Cu(NO3)2 + H2O → Cu + HNO3 + O2 ↑ | Cu(NO3)2 ra Cu | Cu(NO3)2 ra HNO3 | Cu(NO3)2 ra O2

Phản ứng Cu(NO3)2 + H2O hay Cu(NO3)2 ra Cu hoặc Cu(NO3)2 ra HNO3 hoặc Cu(NO3)2 ra O2 thuộc loại phản ứng oxi hóa khử đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về Cu(NO3)2 có lời giải, mời các bạn đón xem:

Cu(NO3)2 + H2O → Cu + 2HNO3 + 1/2 O2

Quảng cáo

Điều kiện phản ứng

- Điều kiện khác: Điện phân dung dịch

Cách thực hiện phản ứng

- Điện phân dung dịch Cu(NO3)2.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Thu được chất rắn màu đỏ và có khí thoát ra ở anot.

Bạn có biết

- Tương tự CuSO4 khi điện phân cũng thu được chất rắn màu đỏ và có khí thoát ra ở anot.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Sau một thời gian điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với điện cực trơ, khối lượng dung dịch giảm 6,4 gam. Khối lượng Cu thu được ở catot là:

A. 5,12 gam      B. 6,4 gam

C. 5,688 gam      D. 10,24gam

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Cu(NO3)2 (x mol) + H2O → Cu + 2HNO3 (x mol) + 1/2 O2 ↑ (x/2 mol)

mgiảm = mCu + mO2 = 64x + 16x = 6,4g

⇒ x = 0,08 mol ⇒ mCu = 5,12g.

Quảng cáo

Ví dụ 2: Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch Cu(NO3)2 (màng ngăn điện cực trơ) là:

A. Cu, O2 và HNO3

B. CuO, H2 và NO2

C. Cu, NO2 và H2

D. CuO, NO2 và O2

Đáp án A

Ví dụ 3: Khi điện phân dung dịch Cu(NO3)2 thì tại anot xảy ra:

A. Sự khử các phân tử H2O.

B. Sự oxi hóa các ion Cu2+.

C. Sự oxi hóa các phân tử H2O.

D. Sự khử các ion Cu2+.

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Anot (+) xảy ra sự oxi hóa.

Có NO3-, H2O.

Do NO3- không bị điện phân nên H2O sẽ bị OXH.

Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

phuong-trinh-hoa-hoc-cua-dong-cu.jsp

Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên