Tổng hợp trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Luật hành chính có đáp án với các câu hỏi đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn
giúp sinh viên ôn trắc nghiệm Luật hành chính đạt kết quả cao.
Câu 1. Cán bộ, công chức chỉ phải thực hiện theo những qui định của pháp luật về cán bộ công chức khi đang còn là cán bộ công chức.
Sai
Vì
Tại khoản 2 Điều 19 Luật cán bộ công chức 2008 có quy định: “2. Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.” Do vậy khẳng định trên là sai.
Câu 2. Tổ chức xã hội nghề nghiệp là tổ chức gồm những người cùng nghề nghiệp và giúp đỡ nhau hoạt động của hội.
Sai
Vì:
Tổ chức xã hội nghề nghiệp là loại hình tổ chức xã hội do nhà nước sáng kiến thành lập được hình thành theo quy định của Nhà nước. Muốn trở thành thành viên của tổ chức xã hội nghề nghiệp phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện do Nhà nước quy định. Hoạt động nghề nghiệp của các tổ chức xã hội này đặt dưới sự quản lí của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 1 Số tổ chức xã hội nghề nghiệp như: Trung tâm trọng tài, đoàn luật sư,…
Câu 3. Không phải mọi trường hợp kỉ luật vi phạm hành chính đều phải thành lập hội đồng kỉ luật.
Đúng
Vì
Theo khoản 3 điều 27 NĐ 112/ 2020/NĐ-CP quy định về xử lý kỉ luật đối với công chức quy định: “3. Các trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật:
a) Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất hình thức kỷ luật.
b) Đã có quyết định xử lý kỷ luật đảng.
Các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm mà không phải điều tra, xác minh lại.”
Câu 4. Biện pháp xử lí hành chính khác chỉ áp dụng khi có vi phạm hành chính xảy ra.
Sai
Vì: Các biện pháp xử lí hành chính khác không phải chỉ áp dụng khi có vi phạm hành chính xảy ra mà còn áp dụng khi có vi phạm hình sự.
Quảng cáo
Câu 5. Công chức đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự được xin thôi việc
Sai
Vì:
Thôi việc được hiểu là sự chấm dứt việc làm tại môt vị trí nào đó. Tại Điều 59 Luật cán bộ công chức đã chỉ rõ những trường hợp công chức được hưởng chế độ thôi việc. Trong đó khoản 3 Điều 59 quy định rõ “Không giải quyết thôi việc đối với công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.”. Vậy đối với những công chức đang bị truy cứu tnhs thì sẽ không được xin thôi việc.
Câu 6. Hành vi pháp lí hành chính hợp pháp không phải là sự kiện pháp lí hành chính làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính
Sai
Vì
Sự kiện pháp lí hành chính là những sự kiện thực tế mà việc xuất hiện, thay đổi hay chấm dứt chúng được pháp luật hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc làm chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính.
Những hành vi pháp lí hành chính hợp pháp có thể là sự kiện pháp lí hành chính làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pl hành chính. Ta có thể thấy ví dụ như: Việc nhận con nuôi (hành vi hợp pháp khi tuân thủ luật nuôi con nuôi do CP ban hành) thì sẽ làm phát sinh quan hệ pháp luật cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và đứa trẻ được nhận nuôi…
Câu 7. Mọi tổ chức xã hội đều có điều lệ
Đúng
Vì: Tổ chức xã hôi là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có chung mục đích tập hợp, hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ không vì lợi nhuận nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
Câu 8. Mọi cơ quan hành chính đều tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phụ thuộc hai chiều
Sai
Vì:
Nguyên tắc phụ thuộc 2 chiều được hiểu là sự phụ thuộc ở cả hai mặt tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định một cách cụ thể. Nguyên tắc phụ thuộc 2 chiều đều được thực hiện bởi các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích chung của cả nước và lợi ích của địa phương giữa lợi ích ngành với lợi ích vùng lãnh thổ.
Điều này không đúng với tất cả các cơ quan hành chính nhà nước. Ta có thể lấy ví dụ như đối với cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương như giữa các bộ và Chính Phủ. Ở đây các bộ ngang nhau không phụ thuộc nhau về mặt tổ chức, do các bộ được thành lập hoặc bãi bỏ bởi đề nghị của thủ tướng cp lên quốc hội. Và các bộ chỉ có quyền kiến nghị với những quy định trái pháp luật của các bộ khác, nếu các bộ đó không nhất trí thì phải trình lên thủ tướng quyết định.
Rõ ràng ta thấy ví dụ trên đã thể hiện rằng không có mối phụ thuộc 2 chiều. Do đó ta có thể khẳng định khẳng định trên là sai vì chỉ cần 1 trường hợp sai là cả khẳng định trên sai
Quảng cáo
Câu 9. Luật viên chức được thành lập theo thủ tục hành chính.
Sai
Vì:
Luật viên chức do Quốc hội ban hành theo thủ tục lập pháp.
Câu 10. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật hành chính như nhau.
Sai
Vì
Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân là khả năng cá nhân được hưởng những quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lí hành chính nhất định do Nhà nước quy định. Có một số trường hợp năng lực pháp luật hành chính của 1 số cá nhân bị Nhà nước hạn chế. Ví dụ: Người phạm tội có thể bị tòa án áp dụng hình phạt bổ sung: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công vệc nhất định
Câu 11. Các chủ thể có thẩm quyền phạt hành chính thì đều có thể áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác.
Sai.
Vì:
Ví dụ anh chiến sĩ cảnh sát có thẩm quyền xử phạt nhưng không có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác.
Câu 12. Tất cả mọi trường hợp bị phạt tiền đều được nộp tiền phạt nhiều lần.
Sai
Vì
Điều 79 Luật xử lý vi phạm hành chính đã quy định khi có đầy đủ các điều kiện được nêu thì mới nộp phạt tiền nhiều lần
Quảng cáo
Câu 13. Công chức không phải chịu trách nhiệm khi thi hành quyết định hành chính mà đã báo cáo với cấp có thẩm quyền về tính trái pháp luật của quyết định.
Đúng
Vì:
Theo như khoản 5 điều 9 Luật cán bộ công chức đã quy định rõ vấn đề này.
Câu 14. Luật cán bộ công chức là quyết định hành chính.
Sai
Vì quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, nó là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lí hcnn.
Một trong những đặc điểm của quyết định hành chính đó là tính dưới luật. Quyết định hành chính do các chủ thể có thẩm quyền trong hệ thống hành chính nhà nước ban hành là những văn bản dưới luật nhằm thi hành luật.
Do đó khẳng định trên chắc chắn sai.
Câu 15. Tất cả các văn bản pháp luật đều là nguồn của luật hành chính.
Sai
Vì:
Nguồn của luật hành chính là các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục và dưới những hình thức nhất định, có nội dung là các quy phạm pháp luật hành chính, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các đối tượng liên quan và được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước
Nguồn của luật hành chính phải là các văn bản qppl có chứa đựng 1 phần hoặc chứa đựng qppl hành chính mới là nguồn của luật hành chính do đó khẳng định trên sai.
Câu 16. Tất cả các chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính đều có quyền sử dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi phạm hành chính
Sai
Câu 17. 14 là độ tuổi nhỏ nhất có năng lực hành vi hành chính
Sai
Vì 14 chỉ là độ tuổi nhỏ nhất có năng lực hành vi hành chính trong quan hệ pháp luật hành chính về xử phạt hành chính; còn trong quan hệ pháp luật hành chính khác thì độ tuổi có năng lực hành vi hành chính có thể là ít hơn 14. Ví dụ như trong quan hệ pháp luật hành chính về áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng thì công dân chỉ cần đủ 12 tuổi đã được coi là có năng lực hành vi hành chính bị áp dụng biện pháp này.
Câu 18. Luật Cán bộ công chức vừa là luật hành chính vừa là quyết định hành chính
Sai
Vì đặc điểm của quyết định hành chính là tính dưới luật. Luật cán bộ công chức không thể là quyết định hành chính
Câu 19. Tổ chức xã hội không được hoạt động vì lợi nhuận
Đúng.
Vì: Tổ chức xã hôi là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có chung mục đích tập hợp, hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ không vì lợi nhuận nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
Câu 20. Các quan hệ mà có một bên chủ thể là cơ quan hành chính thì đều là quan hệ pháp luật hành chính
Sai.
Vì
Quan hệ pháp luật hành chính là những quan hệ pháp luật phát sinh trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước và bên còn lại có thể là các quan hệ như quan hệ dân sự, quan hệ lao động… Ví dụ như việc các cơ quan hành chính nhà nước mua sắm trang thiết bị phục vụ công việc của cơ quan đó chẳng hạn với người công dân. Thì đó là quan hệ dân sự - quan hệ dựa trên sự thỏa thuận, bình đẳng.
Câu 21. Thủ tục hành chính được thực hiện trong mọi hoạt động của cơ quan nhà nước.
Thủ tục là cách thức tiến hàn một công việc với nội dung, trình tự nhất định, theo quy định của nhà nước. Thủ tục được quy định bởi các hoạt động quản lí do đó có 3 loại thủ tục. Thủ tục lập pháp, thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp
Thủ tục lập pháp là thủ tục làm hiến pháp và làm luật do các chủ thể sử dụng quyền lập pháp tiến hành
Thủ tục tư pháp là thủ tục giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, kinh tế do các chủ thể sử dụng quyền tư pháp tiến hành Thủ tục hành chính là cách thức tổ chức thực hiên hoạt động quản lí hành chính nhà nước được quy định trong các quy phạm pháp luật hành chính bao gồm trình tự, nội dung, mục đích, cách thức tiến hành các hoạt động cụ thể trong quá trình giải quyết các công việc của quản lí hành chính nhà nước.
Vì vậy khẳng định trên là sai do không phải thủ tục hành chính được thực hiện trong mọi hoạt động của cơ quan nhà nước. Có những hoạt động được các cơ quan nhà nước thực hiện nhưng thuộc về phạm vi của thủ tục lập pháp hoặc thủ tục tư pháp.
Câu 22. Hết thời hạn 1 năm khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì người bị xử phạt sẽ không phải thực hiện quyết định này nữa.
Sai
Câu 23. Văn phòng chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước
Đúng
Vì.
Văn phòng chính phủ là 1 trong 4 cơ quan ngang bộ. Trong hệ thống cơ quan hành chính: Ở cấp trung ương bao gồm chính phủ các bộ và cơ quan ngang bộ (18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ).
Câu 24. Ban thanh tra nhân dân là đơn vị cơ sở trực thuộc cơ quan hành chính
Sai Vì:
Ban thanh tra nhân dân thuộc tổ chức tự quản vì vậy không phải cơ sở trực thuộc cơ quan hành chính.
Câu 25. Trong mọi trường hợp không xử phạt tiền ở mức cao nhất đối với người chưa thành niên phạm tội
Đúng
Vì:
Áp dụng khoản 3 Điều 134 Luật xử lý VPHC.
Câu 26. Quan hệ pháp luật hành chính không hình thành giữa hai cá nhân công dân
Sai
Vì:
Quan hệ pháp luật hành chính có thể hình thành khi 1 bên sử dụng quyền lực nhà nước. Ở đây cá nhân công dân có thể là đối tượng được nhà nước trao quyền quản lí hành chính nhà nước trong 1 số trường hợp cụ thể. Vì vậy khẳng định trên là sai do vẫn có thể giưa 2 cá nhân công dân đó có 1 bên sử dụng quyền lực nhà nước trong trường hợp cụ thể đối với công dân còn lại kia để thực hiện việc quản lí hcnn trong trường hợp cụ thể được nhà nước giao phó. (Ví dụ trường hợp cơ trưởng của máy bay khi máy bay đã rời sân bay)
Câu 27. Khi một cá nhân hoặc tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền có thể áp dụng 2 hình phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền
Đúng
Vì
Trong trường hợp người đó vi phạm hành chính nhưng thực hiện nhiều vi phạm hành chính thì sẽ có thể bị áp dụng 2 hình phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền. Ví dụ: một người điều khiển xe mô tô vừa điều khiển xe không đúng làn đường quy định, không đội mũ bảo hiểm trên đường có quy định phải đội mũ bảo hiểm, và điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ ba xe trở lên. Người này cùng một lúc thực hiện ba hành vi vi phạm. Đối với hành vi thứ nhất bị phạt cảnh cáo, hành vi thứ hai bị phạt tiền 150.000 đồng và hành vi thứ ba bị phạt tiền 90.000 đồng, thì mức phạt chung sẽ là 240.000 đồng.
Câu 28. Công dân thực hiện nghĩa vụ trong quản lí hành chính nhà nước là sự kiện pháp lý
Sai
Vì
Có những hành vi thực hiện nghĩa vụ không phải là sự kiện pháp lí (sự kiện pháp lí bao gồm sự biến và hành vi, sự phát sinh, chấm dứt của chúng làm cơ sở phát sinh, chấm dứt 1 quan hệ PL nào đó). Có những hành vi thực hiện nghĩa vụ trong quản lí HCNN nhưng không làm phát sinh QHPL, ví dụ: đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy...
Câu 29. Các biện pháp cưỡng chế hành chính chỉ áp dụng cho vi phạm hành chính.
Sai
Vì: Cưỡng chế nhà nước xã hội chủ nghĩa là cưỡng chế của đa số đối với thiểu số và được áp dụng trong giới hạn do pl quy định 1 cách chặt chẽ. Đó là bạo lực dựa trên cơ sở pháp luật, vừa đảm bảo việc tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, kỉ luật nhà nước đồng thời đảm bảo quyền lợi chính đáng của công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Có 4 loại cưỡng chế nn bao gồm: Cưỡng chế hình sự, dân sự, kỉ luật, hành chính
Cưỡng chế hành chính là biện pháp cưỡng chế nhà nước do các cơ quan và người có thẩm quyền quyết định áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm hành chính hoặc đối với một số cá nhân, tổ chức nhất định với mục đích ngăn chặn hay phòng ngừa vì lí do an ninh quốc phòng hoặc lợi ích quốc gia.
Vậy có 1 số trường hợp cưỡng chế hành chính áp dụng cho một số cá nhân, tổ chức nhất định với mục đích ngăn chặn hay phòng ngừa vì lí do an ninh quốc phòng hoặc lợi ích quốc gia. Ví dụ như: Tạm giữ người, trưng dụng, trưng mua
Câu 30. Bộ trưởng là công chức
Sai Vì:
Điều 4 Luật cán bộ công chức có quy định rõ:
”1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”
Bộ trưởng là cán bộ, vì bộ trưởng theo quy định của luật tổ chức chính phủ thì: ”Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và từ chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, chấp thuận việc từ chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.”
Bộ trưởng làm việc theo nhiệm kì, trong biên chế và hưởng lương theo ngân sách nhà nước. Do đó bộ trưởng là cán bộ chứ không phải công chức. Nên khẳng định trên sai
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12
Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official