(Siêu ngắn) Soạn bài (Nói và nghe trang 114) Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi - Cánh diều
Bài viết soạn bài Nói và nghe: Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi trang 114, 115, 116 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 7 Cánh diều giúp học sinh lớp 7 dễ dàng soạn văn 7.
- Soạn bài Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi (hay nhất)
- Top 30 bài giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động
- (Kết nối tri thức) Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động (ngắn nhất)
- (Chân trời sáng tạo) Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động (ngắn nhất)
(Siêu ngắn) Soạn bài (Nói và nghe trang 114) Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi - Cánh diều
1. Định hướng
a.
- Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi: Trình bày cho người nghe những quy định mà các thành viên tham gia hoạt động hay trò chơi ấy cần tôn trọng và chấp hành.
b.
- Những lưu ý để giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi:
+ Lựa chọn một hoạt động hay trò chơi
+ Tìm hiểu các quy tắc, luật lệ của hoạt động hay trò chơi đã chọn
+ Lập dàn ý cho bài nói của mình
+ Trình bày ý kiến cho dàn ý; chú ý đến điệu bộ, cử chỉ,…
- Bảo đảm thời gian trình bày, biết lắng nghe ý kiến của người khác.
2. Thực hành
Bài tập (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Dựa vào văn bản “Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang, giới thiệu một số quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang hoặc ở địa phương em.
Chuẩn bị (về hoạt động đấu vật ở Bắc Giang) |
- Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang. - Tìm hiểu các thông tin liên quan đến quy tắc của hoạt động đấu vật. - Xem lại nội dung, yêu cầu thuyết minh và quy tắc, luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động đã nêu ở phần Viết. - Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video,… và máy chiếu, màn hình (nếu có). |
Tìm ý và lập dàn ý |
- Tìm ý: + Hoạt động đấu vật được nói tới trong bài diễn ra ở đâu? + Mục đích của thi đấu vật là gì? Những ai tham gia một trận đấu vật? + Có những quy định gì về hoạt động đấu vật? + Trình tự tiến hành hoạt động đấu vật như thế nào? + Giá trị và ý nghĩa của hoạt động đấu vật là gì? - Lập dàn ý: + Mở bài: Giới thiệu hoạt động + Nội dung chính: Giới thiệu cụ thể các quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật theo một trật tự nhất định. + Kết thúc: Nêu giá trị và ý nghĩa của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang nói riêng và đấu vật truyền thống của dân tộc nói chung. |
c. Nói và nghe
- Người nói:
+ Dựa vào dàn ý để trình bày, giải thích về quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang.
+ Trình bày bằng lời, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ, cử chỉ và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.
- Người nghe:
+ Tập trung lắng nghe ý kiến của người khác
+ Nhận xét được những điểm mạnh, điểm yếu về cách thức trình bày của người nói.
+ Đưa ra ý kiến để trao đổi, thảo luận.
* Bài nói tham khảo:
Tôi sinh ra và lớn lên ở Bắc Giang nên tôi rất yêu và tự hào về quê mình. Sẽ có rất nhiều điều để kể về Bắc Giang nhưng tôi tự hào nhất là trò chơi dân gian: đấu vật. Hãy cùng tôi tìm hiểu về quy tắc, luật lệ của hoạt động này nhé!
Là một tỉnh miền núi, nhưng Bắc Giang không chỉ nổi tiếng về những di tích lịch sử- văn hoá, danh lam thắng cảnh, mà nơi đây còn nổi tiếng về những trò chơi dân gian truyền thống với nhiều loại hình độc đáo và nội dung phong phú, hấp dẫn. Nằm trong vùng Kinh Bắc trước đây, Bắc Giang vốn là một vùng nông nghiệp điển hình, có nền kinh tế, văn hoá phát triển, đời sống người dân tương đối phong lưu. Dân gian có câu: “Ăn Bắc mặc Kinh”. Đó là thực tế và cũng là cơ sở lý giải vì sao lễ hội Bắc Giang đã xuất hiện và tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử. Trong đó, đấu vật là một trong những hoạt động văn hóa rất đặc sắc của vùng đất Bắc Giang. Có nhiều quy định mà người tham gia cần tôn trọng, tuân thủ trong trò chơi dân gian này.
Để tổ chức một hội vật, cần chuẩn bị và tiến hành những nghi lễ, nghi thức sau: Lựa chọn hai đô thực hiện keo vật thờ; Mở đầu hội vật, hai đô thực hiện keo vật thờ được giới thiệu rất trang trọng; Sau nghi lễ bái tổ, hai đô thực hiện nghi thức xe đài; Nghi thức xe đài hoàn tất, keo vật thờ diễn ra. Trong đó “keo vật thờ” diễn ra theo trình tự thời gian: giới thiệu hai đô, bái tổ, xe đài , keo vật với những quy định nghiêm ngặt: lựa chọn đô vật có tiếng. Để được chọn là đô vật cho keo vật thờ, đô vật phải là đô vật có tiếng trong vùng, được đông đảo công chúng ghi nhận về tài năng đấu vật. Ngoài ra, đô vật đó phải có tài năng đức độ, có bề dày thời gian cống hiến công lao cho phong trào vật trong vùng, được đông đảo công chúng ghi nhận về tài năng đấu vật, có đức độ và cống hiến lớn lao. Thứ hai là Nghi lễ bái tổ: Mở đầu hội vật, hai Đô thực hiện keo vật thờ được giới thiệu rất trang trọng về tên tuổi, địa chỉ, thành tích đã đạt được, những sở trường trong thi đấu… Khi tiếng trống chầu vang lên, hai Đô vật “mình trần đóng khố,” chân quỳ vai sánh, hai tay chắp sườn. Hiệu lệnh của trống chầu tiếp tục điểm, hai đô đứng vươn thẳng, hai tay vẫn chắp sườn nghênh diện. Tiếng trống chầu điểm lần thứ ba, họ chắp tay đồng thời khom lưng “bái tổ” theo thế 3 bước tiến lên, 3 bước lùi xuống. Sau đó, nghi thức “xe đài” ở Bắc Giang đó là những tư thế “đại bàng tung cánh, sư tử vờn cầu”, hay hiền hòa và uốn lượn như “dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ”, “dòng sông Thương nước chảy đôi dòng”. Diễn biến keo vật thờ: Những miếng đánh trong keo vật thờ được thể hiện rất chậm, người xem cảm nhận được như từng nhịp thở: Đâu là miếng bốc, đâu là miếng gồng; hay bất chợt đây là miếng mói, đó là miếng sườn … Tất cả được 2 Đô biểu diễn nhịp nhàng và đẹp mắt. Cái hay của keo vật thờ chính là ở chỗ có thể giới thiệu cho người xem hiểu được phương pháp tấn công và thủ pháp chống đỡ để rồi phản công. Lệ của keo vật thờ thật là khéo léo, khi kết thúc keo vật cả 2 Đô cùng phải thua “lấm lưng trắng bụng”.
Hội vật thường được tổ chức vào ngày hội xuân, đây cũng là thời gian không khí quê hương sôi động vui tươi nhất. Mỗi năm háo hức đón xuân về, hòa mình vào sự sôi động và nét đẹp truyền thống em lại càng thêm yêu và tự hào về quê mình.
d. Kiểm tra và chỉnh sửa
- Người nói: Đối chiếu với dàn ý, tham khảo nhận xét của người nghe để kiểm tra:
+ Nội dung và cách thức trình bày quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật đã đáp ứng được yêu cầu chưa? Cần bổ sung và điều chỉnh những gì?
+ Nhận biết các lỗi về nội dung và cách thức trình bày; có hướng sửa chữa các lỗi trong khi phát biểu, giới thiệu.
- Người nghe:
+ Nắm được nội dung mà người nói giới thiệu, nhất là các quy định, luật lệ của một trận đấu vật; hỏi lại các điểm chưa rõ; bổ sung thêm các nội dung khác nếu thấy người nói nêu chưa đủ;…
+ Rút kinh nghiệm về thái độ khi nghe người nói phát biểu, trình bày (sự tập trung, hướng về người nói, ghi chép và cách chất vất,…)
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 7 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn văn 7 Cánh diều (siêu ngắn)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài soạn văn 7 Cánh diều siêu ngắn được biên soạn bám sát sgk Ngữ văn 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều