Tiếng Việt lớp 3 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 22 trang 14, 15, 16, 17

Lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 22 trang 14, 15, 16, 17 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Buổi học thứ 2 Tập 2.

Tiếng Việt lớp 3 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 22 trang 14, 15, 16, 17

Tiết 1 (trang 14, 15)

1. Đọc (trang 14, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Quảng cáo

Chiếc mào của gà trống

Vừa ra khỏi chuồng, gà trống đầu đàn có bộ lông màu đỏ tía đã nhảy phốc lên bờ rào, vỗ cánh dõng dạc cất tiếng gáy:

- Ò ó o...Không ai khỏe bằng ta!

Ra oai xong, gà trống nhảy xuống vườn rượt đuổi, mổ đá lung tung các con gà nhỏ yếu hơn nó. Nó đuổi theo đánh cả chú cún khoang chưa tròn một tuổi.

Từ hôm ấy, gà trống đầu đàn tự cho mình có đầy đủ sức mạnh, muốn làm gì thì làm. Đêm đêm, nó nhảy lên bờ rào ngủ một mình cho thoải mái.

Một đêm nọ, có con cáo đói đến chuồng gà. Thấy chuồng gà chắc quá, cáo thất vọng, định ôm bụng đói ra về.

Đúng lúc ấy, cáo nhìn thấy chú gà trống đầu đàn đang nằm trên bờ rào. Cáo chồm lên, vồ thẳng vào đầu chú gà trống.

Vừa may cún khoang trông thấy, xông ra sủa ầm ĩ.

Cáo sợ hết vía nên vồ trượt, chỉ ngoạm được ít mào của gà trống mà thôi.

Từ đó, gà trống không dám kiêu ngạo nữa. Và nó phải chịu suốt đời mang cái mào hình răng cưa ở trên đầu, dấu tích những vết răng cáo để lại.

(Theo Tuyển chọn truyện kể cho trẻ)

2. (trang 14, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Đánh dấu X vào ô trống trước hành động muốn chứng tỏ sức mạnh của gà trống.

 Nhảy phốc lên bờ rào

 Vỗ cánh dõng dạc cất tiếng gáy

 Nhảy lên bờ rào ngủ một mình

 Rượt đuổi, mổ đá lung tung các con gà nhỏ yếu hơn

 Ôm bụng đói ra về

 Đuổi theo, đánh chú cún khoang

Quảng cáo

Trả lời:

- Nhảy phốc lên bờ rào

- Vỗ cánh dõng dạc cất tiếng gáy

- Rượt đuổi, mổ đá lung tung các con gà nhỏ yếu hơn

- Đuổi theo, đánh chú cún khoang

3. (trang 15, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Từ ngữ nào miêu tả tính cách của gà trống?

A. kiêu ngạo

B. dũng cảm

C. hiền lành

Trả lời:

Đáp án A.

4. (trang 15, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Việc gì đã xảy ra với gà trống đầu đàn?

Trả lời:

Gà trống bị cáo chồm lên, vồ thẳng vào đầu.

5. (trang 15, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Người bạn nào đã giúp đỡ gà trống thoát khỏi nguy hiểm?

Tiếng Việt lớp 3 Tuần 22 Tiết 1 trang 14, 15 (Dành cho buổi học thứ hai)

Trả lời:

Quảng cáo

Đáp án B.

6. (trang 15, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Vì sao gà trống đầu đàn không còn kiêu ngạo như trước?

Trả lời:

Gà trống bị cáo ngoạm ít mào của mình, sợ hãi nhận ra sai lầm của mình.

7. (trang 15, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Em rút ra bài học gì từ câu chuyện?

Trả lời:

Chúng ta không nêu kiêu ngạo, tự mãn, bởi đức tính đó sẽ đem đến rất nhiều tác hại cho chính bản thân chúng ta và ảnh hưởng tới mọi người xung quanh.

Tiết 2 (trang 15, 16)

1. (trang 15, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Tìm trong đoạn văn sau các từ ngữ theo yêu cầu

Ở làng tôi, chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, bay đến rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng Ba, tháng Tư, hoa cau thơm lạ lùng. Tháng Tám, tháng Chín, hoa ngâu như những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp, thơm nồng nàn...Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, thơm trên các ngõ.

(Theo Băng Sơn)

a. 4 từ ngữ chỉ sự vật

b. 4 từ ngữ chỉ đặc điểm

Trả lời:

Quảng cáo

a. làng, hoa cau, hoa ngâu, sân đình.

b. thoảng nhẹ, tí tẹo, rậm rạp, nồng nàn.

2. (trang 16, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Đặt 2 câu với từ ngữ em tìm được ở bài tập 1.

Trả lời:

- Đám trẻ con đang tụ tập nhau chơi trò chơi tại sân đình.

- Vào mùa thu, những bông hoa sữa tỏa hương thơm nồng nàn.

3. (trang 16, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Dựa vào đoạn văn ở bài tập 1, em hãy viết tiếp câu hỏi và câu trả lời phù hợp.

Câu hỏi có bộ phận trả lời câu hỏi

Ở đâu/ Khi nào?

Câu trả lời

Cảnh vật được miêu tả...

...ở làng quê.

...?

Mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, thơm trên các ngõ.

Hoa cau nở hoa và tỏa mùi thơm lạ lùng...?

...vào tháng Ba, tháng Tư.

...

Hoa ngâu tỏa hương thơm nồng vào tháng Tám, tháng Chín.

Trả lời:

Câu hỏi có bộ phận trả lời câu hỏi

Ở đâu/ Khi nào?

Câu trả lời

Cảnh vật được miêu tả ở đâu?

Cảnh vật được miêu tả ở làng quê.

Mùi thơm ở đâu tỏa ra?

Mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, thơm trên các ngõ.

Hoa cau nở hoa và tỏa mùi thơm lạ lùng khi nào?

Hoa cau nở hoa và tỏa mùi thơm lạ lùng vào tháng Ba, tháng Tư.

Hoa ngâu tỏa hương thơm nồng khi nào?

Hoa ngâu tỏa hương thơm nồng vào tháng Tám, tháng Chín.

Tiết 3 (trang 16, 17)

1. (trang 16, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Đặt 2 câu để phân biệt rong và dong.

Trả lời:

- Vào ngày sinh nhật, em được mẹ nấu cho canh rong biển.

- Những chiếc bánh chưng ngày Tết được gói bằng lá dong.

2. (trang 17, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Điền vào chỗ trống:

a. r, d hoặc gi

Hoa …ấy đẹp một cách …ản dị. Mỗi cánh hoa …ống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc …ực …ỡ. Lớp lớp hoa …ấy …ải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn …ó thoáng, chúng tản mát bay đi mất.

(Theo Trần Hoài Dương)

b. in hoặc inh

Tiếng Việt lớp 3 Tuần 22 Tiết 3 trang 16, 17 (Dành cho buổi học thứ hai)

Trả lời:

a. Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rựcrỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoáng, chúng tản mát bay đi mất.

b. bản tin, giấu kín, nín nhịn, tinh mắt, kính trọng, núng nính.

3. (trang 17, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về cảnh vật ở bài tập 1 (Tiết 2) hoặc cảnh vật vào một buổi trong ngày nơi em ở.

G: - Đó là cảnh vật nào?

- Cảnh vật đó có gì đẹp?

- Điều gì khiến em ấn tượng nhất ở cảnh vật đó?

- Em có cảm nghĩ gì về cảnh vật đó?

Trả lời:

Mỗi sáng thức dậy, em được ngắm bình minh từ trên đồi cao. Bầu trời vẫn chưa sáng hẳn, sương sớm bao trùm, phủ kín lên các mái nhà và cả ngọn đồi nơi làng em sinh sống. Những chú gà trống gáy những tiếng cuối cùng, vang vọng cả xóm làng, đánh thức ai còn chưa tỉnh giấc.Từ các ngả đường, người dân dắt bò, dắt dê, lên nương làm rẫy. Vừa đi, họ vừa nói cười vui vẻ, rôm rả cả xóm làng. Khung cảnh đó thật đẹp và thơ mộng.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 3 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 và Tập 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 3 Kết nối tri thức khác