(Siêu ngắn) Soạn bài Ông đồ (trang 46, 47, 48) - Cánh diều

Bài viết soạn bài Ông đồ trang 46, 47, 48 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 7 Cánh diều giúp học sinh lớp 7 dễ dàng soạn văn 7.

(Siêu ngắn) Soạn bài Ông đồ (trang 46, 47, 48) - Cánh diều

Quảng cáo

A/ Hướng dẫn soạn bài Ông đồ

* Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Ngoài bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ (đã học ở lớp 6), hãy tìm thêm một số bài thơ khác viết theo thể thơ năm chữ.

- Đọc trước bài thơ Ông đồ; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Vũ Đình Liên.

- Tìm hiểu thêm về chữ Nho và nghệ thuật viết chữ Nho (thư pháp).

Trả lời:

- Ngoài bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ (đã học ở lớp 6), em còn biết thêm bài thơ năm chữ nào khác: Ông đồ (Vũ Đình Liên), Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh),...

- Tác giả Vũ Đình Liên (1913 - 1996):

+ Sinh tại Hà Nội, quê gốc ở Hải Dương.

+ Đỗ tú tài năm 1932, từng dạy học ở các trường: trường tư thục Thăng Long, trường Gia Long, trường nữ sinh Hoài Đức để kiếm sống. Ông học thêm trường Luật đỗ bằng cử nhân, về sau làm công chức ở Nha Thương chính (còn gọi là sở Đoan) Hà Nội.

Quảng cáo

+ Năm 1936, ông được biết đến với bài thơ "Ông đồ" đăng trên báo Tinh Hoa.

+ Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.

+ Ngoài sáng tác thơ, ông còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học.

+ Ông đồ là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên. Tuy sáng tác thơ không nhiều nhưng chỉ với bài Ông đồ, Vũ Đình Liên đã có vị trí xứng đáng trong phong trào Thơ mới.

- Chữ Nho, chính xác hơn là chữ Hán (phồn thể) là chữ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Từng là văn tự được sử dụng chung tại các nước như: Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc. Chữ Hán được truyền bá vào Việt Nam với vai trò là văn tự chính thống.

- Nghệ thuật viết chữ Nho (thư pháp):

+ Là nghệ thuật thư pháp lấy chữ Hán làm chất liệu, là một sản phẩm song hành cùng quá trình chữ Hán được truyền bá. Các nước Trung, Nhật, Việt, Triều-Hàn đều từng tồn tại thư pháp chữ Hán.

+ "Thư pháp không phải là việc viết viết chữ đẹp, nó cũng không sinh ra từ những người chỉ học Hán học, thư pháp và viết đẹp đủ lục thư, mà nó chỉ sinh ra từ danh nhân. Danh nhân dù chữ nghĩa có loạc choạc đôi chút, thì chữ nghĩa cũng có thần thái, có đời sống nhân thế ở đó [...]" (Phan Cẩm Thượng - lời giới thiệu sách Lịch sử thư pháp Việt Nam của Nguyễn Sử)

Quảng cáo

* Đọc hiểu

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Xác định vần và nhịp của bài thơ

Trả lời:

- Vần: vần chân cách, vần liền.

- Nhịp thơ: 2/3, 3/2, 1/2/2.

Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Cảnh và người trong hai khổ thơ đầu của bài thơ hiện lên như thế nào?

Trả lời:

Cảnh và người ở phần đầu bài thơ hiện lên:

- Cảnh: đông đúc, tấp nập

- Người: ông đồ già, người thuê viết chữ tấm tắc ngợi khen ông đồ

Câu 3 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong khổ 2, tài năng viết chữ của ông đồ được thể hiện ở chi tiết nào?

Trả lời:

- Tài năng viết chữ của ông đồ được thể hiện ở chi tiết ông được những người thuê viết tấm tắc khen tài: "Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa, rồng bay.".

Quảng cáo

Câu 4 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Từ “nhưng” ở dòng 9 có vai trò gì?

Trả lời:

- Từ "nhưng" ở dòng 9 có vai trò thay đổi nội dung biểu hiện trong bài thơ, cho thấy sự đối lập cảnh và người ở phần đầu với phần sau của bài thơ.

Câu 5 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Các hình ảnh ở khổ thơ cuối có gì khác so với khổ thơ đầu?

Trả lời:

Hình ảnh ở khổ thơ đầu

Hình ảnh ở khổ thơ cuối

Mỗi năm Tết đến đều thấy ông đồ

Năm nay Tết đến không thấy ông đồ

(Siêu ngắn) Soạn bài Ông đồ (trang 46, 47, 48) | Cánh diều

* Sau khi đọc

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Bài thơ Ông đồ viết về ai và về việc gì? Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ? Đó là cảm xúc, suy nghĩ gì?

Trả lời:

- Bài thơ Ông đồ viết về ông đồ già và việc xin chữ đầu năm.

- Chủ thể trữ tình là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ. Cảm xúc, suy nghĩ đó là cảm xúc tiếc, thương cảm và hoài niệm.

Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự nào? Cách trình bày ấy có tác dụng gì?

Trả lời:

- Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự thời gian. Cách trình bày ấy có tác dụng khiến người đọc dễ dàng nắm được mạch tuyến tính của văn bản.

