Hoán dụ lớp 6 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Hoán dụ lớp 6 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 6.

Hoán dụ lớp 6 (Lý thuyết, Bài tập)

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

I. Hoán dụ là gì?

- Khái niệm: Hoán dụ là biện pháp gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt.

- Ví dụ: 

Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên

(Tố Hữu)

+ "áo nâu" để chỉ người nông dân, "áo xanh" để chỉ người "công nhân"

=> Đề cao sức mạnh đoàn kết của hai giai cấp.

+ "nông thôn" nhằm chỉ những người ở vùng nông thôn còn hình ảnh "thị thành" dùng để chỉ những người sống ở thị thành. 

II. Hoán dụ có mấy loại?

- Hoán dụ được chia làm 4 loại.

Quảng cáo

STT

Kiểu hoán dụ

Ví dụ

1

Lấy một bộ phận để gọi toàn thể

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

→ “bàn tay” vốn chỉ một bộ phận của cơ thể người, trong câu thơ được dùng để chỉ người lao động.

2

Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

Vì sao? Trái Đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh

→ “Trái Đất” (vật chứa đựng) biểu thị đông đảo những người sống trên Trái Đất (vật bị chứa đựng).

3

Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

→ “đổ máu” là dấu hiệu thường dùng thay cho sự hi sinh, mất mát nói chung. Trong câu thơ chỉ dấu hiệu của chiến tranh.

4

Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

→ “Một cây” và “ba cây” (số lượng cụ thể) lần lượt biểu thị ý nghĩa ít cây và nhiều cây (trừu tượng).

Quảng cáo

III. Tác dụng của hoán dụ

- Giúp người đọc nhận thức được một sự vật, hiện tượng thông qua hình ảnh của sự vật, hiện tượng khác tương đồng và tăng thêm ý nghĩa cho câu văn.

- Thể hiện tình cảm, mang sự tương đồng giữa sự vật hiện tượng giúp cho người đọc dễ dàng liên tưởng hơn về hình ảnh mà câu văn muốn mang lại.

IV. Phân biệt hoán dụ và ẩn dụ

So sánh

Ẩn dụ

Hoán dụ

Giống

- Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.

- Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Khác

Dựa vào quan hệ tương đồng. Cụ thể về:

+ Hình thức

+ Cách thức thực hiện

+ Phẩm chất

+ Cảm giác

Dựa vào quan hệ tương cận (gần gũi). Cụ thể về:

+ Bộ phận – toàn thể

+ Vật chứ đựng – vật bị chứa đựng

+ Dấu hiệu của sự vật – sự vật

+ Cụ thể – trừu tượng

Quảng cáo

V. Bài tập về hoán dụ

Bài 1.Tìm phép hoán dụ và phân tích trong những câu thơ sau:

a.

“Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)

b.

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”

(Đồng chí – Chính Hữu)

Trả lời:

a. Hình ảnh “trái tim” ở đây là phép hoán dụ, được tác giả Phạm Tiến Duật sử dụng để nói về những người lính, bộ đội lái xe trên đường Trường Sơn. Đây cũng là một hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa cao đẹp, nói lòng yêu nước nồng nàn, lòng thủy chung son sắc và ý chí chiến đấu mãnh liệt, anh dũng của những chiến sĩ.

b. Phép hoán dụ được sử dụng ở đây là hình ảnh “giếng nước gốc đa” sự nhớ thương và mong một ngày trở về của những người ở lại đối với những người lính ra biên cương chiến đấu, là những người mẹ nhớ con, người vợ nhớ chồng, người con nhớ bố.

Bài 2.Cho những câu sau, chỉ ra kiểu hoán dụ được sử dụng trong câu:

a. “Họ là chục tay sào, tay chèo, làm ruộng cũng giỏi mà làm thuyền cũng giỏi.”

(Nguyễn Tuân)

b. “Nhân danh ai – Bay chôn tuổi thanh xuân của chúng ta trong những quan tài.”

(Emily con – Tố Hữu)

Trả lời:

a. Biện pháp hoán dụ dùng trong câu là hoán dụ lấy bộ phận để chỉ toàn thể, hình ảnh “tay sào”, “tay chèo” là chỉ tới người lái đò.

b. Biện pháp tu từ hoán dụ sử dụng trong câu là hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để nói về chính sự vật đó. “Tuổi thanh xuân” là để chỉ tuổi trẻ.

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6 chọn lọc, hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên