Dấu gạch ngang lớp 4 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Dấu gạch ngang lớp 4 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 4.

Dấu gạch ngang lớp 4 (Lý thuyết, Bài tập)

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 4 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

I. Dấu gạch ngang là gì?

- Khái niệm: Dấu gạch ngang, kí hiệu (-), là một loại dấu câu trong Tiếng Việt, có thể được dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê và nối các từ ngữ trong một liên danh.

- Ví dụ: Chuyến xe Hà Nội – Hải Phòng đã khởi hành từ sớm.

II. Tác dụng của dấu gạch ngang

- Dấu gạch ngang để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

Ví dụ: - Mẹ ơi, mẹ mua hoa chưa?

- Dấu gạch ngang để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

Ví dụ: Để tiết kiệm nước, em cần ghi nhớ:

- Mở vòi nước vừa phải;

- Lấy nước vừa đủ dùng;

- Khóa vòi ngay sau khi sử dụng xong;

- Tái sử dụng nước hợp lí;

Quảng cáo

- Kêu gọi mọi người cùng thực hiện.

- Dấu gạch ngang để nối các từ ngữ trong một liên danh.

Ví dụ: Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ của nước ta.

III. Vị trí của dấu gạch ngang

- Dấu gạch ngang đứng ở đầu câu.

- Dấu gạch ngang đứng ở đầu dòng.

- Dấu gạch ngang đặt giữa các tên riêng để nối các từ ngữ trong một liên danh.

IV. Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối

 

Dấu gạch ngang

Dấu gạch nối

Điểm giống

Cùng có kí hiệu (-)

Điểm khác

Là dấu câu của tiếng Việt.

Không phải là dấu câu.

Được dùng để:

- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

- Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

- Nối các từ ngữ trong một liên danh.

Chỉ được dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.

Dấu gạch ngang dài hơn dấu gạch nối

Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang

Quảng cáo

V. Bài tập về dấu gạch ngang

Bài 1. Có thể thêm dấu gạch ngang vào những vị trí nào trong mỗi đoạn văn, câu văn sau?

a) Một họa sĩ nói với người khách xem tranh:

Bức tranh này vẽ một con bò đang ăn cỏ đấy.

Người khách ngạc nhiên:

Có thấy cỏ đâu?

Cỏ bị bò ăn hết rồi.

Thế còn con bò đâu?

Bò ăn hết cỏ thì cũng bỏ đi luôn rồi.

b) Trong sách Tiếng Việt 4, tập một có nhiều câu chuyện hay:

Thi nhạc (Nguyễn Phan Hách)

Anh em sinh đôi (Châu Khê)

Con vẹt xanh (Lý Lan)

Chân trời cuối phố (Trần Đức Tiến)

Quảng cáo

Trả lời:

a) Một họa sĩ nói với người khách xem tranh:

- Bức tranh này vẽ một con bò đang ăn cỏ đấy.

Người khách ngạc nhiên:

- Có thấy cỏ đâu?

- Cỏ bị bò ăn hết rồi.

- Thế còn con bò đâu?

- Bò ăn hết cỏ thì cũng bỏ đi luôn rồi.

b) Trong sách Tiếng Việt 4, tập một có nhiều câu chuyện hay:

- Thi nhạc (Nguyễn Phan Hách)

- Anh em sinh đôi (Châu Khê)

- Con vẹt xanh (Lý Lan)

- Chân trời cuối phố (Trần Đức Tiến)

Bài 2. Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong mỗi đoạn dưới đây:

a) Việt Nam có nhiều nhà quân sự lỗi lạc:

- Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

- Đinh Bộ Lĩnh với tài thu phục lòng dân đã lập nên nước Đại Cồ Việt.

- Nguyễn Huệ trăm trận trăm thắng, lẫy lừng thiên hạ.

b) Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ của nước ta.

c) Hầu hết mọi người chúng ta đều mong muốn những điều sau:

- Có được sức khỏe tốt.

- Có một cuộc sống bình an.

- Có những giấc ngủ ngon.

Trả lời:

a) Dấu gạch ngang dùng để liệt kê.

b) Dấu gạch ngang dùng để nối từ ngữ trong một liên danh.

c) Dấu gjach ngang dùng để liệt kê.

Bài 3. Sử dụng dấu gạch ngang, viết lại đoạn dưới đây:

An không muốn đi học sai kì nghỉ hè. Nó muốn ở nhà thêm vài ngày nữa. Vì thế, nó đã gọi điện cho thầy giáo, cố gắng giả giọng bố mình. Nó nói: “Thưa thầy, cháu An bị sốt, hai đến ba ngày nữa mới đi học được ạ...”

Thầy giáo trả lời: “Vâng, vâng. Tôi rất buồn khi nghe tin này. Ai đang nói với tôi đấy?”.

An nhanh nhảu: “Thưa thầy, bố em ạ”...

Trả lời:

An không muốn đi học sai kì nghỉ hè. Nó muốn ở nhà thêm vài ngày nữa. Vì thế, nó đã gọi điện cho thầy giáo, cố gắng giả giọng bố mình. Nó nói:

- Thưa thầy, cháu An bị sốt, hai đến ba ngày nữa mới đi học được ạ...

Thầy giáo trả lời:

- Vâng, vâng. Tôi rất buồn khi nghe tin này. Ai đang nói với tôi đấy?

An nhanh nhảu:

- Thưa thầy, bố em ạ...

Bài 4. Đặt câu với các yêu cầu sau:

a) Dấu gạch ngang để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

b) Dấu gạch ngang để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

Trả lời:

a) Lan nói với Hồng:

- Cho tớ mượn bút chì nhé!

b) Những câu chuyện cổ tích về cái đẹp:

- Chim Sơn Ca

- Cô bé Lọ Lem

Bài 5. Viết đoạn văn ngắn theo chủ đề tự do, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang.

Trả lời:

Trong buổi làm quen đầu năm, cả lớp sẽ lần lượt tự giới thiệu bản thân của mình. Đến lượt em, em rất tự hào khi được giới thiệu những đức tính tốt của mình đã được thầy cô, bạn bè nhận xét vào cuối năm học trướ:

- Chăm chỉ học tập, luôn hoàn thành đầy đủ bài tập về nhà

- Kỉ luật cao, luôn chấp hành tốt nội quy của lớp học và nhà trường

- Đoàn kết tốt, luôn quan tâm giúp đỡ bạn bè trong lớp

- Năng động, luôn tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ của nhà trường

Trong năm học này, em sẽ cố gắng phát huy những đức tính tốt của mình để trở thành một học sinh tốt.

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học