Câu 3 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chỉ ra và phân tích sự khác nhau của hình ảnh ông đồ ở các khổ thơ 1, 2 so với các khổ 3, 4. Sự khác nhau ấy nói lên điều gì?

Trả lời:

Hình ảnh ông đồ ở khổ thơ 1, 2

Hình ảnh ông đồ ở khổ thơ 3, 4

- Bày mực tàu, giấy đỏ bên phố đông người qua

- Được nhiều người thuê viết và được họ tấm tắc khen tài

- Vẫn bày mực tàu, giấy đỏ bên phố đông người nhưng không ai để ý, đoái hoài.

- Không ai thuê viết chữ, chỉ có lá vàng trên giấy giữa trời mưa bụi.

- Sự khác nhau giữa hình ảnh ông đồ ở các khổ thơ 1, 2 so với các khổ thơ 3, 4 nói lên sự thay đổi của xã hội đối với việc xin chữ đầu năm, rộng lớn hơn là sự chuyển mình của xã hội cùng với sự thờ ơ những giá trị đẹp đẽ của rất nhiều lớp người "muôn năm cũ".

Câu 4 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong bài thơ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của những biện pháp đó.

Trả lời:

- Trong bài thơ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ:

+ Nhân hóa: "Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu".

- Tác dụng:

+ Mực và nghiên trở nên có tri giác, có hồn, cũng biết sầu

+ Mực và nghiên có hồn, trở thành vật đại diện cho nghệ thuật thư pháp, có hệ thống quy tắc, lịch sử rõ ràng, có những tinh túy, vẻ đẹp riêng

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, cho thấy việc lãng quên những giá trị truyền thống không chỉ khiến văn hóa mai một, làm buồn lòng những thế hệ trước mà đến cả những vật tưởng như vô tri, vô giác cũng phải buồn.

+ Câu hỏi tu từ:

+ "Người thuê viết nay đâu?"

+ "Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?"

- Tác dụng:

+ Thể hiện sự chê trách những người đã bỏ quên giá trị xưa cũ

+ Khơi gợi cảm nhận và suy nghĩ trong lòng người đọc về những giá trị xưa cũ đang bị lãng quên

Câu 5 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Theo em, những dòng thơ sau tả cảnh hay tả tình? Vì sao?

- Giấy đỏ buồn không thắm;

Mực đọng trong nghiên sầu…

- Lá vàng rơi trên giấy;

Ngoài giời mưa bụi bay.

Trả lời:

- Các câu thơ đều cho thấy nỗi buồn của cảnh vật. Đó là cảnh khiến con người cảm thấy cô đơn. Các câu thơ trên chỉ tả cảnh, không hề có một chữ nào nói đến hình ảnh con người. Nhưng cách tả cảnh này đã cho thấy được tâm trạng của ông đồ trong bức tranh xuân ấy, đồng thời cho thấy được tình cảm, tâm trạng của tác giả Vũ Đình Liên khi nhìn thấy những giá trị truyền thống đang bị mai một. Có thể nói nghệ thuật trong các câu thơ trên chính là tả cảnh ngụ tình.

Như vậy, các câu thơ trên là các câu thơ tả cảnh ngụ tình.

Câu 6 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Qua bài thơ Ông đồ, em hiểu gì về tục “xin chữ” mỗi dịp Tết đến, xuân về? Nếu vẽ minh họa cho bài thơ em sẽ vẽ hình ảnh nào?

Trả lời:

- Tục xin chữ đầu năm thể hiện việc coi trọng chữ nghĩa, tri thức. Xin chữ với hi vọng may mắn, bình an,...

- Nếu vẽ minh họa cho bài thơ, em sẽ chọn vẽ một trong các hình ảnh:

+ Ông đồ ngồi một mình trên phố đông người qua, giữa tiết trời mưa phùn, nhớ lại kỉ niệm về người người đi xin chữ.

+ Hình ảnh năm mới, mọi người vẫn tấp nập nhưng có một sạp viết chữ để trống.

B/ Học tốt bài Ông đồ

1/ Nội dung chính Ông đồ

Tác phẩm khắc họa thành công hình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, đồng thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần đi vào quá khứ, khơi gợi được niềm xúc động tự vấn của nhiều độc giả.

2/ Bố cục văn bản Ông đồ

Chia làm 3 phần:

- Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Hình ảnh ông đồ thời Nho học còn thịnh hành, thịnh thế

- Phần 2 (hai khổ tiếp theo): Hình ảnh ông đồ khi Nho học suy vi (lụi tàn)

- Phần 3: Tâm tư thầm kín, niềm tiếc thương tác giả gửi gắm

3/ Tóm tắt văn bản Ông đồ

Bài thơ thể hiện tình cảnh thất thế, tàn tạ đáng thương của ông đồ. Qua đó, thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Ông đồ

- Nội dung:

Tác phẩm khắc họa thành công hình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, đồng thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần đi vào quá khứ, khơi gợi được niềm xúc động tư vấn của nhiều độc giả

- Nghệ thuật:

+ Bài thơ được viết theo thể thơ ngụ ngôn gồm nhiều khổ

+ Kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng, chặt chẽ

+ Ngôn từ trong sáng bình dị, truyền cảm

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn 7 Cánh diều siêu ngắn được biên soạn bám sát sgk Ngữ văn 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên