(Siêu ngắn) Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 1 (lớp 7 trang 122, 123, 124) - Cánh diều
Bài viết soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 1 trang 122, 123, 124 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 7 Cánh diều giúp học sinh lớp 7 dễ dàng soạn văn 7.
(Siêu ngắn) Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 1 (lớp 7 trang 122, 123, 124) - Cánh diều
I. Đọc hiểu
a. Đọc hai khổ thơ sau và chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6):
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(Trích Sang thu – Hữu Thỉnh)
Câu 1 (trang 123 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hai khổ thơ trên có sự kết hợp giữa phương thức biểu cảm và phương thức nào?
A. Tự sự
B. Thuyết minh
C. Miêu tả
D. Nghị luận
Trả lời:
- Đáp án: C
Câu 2 (trang 123 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Các dòng trong hai khổ thơ chủ yếu được ngắt nhịp như thế nào?
A. 2/2/1
B. 2/3
C. 1/2/2
D. 3/2
Trả lời:
- Đáp án: D
Câu 3 (trang 123 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong hai khổ thơ, những tiếng nào bắt vần với nhau?
A. Ổi - se
B. Ngõ – về
C. Vã – hạ
D. Dàng – hạ
Trả lời:
- Đáp án: C
Câu 4 (trang 123 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hai khổ thơ trên viết về điều gì?
A. Sự biến chuyển của đất trời khi thu sang
B. Vẻ đẹp của cây cối khi mùa thu về
C. Nỗi buồn của con người trước cảnh thu
D. Sự vui mừng của tác giả khi mùa thu về
Trả lời:
- Đáp án: A
Câu 5 (trang 123 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Các từ chùng chình, dềnh dàng, vội vã được xếp vào nhóm từ láy nào?
A. Láy âm đầu
B. Láy vần
C. Láy âm đầu và vần
D. Láy âm đầu và thanh
Trả lời:
- Đáp án: A
Câu 6 (trang 123 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong hai khổ thơ trên?
A. So sánh
B. Hoán dụ
C. Nhân hóa
D. Ẩn dụ
Trả lời:
- Đáp án: C
b. Đọc đoạn trích sau và chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 7 đến câu 10):
QUY TẮC VÀNG KHI SỬ DỤNG THANG MÁY
1. Đứng bên phải: Hãy nhớ rằng, khi chờ thang máy, bạn nên đứng cách xa cửa thang máy ở bên phải tối thiểu 1 mét để người bên trong có thể nhanh chóng ra ngoài; chỉ bước vào trong thang máy khi không còn ai bước ra ngoài.
2. Nhấn nút giữ cửa thang máy nếu bạn đứng gần: Có rất nhiều tranh luận xoay quanh vấn đề có nên giữ cửa hay không. Nhưng theo chúng tôi thì có. Bởi trong thang máy, người ở bên trong không dễ dàng gì có thể ra bên ngoài, hãy giữ cửa đến khi chắc chắn không còn ai muốn bước ra hoặc vào trong thang máy nữa.
3. Đừng cố gắng bước vào bên trong thang máy khi thang máy đã chật người.
4. Sẵn sàng nhấn nút cho một người khác: Nếu bạn đứng gần bảng điều khiển, hãy luôn sẵn sàng bấm nút hộ người khác khi họ có nhu cầu.
5. Di chuyển đến phía sau: Khi bước vào thang máy, nhanh chóng vào phía sau, bên trong để mọi người đến sau có thể dễ dàng bước vào. […]
6. Nhanh chóng ra khỏi thang máy: Khi thang máy dừng tầng tại vị trí bạn muốn đến, hãy nhanh chóng bước ra khỏi thang máy một cách trật tự. Nếu bạn ở phía sau, đừng ngại ngần nói rằng: “Xin lỗi, cho tôi nhờ một chút!”. […]
Câu 7 (trang 124 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Văn bản Quy tắc vàng khi sử dụng thang máy nói về vấn đề gì?
A. Giới thiệu các loại thang máy khác nhau
B. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi sử dụng thang máy
C. Giới thiệu những ưu điểm và hạn chế của việc đi thang máy
D. Cảnh báo những nguy hiểm và bất lợi khi đi tháng máy
Trả lời:
- Đáp án: B
Câu 8 (trang 124 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Phương án nào nêu đúng căn cứ để xác định đoạn trích trên là văn bản thông tin giới thiệu về quy tắc của một hoạt động?
A. Nêu lên các biểu hiện đa dạng, phong phú về các loại thang máy
B. Nêu lên các lí do vì sao nên đi thang máy nơi công cộng
C. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi đi thang máy nơi công cộng
D. Nêu lên tác dụng và vai trò của thang máu trong các tòa nhà công cộng.
Trả lời:
- Đáp án: C
Câu 9 (trang 124 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Phương án nào nêu được cách tóm tắt đầy đủ các quy tắc khi đi thang máy?
A. Đọc kĩ tất cả các tiêu đề mở đầu được in đậm ở mỗi mục
B. Đọc kĩ nhan đề của văn bản: Quy tắc vàng khi sử dụng thang máy
C. Đọc kĩ phần mở đầu của văn bản: Đứng bên phải…
D. Đọc kĩ phần kết thúc của văn bản: Nhanh chóng ra khỏi thang máy…
Trả lời:
- Đáp án: A
Câu 10 (trang 124 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Thông tin quan trọng được nêu trong đoạn trích trên là gì?
A. Yêu cầu các tòa nhà chung cư hiện đại cần có thang máy
B. Yêu cầu về không gian và thời gian khi sử dụng thang máy
C. Cần chú ý các quy tắc khi sử dụng thang máy nơi công cộng
D. Cần chú ý quy định về phòng, chống cháy nổ khi sử dụng thang máy
Trả lời:
- Đáp án: C
II. Viết
Chọn một trong hai đề sau để viết thành đoạn văn hoặc bài văn ngăn:
Đề 1. Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7, tập một mà em có ấn tượng và yêu thích.
Đề 2. Nêu suy nghĩ và cảm xúc của em sau khi đọc hai khổ thơ trích từ bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh) nêu trên.
Trả lời:
Đề 1. Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7, tập một mà em có ấn tượng và yêu thích.
* Bài mẫu tham khảo:
Đến với “Người thầy đầu tiên”, Ai-tơ-ma-tốp gửi gắm bài học giá trị. Nổi bật trong truyện là nhân vật cô bé An-tư-nai.
Hoàn cảnh sống của nhân vật An-tư-nai hiện ra qua cuộc trò chuyện giữa các bạn nhỏ và thầy Đuy-sen. An-tư-nai là một cô bé mồ côi, sống cùng chú thím. Họ đối xử với cô bé rất tàn nhẫn, thậm chí còn bán cô cho bọn nhà giàu. cô bé không chỉ sống trong sự thiếu thốn về vật chất mà còn thiếu thốn cả tình yêu thương.
Dù vậy, An-tư-nai vẫn có những phẩm chất tốt đẹp. Tác giả xây dựng nhân vật này chủ yếu qua lời nói, hành động để làm nổi bật lên tính cách. Trước tiên, An-tư-nai có một tấm lòng lương thiện, tốt bụng. Khi chứng kiến thầy Đuy-sen bị lũ nhà giàu trú trên núi xúc phạm, cô bé tỏ ra căm ghét đến mức có hành động như “nắm lấy cương ngựa và quát thẳng vào những bộ mặt láo xược của họ”. Khi biết được những hành động của thầy Đuy-sen làm cho học trò như vất vả trữ củi để sưởi ấm lớp học, An-tư-nai không ngần ngại mà trút lại ki-giắc ở trường. Giữa trời đông buốt giá, cô bé cũng cùng với thầy Đuy-sen lấy đá và tảng đất cỏ tạo thành các ụ nhỏ trên lòng suối, giúp các em nhỏ đi lại thuận tiện và an toàn.
Nhờ có sự giúp đỡ của thầy Đuy-sen, An-tư-nai đã được đi học. Và không phụ tấm lòng đó, cô bé luôn chăm chỉ học hành. An-tư-nai cũng luôn yêu mến, biết ơn thầy Đuy-sen về những điều thầy đã làm cho cô bé. An-tư-nai cũng tự bộc lộ rằng trong suy nghĩ rằng: “Tất cả đám học sinh chúng tôi đứa nào cũng yêu mến thầy”. Sau này, khi An-tư-nai đã trưởng thành, trở thành một bà viện sĩ nhưng trong tâm trí của cô bé vẫn luôn khắc sâu hình ảnh người thầy đầu tiên, cùng những lời dạy bảo của thầy. An-tư-nai đã nhờ nhân vật “tôi” kể lại câu chuyện về thầy Đuy-sen để có thể truyền cảm hứng cho mọi người - “không phải chỉ riêng bà con trong làng mà nói chung mọi người, nhất là tuổi trẻ, đều cần biết câu chuyện này”.
An-tư-nai còn có một bản lĩnh, ý chí kiên cường. Dù có hoàn cảnh gia đình khó khăn, tuổi thơ phải chịu nhiều bất hạnh nhưng cô bé vẫn có tinh thần lạc quan, nỗ lực cố gắng. Dưới sự dạy bảo, giúp đỡ của thầy Đuy-sen, An-tư-nai đã có cơ hội tới thành phố học tập. Tại đây, An-tư-nai nỗ lực học tập và đã trở thành một viện sĩ.
Nhân vật An-tư-nai hiện lên mang những phẩm chất đẹp đẽ, đáng ngưỡng mộ. Qua nhân vật này, tác giả cũng muốn gửi gắm nhiều thông điệp giá trị.
Đề 2. Nêu suy nghĩ và cảm xúc của em sau khi đọc hai khổ thơ trích từ bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh) nêu trên.
* Bài viết tham khảo:
Với một đoạn thơ ngắn vẻn vẹn hai khổ mà nhà thơ đã dựng lại một bức tranh nồng đượm hơi ấm cuộc đời, hơi ấm quê nhà. Những hình ảnh sang thu thân quen, giản dị mà tươi tắn, sống động.
Nếu mùa xuân là mùa hội tụ của những bàn tay nghệ sĩ tài hoa thì mùa thu bước vào trong thơ ca cũng tự nhiên và gần gũi. Trước đây, Nguyễn Khuyến nổi tiếng với ba bài thơ thu: “Thu điếu”, “Thu vịnh, Thu ẩm", sau này Xuân Diệu có “Đây mùa thu tới”. Nhỏ nhẹ, khiêm nhường, Hữu Thỉnh cũng góp vào cho mùa thu đất nước một góc quê hương sang thu:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu."
Đoạn thơ có cái hương vị ấm nồng của chớm thu ở một miền quê nhỏ. Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra là hương vị ổi pha trong gió. Mùi hương quê nhà mộc mạc được gió đưa trong không gian cứ lan tỏa, thoang thoảng bay. Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ: “bỗng nhận ra". Một sự bất ngờ mà như đã đợi sẵn, đợi từ lâu rồi, để giờ đây có dịp là buông ra ngay. Trong số chúng ta chắc chắn không ai chưa một lần nếm vị ổi: giòn ngọt, chua chua nơi đầu lưỡi. Cái dư vị của hương thơm đó cứ vấn vít vương lại trong ta khi chợt đọc câu thơ của Hữu Thỉnh. Có hương ổi, và gió, và sương. Những hạt sương thu mềm mại, ươn ướt giăng màn qua ngõ. Mùa thu lại về. Mùa thu mang theo hương quê và mang theo sương mờ ướt lạnh. Dường như có thêm sương nên thu dễ nhận ra hơn. “Sương chùng chình qua ngõ", “chùng chình" hay là đợi chờ gì đây? Cứ dần dần như thế, cứ nhẹ nhàng, mềm mại như thế, thu đến tự lúc nào không hay. “Hình như thu đã về" nhà thơ giật mình, hơi bối rối. Tự bao giờ nhỉ? Thu về? Từ hương ổi hay từ gió, hay từ sương? Hữu Thỉnh cũng hơi ngỡ ngàng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Thu về, thu lại về trên quê hương, trên những con đường bờ đê và trên cả những con sông, cánh chim trời.
Cái bỡ ngỡ ban đầu vụt tan biến đi nhường chỗ cho sự rung cảm mãnh liệt trước mùa thu:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu."
Con sông quê hương dâng nước chở mùa thu. Những cánh chim bay vội vã. Thật lạ lùng mùa thu! Nơi thì “chùng chình”, "dềnh dàng”, mà nơi thì “vội vã", hối hả... Nhưng tất cả đều với một cảm giác mới mẻ, xôn xao khi mùa thu về. Không còn cái gay gắt của mùa hè nóng nực, chỉ còn lại một bầu không gian ẩm ướt và se lạnh. Một thoáng rối lòng để rồi nhường lại cho thu. Mùa thu vừa chớm rất nhẹ, rất dịu, rất êm, mơ hồ như cả đất trời đang rùng mình thay áo mới. Hữu Thỉnh không tả trời thu “xanh ngắt mấy tầng cao” như Nguyễn Khuyến mà chỉ điểm vào bức tranh thu một chút mây vương lại của mùa hè vừa qua:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu''
Mây trời vắt nửa mình sang thu. Lối diễn đạt của nhà thơ thật độc đáo. Hình như trong đám mây đó còn lại một vài làn nắng ấm mùa hè nên mới "vắt nửa mình” thu về làm cho bao cảnh vật đổi thay và đám mây cũng khác lạ.
Với một đoạn thơ ngắn vẻn vẹn hai khổ mà nhà thơ đã dựng lại một bức tranh nồng đượm hơi ấm cuộc đời, hơi ấm quê nhà. Những hình ảnh sang thu thân quen, giản dị mà tươi tắn, sống động. Với những từ ngữ lấp láy: “chùng chình", “vội vã", “dềnh dàng”, và một giọng thơ vừa có thoáng ngỡ ngàng, vừa vui sướng. Hữu Thỉnh đã đưa ta về một miền quê dân dã mà ấm áp tình người.
“Sang thu” - một hình ảnh quê hương tự nó đã tôn thêm vẻ đẹp cho đất nước, cho quê nhà, cho đồng quê trong mùa thu chung của cả đất trời Việt Nam.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 7 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn văn 7 Cánh diều (siêu ngắn)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài soạn văn 7 Cánh diều siêu ngắn được biên soạn bám sát sgk Ngữ văn 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều