Chuyên đề Tiếng Việt lớp 12 Cánh diều (Lý thuyết + Bài tập)
Trọn bộ tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 12 Cánh diều chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 12.
Chuyên đề Tiếng Việt lớp 12 Cánh diều (Lý thuyết + Bài tập)
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 12 Cánh diều (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
- Biện pháp tu từ nói mỉa lớp 12
- Biện pháp tu từ nghịch ngữ lớp 12
- Tác dụng của một số biện pháp tu từ lớp 12
- Lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa lớp 12
- Một số biện pháp làm tăng tính khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận lớp 12
- Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật lớp 12
- Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ lớp 12
- Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ lớp 12
- Giữ gìn và phát triển tiếng Việt lớp 12
- Nghệ thuật sử dụng điển cố trong tác phẩm văn học lớp 12
Lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa lớp 12 (Lý thuyết, Bài tập)
I. Lỗi logic là gì?
- Khái niệm: Câu mắc lỗi logic là câu có sự mâu thuẫn giữa các ý được trình bày, lẫn lộn các bình diện khi nói về đối tượng, đặt các đối tượng không cùng cấp độ trong quan hệ đồng đẳng.
- Ví dụ: Bên cạnh việc hăng hái cách tân thi ca, ông còn là một chiến sĩ nhiệt tình đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
Vế đầu câu nói về hoạt động của chủ thể, vế sau lại nói đến vị thế xã hội của chủ thể, mặc dù câu được cấu trúc theo mẫu: bên cạnh… còn… Chính sự lẫn lộn các bình diện như thế khi nói về đối tượng đẫ khiến cho câu mắc lỗi logic.
II. Nhận biết lỗi logic của câu và cách sửa
Các biểu hiện của câu mắc lỗi logic và cách sửa:
- Có sự mâu thuẫn giữa các ý trong câu.
Ví dụ: Việc làm kịp thời này lẽ ra phải được tiến hành từ tháng trước.
+ Đã nói là kịp thời thì không thể nói lẽ ra phải được tiến hành trước đó; ngược lại, nếu nói lẽ ra phải được tiến hành trước đó thì không thể cho là kịp thời.
= > Cách sửa: Lược bỏ một trong hai ý (hoặc ý gắn với từ kịp thời, hoặc ý gắn với cụm từ lẽ ra)
- Có sự lẫn lộn các bình diện khi nói về đối tượng.
Ví dụ: Trong các phóng sự phản ánh hiện thực đời sống Việt Nam trước Cách mạng Vũ Trọng Phụng là cây bút xuất sắc nhất.
+ Ở câu này, người viết đã gộp thành hai bình diện khác nhau (tác giả và tác phẩm) làm một, khiến hai vế câu không có sự tương thích.
= > Cách sửa: Quy các ý về cùng một bình diện (hoặc bình diện tác phẩm, hoặc bình diện tác giả).
- Đặt các đối tượng không cùng cấp độ trong quan hệ đồng đẳng.
Ví dụ: Báo in, báo điện tử, các phương tiện truyền thông, đài phát thanh… đều có vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện đại.
Phương tiện truyền thông đã bao hàm cả báo điện tử, báo in các phương tiện truyền thông, đài phát thanh… vì vậy, không thể đặt ngang hàng với những phương tiện cụ thể đã được nó bao hàm. Để sửa chữa, cần phân chia cấp độ rành mạch cho các đối tượng được nhắc tới.
Lưu ý: Khi sửa lỗi, cần nắm bắt đúng điều người viết muốn biểu đạt để chọn hướng sửa phù hợp. Trong văn bản văn học, có những câu “phi logic” được tác giả chủ động sử dụng với ý đồ nghệ thuật riêng.Ở đây, không thể nói tác giả đã mắc lỗi.
III. Lỗi câu mơ hồ là gì?
- Khái niệm: Câu mơ hồ là câu khiến người đọc có thể hiểu theo những cách khác nhau.
- Ví dụ: Tôi đồng ý với những đánh giá về truyện ngắn của ông ấy. Khó xác định câu này muốn đề cập những ý kiến của ông ấy đánh giá về truyện ngắn hay có những ý kiến của người khác đánh giá về truyện ngắn do ông ấy sáng tác.
IV. Nhận biết lỗi câu mơ hồ và cách sửa
Lỗi câu mơ hồ tồn tại ở câu có cấu trúc được diễn giải theo những cách khác nhau, dẫn đến những cách hiểu khác nhay. Ví dụ:
- Câu Giải bài không được xem đáp án, có thể được hiểu là giải bài không được thì xem đáp án hoặc khi giải bài thì không được xem đáp án.
- Câu Những ngôi nhà cao tầng được xây dựng ở một khu đô thị mới hiện đại, có thể được hiểu là những ngôi nhà cao tầng rất hiện đại được xây dựng ở một khu đô thị mới hoặc những ngôi nhà cao tầng được xây dựng ở một khu đô thị mới, hiện đại.
Khi sửa lỗi câu mơ hồ, trước hết, phải xác định được ý cần biểu đạt, tiếp đó, đọc lại câu để biết cần sắp xếp lại trật tự các thành phần câu như thế nào hoặc thêm từ ngữ, dấu câu vào vị trí nào nhằm biểu đạt tường minh ý đã xác định.
Lưu ý: Cần phân biệt câu mơ hồ do sơ suất của người viết với những câu đa nghĩa trong văn bản văn học thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ.
V. Bài tập về lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa
Bài 1. Chỉ ra điểm chung về lỗi mơ hồ trong những câu dưới đây và đề xuất phương án sửa phù hợp:
a. Đây là phương thuốc độc nhất trên đời.
b. Cây khế đầu hè đã chết rồi.
Trả lời:
- Phân tích lỗi:
a. Đây là phương thuốc độc nhất trên đời.
Từ "độc" có thể hiểu theo hai nghĩa:
+ Có tác dụng làm hại sức khỏe hoặc làm cho chết.
+ Chỉ có một mà thôi.
b. Cây khế đầu hè đã chết rồi.
Từ "hè" có thể hiểu theo hai nghĩa:
+ Mùa hạ.
+ Dải nền ở trước hoặc quanh nhà.
Bài 2. Phân tích lỗi câu mơ hồ trong các trường hợp sau và nêu cách sửa:
a. Ba cô gái sống gần nhà tôi vừa trúng số tối qua.
b. Chị ấy đã gặp con.
c. Cả nhà hát say sưa theo tiếng đàn vĩ cầm.
d. Nó khoe với tôi chiếc xe đạp mới mua hôm qua.
đ. Tuần trước, tôi nhìn thấy anh ấy trên đường đến thư viện.
e. Hôm qua, tôi rất bất ngờ về món quà của cô ấy.
Trả lời:
a. Phân tích lỗi: hiện tượng đồng âm (ba – chỉ số lượng, và ba – bố) khiến câu mơ hồ về nghĩa
Sửa: Cô gái sống gần nhà tôi vừa trúng số tối qua.
b. Phân tích lỗi: hiện tượng đồng âm (con – con của chị ấy và con – cách xưng hô gần gũi với một người lớn tuổi) khiến câu mơ hồ về nghĩa
Sửa: Chị ấy đã gặp tôi.
c. Phân tích lỗi: hiện tượng đồng âm (cả nhà hát – cả gia đình đang hát và cả nhà hát – danh từ) khiến câu mơ hồ về nghĩa.
Sửa: Gia đình tôi hát say sưa theo tiếng đàn vĩ cầm.
d. Phân tích lỗi: Mơ hồ logic (ở đây không rõ là chiếc xe đạp mới mua hôm qua, hay khoe với tôi ngày hôm qua.)
Sửa: Nó khoe với tôi chiếc xe đạp mới mua ngày hôm qua.
đ. Phân tích lỗi: Mơ hồ cấu trúc (tuần trước là thời gian quá khứ)
Sửa: Tôi nhìn thấy anh ấy trên đường đến thư viện vào tuần trước.
e. Phân tích lỗi: Mơ hồ cấu trúc
Sửa: Tôi rất bất ngờ về món quà của cô ấy ngày hôm qua.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 12 Kết nối tri thức. Để mua tài liệu, mời Thầy/Cô xem thử:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)