹ
* Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc bài thơ bốn chữ (hoặc năm chữ), các em cần chú ý.
+ Bài thơ được chia làm mấy khổ? Vần trong bài thơ được gieo như thế nào? Các dòng thơ được ngắt nhịp ra sao?
+ Bài thơ viết về ai về điều gì? Ai là người đầu đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ?
+ Bài thơ có những từ ngữ và biện pháp nghệ thuật nào đặc sắc? Tác dụng của chúng là gì?
- Kể tên một số bài thơ bốn chữ mà em đã học hoặc đã đọc.
- Đọc trước bài thơ Mẹ; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Đỗ Trung Lai.
- Mỗi khi nghĩ về mẹ, em thường có cảm xúc gì? Hãy chia sẻ cảm xúc đó với các bạn.
Trả lời:
- Bài thơ được chia làm 5 khổ, vần trong bài thơ được gieo theo vần chân cách, các dòng thơ được ngắt nhịp: 2/2, 1/3, 1/2/1.
- Bài thơ viết về người mẹ và về điều mẹ đã già khiến người con cảm thấy buồn thương. Người đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ là chủ thể trữ tình - tác giả.
- Từ ngữ, biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của nó:
+ Bài thơ có những từ ngữ đặc sắc như: Cau gần với giời - Mẹ thì gần đất, một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ, Mây bay về xa...
+ Các biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong bài thơ là: So sánh, hoán dụ, nói giảm nói tránh, câu hỏi tu từ.
+ Tác dụng của chúng là: Nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình cho diễn đạt, tạo ấn tượng với người đọc về cảm xúc, hình ảnh trong tác phẩm.
- Một số bài thơ bốn chữ mà em đã học hoặc đã đọc: Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa, Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm
- Đôi nét về nhà thơ Đỗ Trung Lai:
+ Đỗ Trung Lai sinh năm 1950 tại xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, nay là thành phố Hà Nội. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1991.
+ Ông Tốt nghiệp khoa Vật lý, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Nhà thơ Đỗ Trung Lai từng làm giáo viên trường Văn hoá quân đội, phóng viên rồi Phó trưởng phòng báo Quân đội Nhân dân cuối tuần. Ngoài làm thơ, làm báo, Đỗ Trung Lai còn vẽ tranh. Ông được nhận Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng (1994) với tập thơ "Đêm sông Cầu".
- Cảm xúc khi nghĩ về mẹ: Mẹ là người yêu em nhất trên cuộc đời này. Từ bé tới giờ, mẹ luôn là người quan tâm, lo lắng cho em. Đặc biệt, mẹ luôn yêu thương em một cách vô điều kiện. Vì tình yêu mẹ dành cho em nên em cảm thấy rất hạnh phúc và luôn biết ơn cũng như yêu quý, tự hào về mẹ.
* Đọc hiểu
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý vần và nhịp của bài thơ.
Trả lời:
- Vần của bài thơ: vần hỗn hợp
- Nhịp của bài thơ: nhịp 1/3 và 2/2
Câu 2 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Các từ ngữ nói về “mẹ” và “cau” ở khổ 1 và 2 có mối quan hệ với nhau như thế nào về nghĩa?
Trả lời:
- Các từ ngữ nói về "mẹ" và "cau" ở khổ 1 và 2 có sự đối lập nhau về nghĩa. Ví dụ như lưng mẹ thì còng - cau thì vẫn thẳng, cau xanh rờn - mẹ đầu bạc trắng hay cau gần với giời - mẹ thì gần đất... Việc sử dụng các từ ngữ đối lập làm cho tác giả nói về việc mẹ đã già yếu nhẹ nhàng hơn.
Câu 3 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý sắc thái biểu cảm của từ “nâng” (dòng 15) và từ “cầm” (dòng 16).
Trả lời:
- Sắc thái biểu cảm của từ “nâng” (dòng 15) và từ “cầm” (dòng 16): biểu thị tình cảm của người con thương mẹ, nâng niu trân trọng mẹ, và tình cảm đó dâng trào xúc động khiến người con không ngăn được giọt nước mắt.
Câu 4 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Dòng 18 dùng để hỏi hay bộ lộ cảm xúc?
Trả lời:
- Dòng 18 dùng trong bài thơ là một câu hỏi tu từ. Do đó,nó dùng để bộc lộ cảm xúc chứ không phải để hỏi. Sao mẹ ta già? Vốn dĩ, tác giả biết việc "già" là quy luật tự nhiên, không mọt ai sống trên đời mà không già đi. Nhưng vì thương mẹ ngày càng già yếu nên nhà thơ đã dùng một câu hỏi tu từ để bộc lộ cảm xúc của mình.
* Sau khi đọc
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Qua bài thơ Mẹ, chỉ ra đặc điểm của thể thơ bốn chữ thể hiện ở các yếu tố: số tiếng và nhịp ở các dòng thơ, vần của bài thơ.
Trả lời:
- Qua bài thơ Mẹ, chỉ ra đặc điểm của thể thơ bốn chữ là: Mỗi bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng có bốn chữ. Cách ngắt nhịp tự do, có thể là nhịp 2/2, 1/3 hoặc 3/1. Cách gieo vần cũng tự do.
Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Bài thơ Mẹ là lời của ai, bộc lộ cảm xúc gì? Nêu cảm nhận chung của em sau khi đọc bài thơ.
Trả lời:
Bài thơ Mẹ là lời của tác giả. Bài thơ bộc lộ những tình cảm của tác giả đối với mẹ của mình. Đặc biệt, bài thơ thể hiện được tình yêu thương và sự xót xa của tác giả đối với mẹ, nhất là khi mẹ ngày càng già đi.
Cảm nhận chung của em sau khi đọc bài thơ: Bài thơ đã cho ta thấy thời gian tác động đến con người nhiều như thế nào. Con người với quy luật ngày càng lớn lên, càng già đi và sẽ có một ngày đi về với đất mẹ, để lại trên cuộc đời những người thân yêu, ruột thịt. Do đó, khi chúng ta vẫn còn sống, còn nhìn thấy nhau thì hãy yêu thương và trân quý nhau nhiều hơn.
Câu 3 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chỉ ra những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
Trả lời:
Từ ngữ dùng để nói về “mẹ” |
Từ ngữ dùng để nói về “cau” |
Còng/ bạc trắng/ngày một thấp/ |
Thẳng/xanh rờn/ngày càng cao |
=> Để thể hiện hình tượng "mẹ" và "cau", tác giả sử dụng những biện pháp tu từ: so sánh và đối lập. Nó có tác dụng làm nổi bật sự già yếu của mẹ, tạo ấn tượng với người đọc về hình ảnh, cảm xúc trong bài thơ.
Câu 4 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chỉ ra và phân tích các từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của con người dành cho mẹ ở hai khổ thơ cuối bài.
Trả lời:
Những câu thơ thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ:
+ Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ
- Phân tích: 2 câu thơ đầu trong khổ thơ, tác giả sử dụng hình ảnh miếng cau khô thiếu sức sống để so sánh với người mẹ đã già yếu theo thời gian. Từ đó, tác giả bộc lộ cảm xúc thương xót mẹ trong các câu thơ tiếp theo.
+ Ngẩng hỏi trời vậy
Sao mẹ ta già?
- Phân tích: Từ tình thương yêu tác giả dành cho mẹ, người con không đành lòng và không thể chấp nhận được sự thật là mẹ đã già vậy lên muốn gào thét lên, muốn phản kháng lại quy luật của tự nhiên.
- Em hiểu nội dung của hai dòng thơ cuối bài:
Không một lời đáp
Mây bay về xa
Quy luật sinh, lão, bệnh, tử là quy luật của tự nhiên không thể thay đổi. Hình ảnh Mây bay về xa cũng giống như một ngày nào đó người mẹ sẽ rời xa người con để đi về một phương xa khác. Điều này làm cho câu thơ và cả bài thơ mang một nỗi buồn man mác.
Câu 5 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc họa người mẹ, em có ấn tượng sâu sắc nhất với hình ảnh nào? Tại sao?
Trả lời:
Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc họa hình tượng người mẹ, em thích nhất hình ảnh "Mẹ - đầu bạc trắng". Tại vì nó gợi cho em nhớ đến hình ảnh những bà tiên hiền lành trong các câu chuyện cổ tích luôn luôn giúp đỡ những người yếu thế. Mẹ - cũng chính là bà tiên đáng quý, đáng yêu trong chuyện cổ tích.
Câu 6 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Quan sát người thân trong gia đình của mình qua năm tháng, em thấy người thân có những thay đổi như thế nào? Em có cảm xúc gì khi nhận ra những thay đổi ấy?
Trả lời:
Nhận ra những thay đổi này lòng em không khỏi mang nỗi buồn man mác. Em chỉ mong ông bà, bố mẹ luôn luôn mạnh khỏe để cả nhà sống vui vẻ bên nhau.
B/ Học tốt bài Mẹ
1/ Nội dung chính Mẹ
Nỗi lòng đau đớn xót xa của người con khi thấy hình ảnh mẹ ngày càng hao mòn, lưng còng đi, thấp dần đi và mái đầu bạc mà bất lực.
2/ Bố cục văn bản Mẹ
Chia bài thơ 2 đoạn:
- Đoạn 1: 3 khổ thơ đầu: Hình ảnh đối lập giữa mẹ và cây cau
- Đoạn 2: 2 khổ thơ cuối: Cảm xúc, tâm trạng của con khi nghĩ về mẹ.
3/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Mẹ
- Nội dung:
Bài thơ thể hiện sự xót thương, buồn bã của con khi nghĩ đến mẹ. Qua đó ca ngợi sự hiếu thảo, yêu thương mẹ của con.
- Nghệ thuật:
Giọng điệu thơ tâm tình, sâu sắc, nhẹ nhàng thể hiện tình cảm của con dành cho mẹ
- Thể thơ 4 chữ kết hợp với ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu.
- Biện pháp tu từ so sánh “cau” và “mẹ” xuyên suốt bài thơ.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 7 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn văn 7 Cánh diều (siêu ngắn)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài soạn văn 7 Cánh diều siêu ngắn được biên soạn bám sát sgk Ngữ văn 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều