Mở rộng trạng ngữ lớp 7 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Mở rộng trạng ngữ lớp 7 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 7.
Mở rộng trạng ngữ lớp 7 (Lý thuyết, Bài tập)
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Trạng ngữ là gì?
- Khái niệm: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, ….
- Ví dụ:
“Thỉnh thoảng, / tôi / lại về thăm nhà Ngoại.”
TN CN VN
=> Cụm từ “thỉnh thoảng” làm rõ việc nhân vật “tôi” không về thăm ngoại thường xuyên và đây chính là trạng ngữ chỉ thời gian.
II. Mở rộng trạng ngữ là gì?
Mở rộng trạng ngữ là cách thêm từ hoặc cụm từ, từ láy để bổ sung thông tin, làm rõ đặc điểm, thời gian... cho trạng ngữ chính.
Ví dụ:
Sáng, lớp em trực tuần
⇒ Mở rộng trạng ngữ: Một sáng tinh mơ, lớp em trực tuần.
→ Thông tin được rõ ràng, chi tiết hơn về đặc điểm buổi sáng (tinh mơ).
III. Tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ
- Giúp giải thích rõ thời gian, địa điểm cụ thể trong một tình huống giao tiếp, giúp người dùng hiểu rõ hơn về nội dung câu chuyện đó.
- Giúp giải thích nguyên nhân và kết quả trong câu.
- Là thành phần phụ nòng cốt trong câu, giúp người viết, người đọc có thể truyền đạt đầy đủ nội dung.
IV. Các cách mở rộng trạng ngữ của câu
Các cách mở rộng trạng ngữ của câu:
1. Thêm thành phần trạng ngữ
- Bổ sung trạng ngữ cho chủ ngữ:
+ Thêm trực tiếp trạng ngữ vào thành phần chủ ngữ của câu để bổ sung thêm ý nghĩa hoặc cung cấp thêm thông tin về chủ thể muốn nói tới.
+ Ví dụ: Cậu bé sáng nay là bạn thân của Lan.
Trạng ngữ “sáng nay” được bổ sung để bổ trợ cho chủ ngữ “cậu bé”
- Bổ sung trạng ngữ cho vị ngữ:
+ Bổ sung trực tiếp trạng ngữ vào thành phần vị ngữ của câu để bổ sung thêm ý nghĩa hoặc cung cấp thêm thông tin về hành động, tính chất muốn nói tới.
+ Ví dụ: Anh ấy lái xe rất cẩn thận
Trạng ngữ “rất cẩn thận” được bổ sung để bổ trợ cho vị ngữ “lái xe”
- Tách trạng ngữ thành câu riêng
+ Trạng ngữ được tách thành một thành phần hay một câu riêng để nhấn mạnh hay thể hiện cảm xúc của người nói về sự việc. Khi đó, trạng ngữ đứng cuối câu sẽ được tách riêng thành một câu riêng.
+ Ví dụ: “Hắn không còn kinh rượu nhưng cố gắng uống cho thật ít. Để cho khỏi tốn tiền” (Nam Cao)
Lúc này trạng ngữ “để khỏi tốn tiền” được tách riêng ra 1 câu với mục đích nhấn mạnh lý do tại sao hắn uống ít rượu.
2. Sử dụng cụm chủ vị để mở rộng câu
Trong một câu hoàn chỉnh, các thành phần như chủ ngữ, vị ngữ hay các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo từ các cụm chủ vị.
- Câu có chủ ngữ là cụm chủ – vị (C-V):
Ví dụ câu có chủ ngữ là 1 cụm C-V là:
+ Những chú bướm đầy màu sắc bay đi bay lại hút nhụy hoa.
Chủ ngữ: Những chú bướm đầy màu sắc là một cụm chủ vị
- Câu có thành phần vị ngữ là cụm C – V:
+ Người phụ nữ ấy làm việc không lúc nào ngơi.
Vị ngữ: làm việc không lúc nào ngơi là một cụm chủ vị
- Câu có thành phần phụ ngữ là cụm C -V:
+ Cả lớp đã làm xong bài tập thầy giáo vừa ra.
Thành phần phụ ngữ: thầy giáo vừa ra
V. Bài tập mở rộng trạng ngữ
Bài 1. Tìm trạng ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và các thành tố phụ trong mỗi cụm danh từ đó.
a. Với hai lần bật cung liên tiếp, chú đã bắn gục hai tên địch. (Bùi Hồng)
b. Sau nghi lễ bái tổ, hai đô thực hiện nghi thức xe đài. (Phí Trường Giang)
Trả lời:
a.
– Trạng ngữ: Với hai lần bật cung liên tiếp.
– Danh từ trung tâm: cung
– Từ chỉ lượng ở phía trước: Với hai lần
b.
– Trạng ngữ: Sau nghi lễ bái tổ
– Danh từ trung tâm: nghi lễ bái tổ
– Phó từ chỉ thời gian: Sau
Bài 2. Hãy viết một câu có trạng ngữ là một từ. Mở rộng trạng ngữ của câu thành cụm từ và nêu tác dụng của việc dùng cụm từ làm thành phần trạng ngữ của câu.
Trả lời:
Đặt câu: Sáng, bà ngoại đưa em đi chợ huyện.
→ Mở rộng trạng ngữ thành cụm từ: Sáng hôm nay trời trong và xanh, bà ngoại đưa em đi chợ huyện.
– Tác dụng: bổ sung, nhấn mạnh và làm rõ thời gian cho cụm chủ vị trong câu đồng thời làm rõ đặc điểm của sự việc được nhắc đến.
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7 chọn lọc, hay khác:
- Nói giảm nói tránh lớp 7
- Số từ lớp 7
- Phó từ lớp 7
- Ngữ cảnh và nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh lớp 7
- Từ ngữ địa phương lớp 7
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)