Biện pháp tu từ điệp thanh lớp 9 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Biện pháp tu từ điệp thanh lớp 9 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 9.

Biện pháp tu từ điệp thanh lớp 9 (Lý thuyết, Bài tập)

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 9 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

I. Biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần là gì?

1. Điệp thanh

- Khái niệm: Điệp thanh là biện pháp tu từ ngữ âm, tạo nên bằng cách lặp lại thanh điệu cùng loại (thanh bằng hoặc thanh trắc) để làm tăng tính nhạc, nâng cao hiệu quả diễn đạt.

- Ví dụ:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa,

Sóng đã cài then đêm sập cửa

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi (toàn thanh bằng)

Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

(Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)

2. Điệp vần

- Điệp vần là một biện pháp tu từ về ngữ âm mà trong đó người viết thường cố ý lặp lại những âm tiết có phần giống nhau để tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng, với mục đích nhằm tăng tính biểu cảm, tăng tính nghệ cho mỗi câu thơ

- Ví dụ:

Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.

(Tố Hữu, Tiếng hát sang sông)

Quảng cáo

II. Tác dụng của biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần

- Giúp tăng sức tạo hình và sức biểu cảm cho sự diễn đạt.

- Góp phần tạo nên nhạc tính cho câu thơ.

- …

III. Bài tập về biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần

Bài 1.  Tìm các biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần trong những câu dưới đây. Chỉ ra tác dụng của chúng.

a)

Đoạn trường thay lúc phân kì,

Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh.

(Nguyễn Du)

b)

Tài cao phận thấp chí khí uất,

Giang hồ mê chơi quên quê hương.

(Tản Đà)

Quảng cáo

c)

Bác đi... Di chúc giục lòng ta

Cho cả muôn đời một khúc ca

(Tố Hữu)

d)

Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan

Đường bạch dương sương trắng nắng tràn

(Tố Hữu)

Trả lời:

a. Trong hai câu thơ Truyện Kiều, tác giả dùng hai từ láy: khấp khểnh, gập ghềnh.

- Ở mỗi từ láy, có điệp âm đầu (kh – kh, g – gh) và chuyển đổi vần âp – ênh.

- Hai từ láy điệp vần âp – ênh.

= > Tác dụng: tạo ra hình ảnh con đường mấp mô, vó ngựa và bánh xe luôn luôn ở trạng thái chuyển động khó khăn, xóc nảy, trục trặc. Đồng thời cũng gián tiếp bộc lộ tâm trạng đau khổ, bất an của nàng Kiều lúc phải li biệt với gia đình để bán mình cho Mã Giám Sinh.

b.

- Điệp thanh trắc: Thấp chí khí uất ( sắc ).

= > Tác dụng: Gợi cảm giác về sự uất ức của một người tài cao.

Quảng cáo

- Điệp thanh bằng: giang hồ mê chơi quên quê hương.

= > Tác dụng: Gợi cảm giác thanh bình của làng quê trong tâm trí của người giang hồ.

c.

- Điệp vần “i" (đi, di), “a" (ta, cả, ca)

= > Tác dụng: Câu thơ chủ yếu Tạo ra sự tôn kính, thể hiện sự xót thương

d.

- Gieo vần "an" và điệp vần "ương" (đường - dương - sương), điệp vần "ăng" (trắng - nắng).

= > Sử dụng chủ yếu là vần bằng (Hai câu thơ mười bốn chữ có tới mười thanh bằng) nhưng không gợi cảm giác buồn như vẫn thường có mà kết hợp với các thanh trắc, cùng với những âm mở, khiến cho ta cảm nhận được niềm hân hoan trong cảm xúc của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên đẹp và mới lạ của nước bạn. Tiếng reo vui hân hoan cũng là một lời san sẻ với người mình yêu thương, với quê hương, đất nước mình.

Bài 2. Theo em, sự hài hoà về âm thanh trong đoạn thơ dưới đây được tạo ra nhờ những yếu tố nào?

Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi

Nhẹ nhàng như con chim cà lơi

Say đồng hương nắng vui ca hát

Trên chín tầng cao bát ngát trời...

( Tố Hữu, Nhớ đồng)

Trả lời:

Sự hài hòa về âm thanh trong đoạn thơ được tạo ra nhờ các yếu tố sau:

- Điệp thanh: điệp thanh (B T B) trong 3 từ đầu trong các dòng thơ 1,3,4

- Điệp vần:

+ Điệp vần “ôi”: “rồi”, “tôi”

+ Điệp vần “ơi”: “lơi”, “trời”

+ Điệp vần “át”: “hát”, “bát”, “ngát”

Bài 3. Sưu tầm một số câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần.

Trả lời:

- Ô! Đêm nay trời trong như gương
Không làn mây vương không hơi sương.

(Hàn Mặc Tử, Tiêu sầu)

- Năm gian nhà cỏ thấp le te.
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt 
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe
Rượu tiếng rằng hay hay chẳng mấy,
Độ năm ba chén đã say nhè.

(Nguyễn Khuyển, Thu ẩm)

- Khóc anh không nước mắt

 Mà lòng đau như thắt

Gọi anh chửa thành lời

Mà hàm răng dính chặt.

 (Hoàng Lộc, Viếng bạn)

- …

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 9 chọn lọc, hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên