(Siêu ngắn) Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc (trang 75) - Cánh diều

Bài viết soạn bài Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc trang 75, 76, 77 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 7 Cánh diều giúp học sinh lớp 7 dễ dàng soạn văn 7.

(Siêu ngắn) Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc (trang 75) - Cánh diều

Quảng cáo

1. Định hướng

a.

- Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc: Nêu lên những tình cảm, cảm xúc, những suy nghĩ về thái độ của người viết về con người, sự việc nào đó trong cuộc sống hoặc trong tác phẩm văn học.

b. Để viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc, các em cần chú ý:

- Xác định đối tượng biểu cảm: Con người, sự việc em định viết bài văn biểu cảm là ai hay là gì? Đó là một con người, một sự việc trong đời sống hay trong tác phẩm văn học?

- Suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Con người hoặc sự việc ấy gợi cho em những cảm xúc, tình cảm và những suy nghĩ, bài học gì?

- Lập dàn ý cho bài viết.

- Viết bài văn theo một dàn ý hợp lí; nêu lên những tình cảm, cảm xúc và những suy nghĩ, thái độ của em một cách trung thực.

2. Thực hành

Bài tập (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Viết bài văn biểu cảm về một sự việc hoặc nhân vật mà em có ấn tượng hoặc yêu thích trong đoạn trích “Bạch tuộc” (Véc-nơ) đã học.

Quảng cáo

a. Chuẩn bị

- Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản Bạch tuộc

- Xác định nhân vật hoặc sự việc mà em định viết bài văn biểu cảm.

b. Tìm ý và lập dàn ý

* Tìm ý: Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu văn sau:

- Nhân vật hoặc sự việc gây cho em nhiều ấn tượng trong đoạn trích Bạch tuộc là ai, sự việc nào (giới thiệu nhân vật, sự việc)?

- Nhân vật hay sự việc ấy để lại trong em những tình cảm, cảm xúc gì (yêu thích, cảm động hay buồn bã,…)?

- Nhân vật hay sự việc ấy gợi cho em những suy nghĩ, bài học gì (về những phẩm chất đáng quý, bài học làm người, kinh nghiệm sống,…)?

* Lập dàn ý:

- Mở bài: Nêu tên nhân vật hoặc sự việc trong đoạn trích Bạch tuộc mà em muốn viết bài văn biểu cảm.

- Thân bài: Lần lượt nêu những cảm xúc và suy nghĩ từ khái quát đến các biểu hiện cụ thể:

+ Nêu ấn tượng và cảm xúc chung về nhân vật hoặc sự việc

+ Nêu các biểu hiện cụ thể của tình cảm, suy nghĩ về con người hoặc sự việc.

+ Rút ra bài học từ nhân vật hoặc sự việc vừa nêu.

- Kết bài: Khẳng định lại ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ của em về con người hoặc sự việc được nói đến trong bài văn.

Quảng cáo

c. Viết

- Dựa vào dàn ý đã lập, em hãy viết bài văn biểu cảm về một nhân vật hoặc sự việc trong đoạn trích Bạch tuộc đã học.

* Bài văn tham khảo:

Khi đọc đoạn trích Bạch tuộc, tôi cảm thấy yêu thích. Đặc biệt, sự việc gây ấn tượng nhất cho tôi chính là trận chiến đấu với lũ bạch tượng.

Nhà văn đã khắc họa vô cùng sinh động, khiến cho tôi có cảm giác như được tận mắt chứng kiến trận chiến. Mỗi nhân vật từ thuyền trưởng Nê-mô, giáo sư A-rô-nác hay Nét Len và các thuyền viên đều hiện lên chân thực. Thuyền trưởng Nê-mô đã có sẵn kế hoạch giao chiến với lũ bạch tuộc. Trong cuộc trò chuyện với giáo sư A-rôn-nác, Nê-mô đưa ra quan điểm của cá nhân: “Cho tàu nổi lên mặt nước rồi tiêu diệt sạch lũ quỷ này”. Họ còn cùng nhau bàn bạc dùng vũ khí nào để chiến đấu với bạch tuộc. Cả hai đều là những con người có kiến thức, kinh nghiệm nên nhận ra việc tấn công bằng súng đạn là vô nghĩa. Nê-mô đã đưa ra giải pháp tấn công bằng rìu. Lời lẽ của Nê-mô cho thấy sự điềm tĩnh của nhân vật này: “Đúng là khó. Những viên đạn có điện khi xuyên vào thân bạch tuộc mềm không thể nổ được vì không gặp đủ sức cản. Nhưng ta sẽ tiến công bằng rìu”. Giáo sư A-rô-nác tỏ ra tán thành và đề nghị được giúp đỡ: “Chúng tôi cũng sẽ giúp ngài một tay”, cùng với đó là người cộng sự của ông - Nét Len cũng đã nói: “Và bằng dao nhọn, thưa ngài thuyền trưởng… nếu ngài không từ chối sự giúp đỡ của tôi”. Các thuyền viên cũng đã chuẩn bị sẵn sàng: “Tôi nói rồi cùng với Nê-mô đi đến cầu thang trung tâm. Ở đó đã tập hợp chừng hai mươi người cầm rìu sẵn sàng chiến đầu”. Những câu văn miêu tả cùng đoạn đối thoại trước trận chiến của một thuyền trưởng kinh nghiệm và một giáo sư uyên bác đã khơi gợi cho người đọc sự tò mò, hứng thú về trận chiến phía trước.

Quảng cáo

Và cuộc chiến đã chính thức bắt đầu bằng sự khiêu khích của bạch tuộc. Tác giả đã miêu tả: “tàu đã bật lên rất mạnh, rõ ràng là sức hút của một con bạch tuộc nào đó” , “lập tức, một cái vòi dài trườn xuống dưới thang như một con rắn, còn độ hai chục vòi nữa thì ngoằn ngoèo ở phía trên”. Lúc này, thuyền trưởng Nê-mô đã dùng rìu, chém đứt cái vòi khổng lồ. Một cái vòi khác đang nhấc bổng một thủy thủy lên khiến anh ta bị chới với trên không. Thật may, thuyền trưởng Nê-mô đã lao đến và chặt đứt cái vòi. Tất cả lại tiếp tục chiến đấu. Con bạch tuộc đã phun ra một chất lỏng màu đen khiến mọi người không nhìn thấy gì. Khi họ nhìn thấy mọi thứ bình thường thì con bạch tuộc đã biến mất, mang theo cả một thuyền viên.

Tất cả lại cùng xông đến lũ bạch tuộc với lòng sục sôi căm thù. Chúng lần lượt bị tiêu diệt. Nét Len đã bị một con bạch tuộc quật ngã, nhưng đã được thuyền trưởng Nê-mô cứu sống. Trận chiến kết thúc với cảnh thuyền trưởng Nê-mô khóc thương cho người đồng hương của mình.

Đoạn trích “Bạch tuộc” quả thật vô cùng hấp dẫn. Qua đoạn trích này, tôi cũng đã nhận ra được nhiều bài học giá trị.

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

Tham khảo hướng dẫn kiểm tra và chỉnh sửa đã nêu ở Bài 1, phần Viết, mục d (trang 35).

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn 7 Cánh diều siêu ngắn được biên soạn bám sát sgk Ngữ văn 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên