(Siêu ngắn) Soạn bài (Nói và nghe trang 54) Trao đổi về một vấn đề - Cánh diều

Bài viết soạn bài Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề trang 54, 55 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 7 Cánh diều giúp học sinh lớp 7 dễ dàng soạn văn 7.

(Siêu ngắn) Soạn bài (Nói và nghe trang 54) Trao đổi về một vấn đề - Cánh diều

Quảng cáo

1. Định hướng

a.

- Để có thể hiểu đúng hơn một vấn đề, các em thường phải trao đổi về vấn đề đó. Vấn đề trao đổi có thể là một hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề văn học: trao đổi về hiện tượng một số người chưa hiếu thảo với ông, bà hoặc cha, mẹ; Trao đổi về nội dung hoặc nghệ thuật của một bài thơ

b. Để trao đổi về một vấn đề, các em cần chú ý:

- Lựa chọn vấn đề cần trao đổi

- Xác định nội dung các ý kiến cần trao đổi

- Trao đổi, thảo luận trong nhóm về vấn đề đó.

- Khi trao đổi, cần nêu rõ cách hiểu hoặc quan điểm của bản thân; đồng thời tôn trọng các ý kiến khác.

2. Thực hành

Câu hỏi (trang 55 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Các văn bản đã học: “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Đoàn Giỏi), “Dọc đường xứ Nghệ” (Sơn Tùng) và “Buổi học cuối cùng” (Đô-đê) đều nói đến những biểu hiện của lòng yêu nước. Ý kiến của em như thế nào?

Quảng cáo

* Chuẩn bị về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh

a. Chuẩn bị

- Xem lại nội dung đọc hiểu bài thơ Tiếng gà trưa

- Xác định những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

b. Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý:

+ Trong bài thơ, em thích hoặc ấn tượng với điều gì nhất?

+ Điều đó được thể hiện ở những yếu tố nào?

+ Vì sao em thích hoặc ấn tượng với điều đó?

- Lập dàn ý:

+ Mở đầu: Nêu điều em thích hoặc ấn tượng nhất ở bài thơ.

+ Nội dung chính: Nêu ý kiến cụ thể của em về các biện pháp tu từ đặc sắc đã xác định ở phần mở đầu.

+ Kết thúc: Khẳng định lại ý kiến của bản thân.

c. Nói và nghe

* Bài nói tham khảo:

Quảng cáo

Trong các bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), Ông đồ (Vũ Đình Liên), Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), em thích nhất bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên. Không hiểu sao, đến với bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên em lại bị cảm thấy thật buồn. Trong khung cảnh mùa xuân tươi mới, màu sắc sống động thì tác giả lại xây dựng lên hình ảnh ông Đồ u buồn, tiều tụy. Ông ngồi cùng bút nghiên buồn tênh, nhớ về những tấp nập xưa kia: bao nhiêu người thuê viết, khen ngợi tài, thảo những nét như phượng múa rồng bay. Những tài năng, tinh hoa văn hóa trước kia được trân trọng giờ bỗng bị phai mờ. Không ai có thể nói trước được rằng liệu năm sau ông Đồ còn ngồi đó để cho chữ nữa hay không? Sự tiếc nuối, hoài niệm của tác giả thật điển hình cho sự chuyển mình của thời đại bấy giờ. Một câu chuyện kể, vừa nhẹ nhàng vừa muốn gửi gắm những thông điệp cho thế hệ trẻ về việc lưu giữ, bảo tồn và phát triển những giá trị cốt lõi về văn hóa của đất nước ta.

Quảng cáo

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn 7 Cánh diều siêu ngắn được biên soạn bám sát sgk Ngữ văn 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên