(Siêu ngắn) Soạn bài (Nói và nghe trang 96) Thảo luận nhóm về một vấn đề - Cánh diều

Bài viết soạn bài Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề trang 96, 97, 98 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 7 Cánh diều giúp học sinh lớp 7 dễ dàng soạn văn 7.

(Siêu ngắn) Soạn bài (Nói và nghe trang 96) Thảo luận nhóm về một vấn đề - Cánh diều

Quảng cáo

1. Định hướng

a.

- Ở Bài 3 các em đã được học và luyện tập cách thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi. Bài này tiếp tục rèn luyện kĩ năng thảo luận nhóm. Để thực hiện thảo luận nhóm, các em cần xem lại nội dung mục Định hướng đã nêu ở Bài 3 (trang 77).

2. Thực hành

Bài tập (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Có người cho rằng, phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Trích tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”) của Đoàn giỏi nghĩa là kể lại câu chuyện về nhân vật ấy. Em sẽ nêu ý kiến như thế nào trong buổi thảo luận nhóm?

a. Chuẩn bị

- Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng ở Bài 1 và các yêu cầu phân tích nhân vật Võ Tòng đã nêu ở phần Viết.

- Tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa kể lại câu chuyện về nhân vật và phân tích đặc điểm nhân vật.

- Xác định các điểm thống nhất và các điểm còn gây tranh cãi.

- Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video,… và máy chiếu, màn hình (nếu có)

b. Tìm ý và lập dàn ý

* Tìm ý: Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi:

- Kể lại câu chuyện  về nhân vật là thế nào?

- Phân tích đặc điểm nhân vật là gì?

- Hai yêu cầu (kể lại và phân tích) có gì giống nhau và khác nhau?

- Điểm nào cần trao đổi để thống nhất ý kiến?

* Lập dàn ý: Lập dàn ý cho bài nói bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

Mở đầu:

- Nêu vấn đề: Việc kể lại câu chuyện về Võ Tòng và phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng có gì giống nhau và khác nhau?

Nội dung chính:

- Nêu tóm tắt yêu cầu của việc kể lại câu chuyện về nhân vật và phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng. Tham khảo bảng sau:

+ Kể lại câu chuyện về nhân vật

• Dựa vào sự việc trong văn bản để kể lại diễn biến của câu chuyện đã xảy ra với nhân vật Võ Tòng.

• Không cần nêu nhận xét về nhân vật Võ Tòng.

+ Phân tích đặc điểm nhân vật

• Giới thiệu, mô tả những nét tiêu biểu của nhân vật như: lai lịch, hình dáng, suy nghĩ, lời nói, việc làm,…

• Nêu nhận xét của người viết về nhân vật Võ Tòng.

- Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau của hai yêu cầu nêu trên.

+ Giống nhau: Đều dựa vào sự việc và chi tiết về nhân vật Võ Tòng trong văn bản.

+ Khác nhau:

• Kể lại câu chuyện cần khách quan, không thêm bớt và không cần nêu nhận xét của người kể lại.

• Phân tích đặc điểm nhân vật cần có ý kiến, lí lẽ và nhận xét của người nói.

• Kể lại thuộc kiểu văn bản tự sự còn phân tích nhân vật thuộc kiểu văn bản nghị luận.

Kết thúc:

- Khẳng định lại sự giống nhau và khác nhau giữa kể lại câu chuyện về nhân vật và phân tích đặc điểm nhân vật.

Quảng cáo

c. Nói và nghe:

* Bài nói tham khảo:

Xin chào các bạn, tôi là Hà My, học sinh lớp 7E. Hôm nay tôi sẽ trình bày ý kiến của mình về nhận định sau: Có người cho rằng: Phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (trích tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”) của Đoàn Giỏi nghĩa là kể lại câu chuyện về nhân vật ấy. Tôi không đồng ý với ý kiến này.

Việc kể lại câu chuyện về Võ Tòng và phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng tuy đều có điểm chung là kể lại các sự kiện đã xảy ra nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nếu khi kể câu chuyện về Võ Tòng, người viết chỉ cần nêu ra các sự kiện thì khi phân tích đặc điểm nhân vật, bài viết cần nêu lên những đánh giá, quan điểm cá nhân.

Kể lại câu chuyện về nhân vật nghĩa là dựa vào các sự việc trong văn bản để kể lại diễn biến của câu chuyện đã xảy ra với nhân vật Võ Tòng. Người viết chỉ cần liệt kê các sự kiện đã xảy ra mà không cần nêu lên quan điểm về nhân vật.

Phân tích đặc điểm nhân vật là giới thiệu, mô tả những nét tiêu biểu của nhân vật như lai lịch, xuất thân, hình dáng bên ngoài, suy nghĩ, lời nói và việc làm. Sau khi liệt kê các sự kiện, người viết cần nêu lên những nhận xét, ý kiến của mình về nhân vật Võ Tòng.

Quảng cáo

Điểm giống nhau của kể câu chuyện và phân tích đặc điểm nhân vật là đều dựa vào các sự việc và chi tiết về nhân vật Võ Tòng trong văn bản.

Tuy nhiên, hai loại bài viết này không giống nhau. Bài viết kể lại câu chuyện về nhân vật yêu cầu tiêu chí khách quan, không thêm bớt và cũng không cần nêu lên nhận xét, quan điểm của người viết. Trong khi đó, phân tích đặc điểm nhân vật cần đan xen các ý kiến và lí lẽ của người nói, người viết. Kể lại thuộc kiểu văn bản tự sự còn phân tích nhân vật lại thuộc văn bản nghị luận.

Tóm lại, kể lại câu chuyện và phân tích đặc điểm nhân vật đều cần dựa vào những diễn biến xảy ra trong tác phẩm nhưng hai bài viết này không cùng loại. Kể lại câu chuyện thuộc kiểu tự sự, chỉ cần nhắc lại sự việc. Còn phân tích đặc điểm nhân vật là văn bản nghị luận, cần có sự đan xen các ý kiến, lý lẽ của người nói, người viết.

Trên đây là phần trình bày của tôi về vấn đề được đặt ra. Rất mong nhận được dự đóng góp của thầy cô và các bạn để bài nói hoàn thiện hơn.

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

- Tham khảo hướng dẫn kiểm tra và chỉnh sửa đã nêu ở Bài 3, phần Nói và nghe mục d (trang 78).

Quảng cáo

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn 7 Cánh diều siêu ngắn được biên soạn bám sát sgk Ngữ văn 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên