(Siêu ngắn) Soạn bài Bạch tuộc - Cánh diều

Bài viết soạn bài Bạch tuộc trang 60, 61, 62, 63, 64 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 7 Cánh diều giúp học sinh lớp 7 dễ dàng soạn văn 7.

(Siêu ngắn) Soạn bài Bạch tuộc - Cánh diều

Quảng cáo

A/ Hướng dẫn soạn bài Bạch tuộc

* Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc truyện khoa học viễn tưởng, các em cần chú ý:

+ Tác giả viết về ai, về sự kiện (đề tài) gì?

+ Những yếu tố nào của văn bản cho biết tính chất tưởng tượng về một tương lai rất xa so với thời điểm tác phẩm ra đời?

+ Những yếu tố nào cho thấy người viết có những hiểu biết và dựa vào thành tựu của khoa học, không có các yếu tố thần kì, siêu nhiên như truyền truyền thuyết, cổ tích?

- Đọc trước đoạn trích Bạch thuộc và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Giuyn Véc-nơ, một trong những người được coi là “cha đẻ” của thể loại truyện khoa học viễn tưởng.

- Tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển của Véc-nơ ra đời năm 1870. Khi đó, tàu ngầm mới đang được thử nghiệm ở mức độ sơ khai, bạch tuộc cũng chỉ mới được một số người đi biển bắt gặp. Nội dung sau đây tóm tắt bối cảnh của đoạn trích:

Quảng cáo

Giáo sư A-rôn-nác cùng anh bạn giúp việc vui tính Công-xây (Conseil) là những người say mê khám phá sinh vật biển. Họ đã quyết định khám phá bí mật của quái vật biển. Được sự giúp đỡ của anh chàng thợ săn cá voi siêu hạng Nét Len (Ned Land), họ đã sẵn sàng cho một cuộc đi săn mà không biết có bao điều nguy hiểm đang chờ đợi mình ở phía trước. Rồi bất ngờ, ba người bị bắt làm tù binh trên chiếc tàu của thuyền trưởng Nê-mô. Bất đắc dĩ, họ phải tham gia chuyển hành trình trên biển dài ngày. Một thế giới kì thủ của đại dương đã hiện ra cùng cuộc phiêu lưu của đoàn thám hiểm và thuyền trưởng Nê-mô: tham gia chuyến đi săn dưới đáy biển, thoát khỏi cá mập nguy hiểm, chạy trốn những người thổ dân, khai thác kim cương dưới đáy biển, khám phá nhiều vùng đất mới và cuối cùng là mắc kẹt trong núi băng ở Bắc Cực,... Chiến đấu với những con bạch tuộc khổng lồ là một trong những cuộc phiêu lưu đó.

Trả lời:

- Tác giả viết về trận chiến giữa người trên tàu No-ti-lớt và những con bạch tuộc.

- Những yếu tố của văn bản cho biết tính chất tưởng tượng về một tương lai rất xa so với thời điểm tác phẩm ra đời: Tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển của Véc-nơ ra đời năm 1870. Khi đó, tàu ngầm mới đang được thử nghiệm ở mức độ sơ khai; bạch tuộc cũng chỉ mới được một số người đi biển bắt gặp.

- Những yếu tố cho thấy người viết có những hiểu biết và dựa vào thành tựu của khoa học, không có các yếu tố thần kì, siêu nhiên như truyền truyền thuyết, cổ tích: chiếc tàu ngầm no-ti-lớt thô sơ (tác giả tưởng tượng tàu ngầm hiện đại), con bạch tuộc có những cái râu dài.

Quảng cáo

- Thông tin về tác giả Giuyn Véc-nơ:

+ Giuyn Véc-nơ (1828-1905) là nhà văn Pháp nổi tiếng, là người đi tiên phòng trong thể loại truyện khoa học viễn tưởng và được coi là một trong những “cha đẻ” của thể loại này.

+ Một số tác phẩm nổi tiếng: Hành trình vào tâm Trái Đất (1864), Hai vạn dặm dưới đáy biển (1870), Vòng quanh thế giới trong 80 ngày (1873). Các tác phẩm của ông được dịch nhiều thứ 3 trên thế giới và những tác phẩm của ông được chuyển thành phim nhiều lần.

* Đọc hiểu

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

Câu 1 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Từ nhan đề Bạch tuộc, em hãy dự đoán nội dung chính của văn bản.

Trả lời:

- Từ nhan đề Bạch tuộc, em dự đoán nội dung chính của văn bản sẽ có liên quan đến con bạch tuộc. Đó có thể là trận chiến với bạch tuộc, hoặc là sự phát hiện ra loài bạch tuộc,...

Quảng cáo

Câu 2 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Lời kể của nhân vật “tôi” ở đây có tác dụng gì?

Trả lời:

- Lời kể của nhân vật "tôi" ở đây có tác dụng giới thiệu về con bạch tuộc.

Câu 3 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý các số từ trong phần này.

Trả lời:

- Số từ: sáu mét, tám vòi, hai hàm răng như mỏ vẹt.

Câu 4 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hình dung con bạch tuộc qua miêu tả của nhân vật “tôi”.

Trả lời:

- Qua miêu tả của nhân vật tôi, bạch tuộc là con quái vật khổng lồ mắt màu xanh, thân hình thoi và đổi màu từ xám sang nâu đỏ. Con bạch tuộc dài chừng 8m, có 8 râu dài uốn cong, hàm răng nhọn rung lên bần bật, thân hình là khối thịt tầm 20, 25 tấn.

Câu 5 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chuyện gì xảy ra với con tàu?

Trả lời:

- Con tàu bị mắc kẹt, chân vịt không thể quay được nữa.

Câu 6 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm hiểu nghĩa của từ “giáp chiến”.

Trả lời:

- Giáp chiến: giáp là tiếp giáp, chiến là đánh, giáp chiến có nghĩa là đánh nhau gần.

Câu 7 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý hành động của các nhân vật.

Trả lời:

Nét

Cầm dao nhọn, xông đến, phóng lao nhọ, phóng mũi lao vào kẻ thù.

Tôi và Công-xây

Cầm rìu, lao tới

Nê-mô

Lấy rìu chặt phăng cái vòi, chặt đứt luôn cái vòi, lao tới.

Câu 8 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Cuộc giáp chiến kết thúc thế nào?

Trả lời:

- Cuộc giáp chiến kéo dài mười lăm phút. Lũ bạch tuộc chiến bại, phần bị chết, phần bị thương, cuối cùng phải bỏ chiến trường mà lặn xuống biển sâu.

Câu 9 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tại sao mắt Nê-mô ứa lệ.

Trả lời:

Mắt Nê-mô ứa lệ vì một con bạch tuộc đã dùng vòi quấn chặt lấy một thủy thủ. Sau khi chỉ còn một chiếc vòi quấn chặt lấy thủy thủ ấy, nó đã lặn xuống biển sâu. Người thủy thủ đã vĩnh viễn ra đi.

(Siêu ngắn) Soạn bài Bạch tuộc | Cánh diều

* Sau khi đọc

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Đoạn trích Bạch tuộc kể về sự kiện gì? Theo em, tình huống nào trong văn bản được mô tả hấp dẫn nhất?

Trả lời:

- Đoạn trích Bạch tuộc kể lại sự kiện chiến đấu của những người trên tàu ngầm No-ti-lớt với những con bạch tuộc.

- Theo em, tình huống hấp dẫn nhất được mô tả trong văn bản là tình huống Nét Len bị một con bạch tuộc quật ngã, trong gang tấc anh đã được Nê-mô giải cứu.

Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu ra một số chi tiết cho thấy trí tưởng tượng rất phong phú của nhà văn về bạch tuộc.

Trả lời:

Một số chi tiết trong văn bản cho thấy trí tưởng tượng rất phong phú của nhà văn về bạch tuộc:

- Bạch tuộc có đuôi và đuôi có thể mọc lại.

- Khối thịt của bạch tuộc nặng chừng hai mươi, hai lăm tấn.

- Mực đen của bạch tuộc không gây hại cho con người.

Câu 3 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Những chi tiết nào trong văn bản Bạch tuộc cho thấy người viết có những hiểu biết dựa vào thành tựu của khoa học?

Trả lời:

Những chi tiết nào trong đoạn trích Bạch tuộc cho thấy người viết có những hiểu biết dựa vào thành tựu khoa học:

- Đi biển bằng tàu ngầm.

- Đèn trên boong tàu phát sáng.

Câu 4 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Lòng dũng cảm, tình yêu thương và tinh thần đồng đội được thể hiện trong câu chuyện như thế nào?

Trả lời:

- Mọi người dùng rìu và dao nhọn để chiến đấu với bạch tuộc.

- Khi một thủy thủ bị bạch tuộc quấn, mọi người đã lao vào chặt các vòi của nó.

- Nê-mô cứu thoát Nét Len trong gang tấc. Giáo sư A-rôn-nác cũng lao vào cứu Nét Len.

- Nê-mô ứa lệ khi thủy thủ bị bạch tuộc quấn mãi mãi ở dưới lòng đại dương.

Câu 5 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nhân vật nào trong đoạn trích Bạch tuộc để lại cho em nhiều ấn tượng nhất? Hãy miêu tả (khoảng 4 – 5 dòng) hoặc vẽ trên giấy chân dung nhân vật này.

Trả lời:

- Nhân vật nào trong đoạn trích Bạch tuộc để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là nhân vật giáo sư A-rôn-nác.

- Miêu tả chân dung nhân vật này: Trong tưởng tượng của em, giáo sư A-rôn-nác là một người uyên bác. Ông có một bộ râu quai nón cùng mái tóc xoăn đẹp đẽ. Người ông hơi mập mạp. Ông đeo kính, hay đọc sách, ghi chép những điều mình suy nghĩ và khám phá được. Ông cũng rất thân thiện, cởi mở với mọi người. Dựa vào hiểu biết của mình, ông đã giảng giải nhiều kiến thức cho người khác.

Câu 6 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Từ câu chuyện trên, em rút ra bài học gì khi gặp những tình huống khó khăn và thử thách nguy hiểm trong cuộc sống?

Trả lời:

- Từ câu chuyện trên, em rút ra bài học khi gặp những tình huống khó khăn và thử thách nguy hiểm trong cuộc sống cần phải hiểu được khó khăn, thử thách, phải dũng cảm đối đầu và sẽ nhờ cậy người khác khi thực sự cần sự trợ giúp.

B/ Học tốt bài Bạch tuộc

1/ Nội dung chính Bạch tuộc

Trận chiến quyết liệt của đoàn thủy thủ với những con bạch tuộc khổng lồ.

2/ Bố cục văn bản Bạch tuộc

Chia văn bản thành 2 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “Nét la lên”: Cuộc trò chuyện của A-rôn-nát, Công-xây và Nét - Len về con quái vật biển “bạch tuộc”

- Đoạn 2: Còn lại: Trận “giáp chiến” giữa những người trên tàu ngầm và quái vật biển “bạch tuộc”

3/ Tóm tắt văn bản Bạch tuộc

Đoạn trích kể về cuộc chiến đấu mạnh mẽ dũng cảm giữa giáo sư A-rôn-nác và những người đồng hành trên con tàu No-ti-lớt và lũ quái vật “bạch tuộc”. Trong trận chiến đó bằng sự thông minh, mưu trí, dũng cảm những con người đã chiến thắng được bọn “bạch tuộc” nhưng cũng thật buồn vì lũ bạch tuộc đã cướp đi người thủy thủ xấu số vào đại dương mênh mông.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Bạch tuộc

- Nội dung:

+ Văn bản ca ngợi sự say mê tìm tòi nghiên cứu khoa học của Giáo sư A-rôn-nát, Công-xây và Nét-Len. Họ là những người không ngại hiểm nguy đe dọa để tìm hiểu về các loài sinh vật biển và những điều thú vị nơi đây.

+ Đồng thời ca ngợi, tự hào về sự thông minh mưu trí của con người. Với sức mạnh và trí tuệ con người sẽ chiến thắng bất kì loại quái vật nào.

- Nghệ thuật:

+ Nghệ thuật dựng cảnh độc đáo, thu hút hấp dẫn người đọc.

+ Tình huống truyện đặc biệt.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn 7 Cánh diều siêu ngắn được biên soạn bám sát sgk Ngữ văn 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên