Chữ Nôm lớp 9 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Chữ Nôm lớp 9 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 9.
Chữ Nôm lớp 9 (Lý thuyết, Bài tập)
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 9 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Chữ Nôm là gì?
- Chữ Nôm còn được gọi là Quốc âm hay Quốc ngữ là loại văn tự ngữ tố - âm tiết dùng để viết tiếng Việt. Đây là bộ chữ được người Việt tạo ra dựa trên chữ Hán, các bộ thủ, âm đọc và nghĩa từ vựng trong tiếng Việt.
II. Các giai đoạn phát triển của chữ Nôm
- Giai đoạn hình thành và phát triển:
Ban đầu khi mới xuất hiện, chữ Nôm thuần túy mượn dạng chữ Hán y nguyên để ghi âm tiếng Việt cổ (mượn âm Hán để chép tiếng Quốc âm). Phép đó gọi là chữ “giả tá” (假借). Dần dần phép ghép hai chữ Hán lại với nhau, một phần gợi âm, một phần gợi ý được dùng ngày càng nhiều và có hệ thống hơn. Phép này gọi là “hài thanh” hoặc “hình thanh” (形聲) để cấu tạo chữ mới.
- Trước thế kỉ 15: Người xưa đã bắt đầu sử dụng chữ Nôm để ghi chép lịch sử, văn thơ.
- Thế kỷ 15–17: Chữ Nôm “phồn thịnh”, phần lớn thi văn lưu truyền bằng chữ Nôm.
- Thế kỷ 18–19:
+ Dưới triều đại nhà Tây Sơn, do sự hậu thuẫn của Quang Trung hoàng đế, toàn bộ các văn kiện hành chính bắt buộc phải viết bằng chữ Nôm trong 14 năm, từ 1788 đến 1802. Thời kỳ cuối của chữ Nôm xuất hiện nhiều tác phẩm thi ca như hát nói, thơ hàn luật, song thất lục bát, lúc bát.
+ Đối ngược lại tài liệu văn học thì triết học, sử học, luật pháp, y khoa và ngữ học tuy có được ghi lại bằng chữ Nôm nhưng tương đối ít.
+ Trong những văn bản hành chính thường nhật như sổ sách, công văn, giấy tờ, thư từ, khế ước, địa bạ v.v. chỉ đôi khi xen chữ Nôm nếu không thể tìm được một chữ Hán đồng nghĩa để chỉ các danh từ riêng (như tên đất, tên làng, tên người), nhưng tổng thể vẫn là văn bản Hán Việt.
- Thời kì suy giảm: Dưới chính quyền thuộc địa và bảo hộ của Pháp, vào cuối thế kỷ 19 tại Nam Kỳ và đầu thế kỷ 20 tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ, vị thế của chữ Hán và chữ Nôm bắt đầu giảm sút. Chữ Quốc ngữ được chính quyền thuộc địa bảo hộ qua các nghị định được người Pháp ban ra với mục đich xóa bỏ chữ Hán và chữ Nôm.
- Hiện tại: Chữ Nôm và chữ Hán hiện nay không được giảng dạy đại trà trong hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam, tuy nhiên nó vẫn được giảng dạy và nghiên cứu trong các chuyên ngành về Hán-Nôm tại bậc đại học.
III. Những đặc trưng cơ bản của văn học chữ Nôm
- Chữ Nôm khắc họa tiếng việt một cách sâu sắc:
+ Điểm đầu tiên khiến văn học chữ Nôm trở thành một di sản văn hóa, là cách chữ Nôm đã khắc họa tài tình tiếng Việt, một ngôn ngữ giàu tính tượng hình và tượng thanh.
+ Chữ Nôm ra đời trong nỗ lực truyền tải ghi nhận thanh âm vần điệu của tiếng Việt một cách rõ nét nhất. Chữ Nôm được người Việt biến đổi từ âm Hán, nhưng thay vì đọc theo nghĩa Hán, người Việt đã gán nghĩa tiếng Việt vào chữ Nôm, khiến cho nó được dùng để mô tả lại âm sắc tiếng Việt.
- Văn học chữ Nôm bình dân giản dị: Văn học chữ Nôm được sáng tác với hy vọng dễ tiếp cận với tầng lớp bình dân, chính vì vậy văn học chữ Nôm bình dân giản dị, dễ tiếp cận và dễ sử dụng đối với người đọc và người viết. Bên cạnh biểu ý, chữ Nôm còn dùng để biểu nghĩa, tức đọc sao ý vậy, dễ dàng cho người bình dân học tập và sử dụng chữ Nôm trong văn học chữ Nôm. Từ sau thế kỷ XV, khi nhà Hồ và nhà Tây Sơn bắt đầu xem chữ Nôm là ngôn ngữ chính thức, văn học chữ Nôm mới dần được sử dụng nhiều hơn, rộng khắp tầng lớp bình dân đại chúng.
- Văn học chữ Nôm sáng tạo nên nhiều thể loại văn học mới:
Từ thế kỷ XV, khi thơ Nôm chính thức được sáng tác và văn học chữ Nôm dần phát triển cực thịnh, mang đến những luồng tư tưởng mới lạ, phóng khoáng, thoát ly ra khỏi nhà nước phong kiến, đã có nhiều nỗ lực từ triều đình phong kiến nhằm ngăn chặn sự phát triển của văn học chữ Nôm. Tuy vậy, sáng tác văn học chữ Nôm cũng giống như một bước tiến tất yếu của xã hội, văn học chữ Nôm vẫn phát triển, vẫn phản ánh đầy đủ nhân sinh quan và tư tưởng vượt thời gian của mình, góp phần sáng tạo nên nhiều thể loại văn học trung đại mới, khiến cho văn học trung đại thêm phần rực rỡ.
IV. Bài tập về chữ Nôm
Bài 1. Trong các tác phẩm dưới đây, tác phẩm nào viết bằng chữ Nôm, tác phẩm nào viết bằng chữ Quốc ngữ?
Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu), Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh), Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao), Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài).
Trả lời:
- Các tác phẩm viết bằng chữ Chữ Nôm là: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)
- Các tác phẩm viết bằng chữ Quốc ngữ: Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh), Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao), Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài).
Bài 2. Sưu tầm một số văn bản có sử dụng chữ Nôm.
Trả lời:
- Một số văn bản sử dụng chữ Nôm là:
+ Quam âm Thị Kính
+ Tỳ bà truyện
+ Lục Vân Tiên
+ …
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 9 chọn lọc, hay khác:
- Chữ Quốc ngữ lớp 9
- Biện pháp tu từ chơi chữ lớp 9
- Biện pháp tu từ điệp thanh lớp 9
- Cách dẫn trực tiếp lớp 9
- Cách dẫn gián tiếp lớp 9
- Cách sử dụng tài liệu tham khảo và trích dẫn tài liệu lớp 9
- Câu rút gọn lớp 9
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)