Tiếng Việt lớp 3 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 28 trang 37, 38, 39, 40

Lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 28 trang 37, 38, 39, 40 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Buổi học thứ 2 Tập 2.

Tiếng Việt lớp 3 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 28 trang 37, 38, 39, 40

Tiết 1 (trang 37, 38)

1. Đọc (trang 37, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Quảng cáo

Tổ quốc

Tổ quốc

là dải đất

mẹ xuống đồng cấy lúa

là bữa cơm con ăn

là bình yên giấc ngủ

là điệu hò mái đẩy sông quê.


Tổ quốc

trong chiếu chèo

chị hai, anh hai hát câu quan họ.

Tổ quốc ngàn đời

vạn lời ca cổ

nối dòng sông

ra biển mênh mang.


Tổ quốc

là bản, là làng

là hạt gạo tháng Ba

hạt mưa tháng Bảy

trai gái ra đồng

vui mùa hội cấy.


Tổ quốc

là những ngọn đảo xa

đón triệu lời ca sóng vỗ

dông tố đi qua.

(Trần Ngọc Trác)

- Hò mái đẩy: tên một điệu hò trên sông nước của miền Trung

- Chiếu chèo: chiếu hoa dùng làm nơi diễn chèo – loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền ở miền Bắc.

- Quan họ: tên một loại hình nghệ thuật dân gian, có làn điệu phong phú, thường biểu diễn dưới hình thức hát đối.

Quảng cáo

2. (trang 37, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Những hình ảnh nào cho thấy Tổ quốc gắn với mỗi gia đình?

 mẹ xuống đồng cấy lúa

 bữa cơm con ăn

 bình yên giấc ngủ

 những ngọn đảo xa

Trả lời:

- mẹ xuống đồng cấy lúa

- bữa cơm con ăn

- bình yên giấc ngủ

3. (trang 37, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Những hình ảnh nào nói lên Tổ quốc gắn với “vạn lời ca cổ” của dân tộc?

 điệu hò mái đẩy sông quê

 chiếu chèo

 vui mùa hội cấy

 chị hai, anh hai hát câu quan họ

Trả lời:

- chiếu chèo

- chị hai, anh hai hát câu quan họ

4. (trang 38, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Theo em, khổ thơ thứ ba muốn nói điều gì?

A. Tổ quốc là mỗi tấc đất quê hương đã chứng kiến những tháng ngày nhọc nhằn, thiếu thốn và cả những niềm vui ngày mùa.

B. Tổ quốc có trong mỗi bản, mỗi làng, nơi những người dân chịu thương chịu khó làm ra hạt lúa, củ khoai.

C. Tổ quốc là cuộc sống của mọi người trong mỗi bản làng với tất cả niềm vui, nỗi buồn qua từng năm tháng.

D. Ý kiến khác của em:.....................................................

Trả lời:

Quảng cáo

Đáp án A.

5. (trang 38, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Theo em, tác giả muốn nói lên điều gì ở khổ thơ cuối?

Trả lời:

Tác giả mượn hình ảnh “những ngọn đảo xa” muôn trùng sóng vỗ để nói về vấn đề biển đảo, vừa gần gũi vừa thiêng liêng, thể hiện tình yêu đối với đất nước.

Tiết 2 (trang 38, 39)

1. (trang 38, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Tìm từ có nghĩa giống với mỗi từ in đậm.

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

(Nguyễn Đình Thi)

Trả lời:

Đất nước – Tổ quốc

Mênh mông – bát ngát

2. (trang 38, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Phân tích các hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn sau:

a. Bầu trời xanh của bà

Vuông bằng khung cửa sổ

Bà nhìn qua mỗi chiều

Nhớ bao nhiêu chuyện cũ.

          (Xuân Quỳnh)

b. Mắt của ngôi nhà

Là những ô cửa

Hai cánh khép mở

Như hai hàng mi.

       (Đặng Vương Hưng)

c. Đứng trên đê nhìn về, thấy làng Kếu như một hòn đảo nhỏ nổi lên giữa cánh đồng mênh mông.

(Trần Đức Tiến)

Quảng cáo


Sự vật 1

Đặc điểm

so sánh

Từ so sánh

Sự vật 2

a





b





c





Trả lời:


Sự vật 1

Đặc điểm

so sánh

Từ so sánh

Sự vật 2

a

Bầu trời xanh

vuông

bằng

khung cửa sổ

b

hai cánh

khép mở

như

hai hàng mi

c

Làng Kếu


như

một hòn đảo nhỏ

3. (trang 39, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Đặt 1 câu nói về quê hương, đất nước, trong đó có hình ảnh so sánh.

Trả lời:

Quê tôi có con sông uốn khúc lượn lờ như dải lụa đào mềm mại.

Tiết 3 (trang 39, 40)

1. (trang 39, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Chọn tiếng thích hợp điền vào chỗ trống.

Tiếng Việt lớp 3 Tuần 28 Tiết 3 trang 39, 40 (Dành cho buổi học thứ hai)

Trả lời:

a. Mọi người cần chung tay giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.

b. Thành phố mọc lên nhiều chung cư cao tầng.

c. Từ nhà tôi đến trung tâm thành phố không xa lắm.

2. (trang 39, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Điền vào chỗ trống:

a. ch hoặc tr

...ên đường hành quân xa

Dừng ...ân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục...cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng ...ưa

Nghe bàn ...ân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

(Xuân Quỳnh)

Tiếng Việt lớp 3 Tuần 28 Tiết 3 trang 39, 40 (Dành cho buổi học thứ hai)

b. ươc hoặc ươt

Bên hồ, hàng liễu nghiêng mình soi bóng xuống mặt n... trong veo. Những nhánh liễu th... tha như mái tóc thiếu nữ khẽ bay bay trong gió. Mỗi buổi tan học, chúng tôi thường dạo quanh hồ một vòng tr... khi trở về nhà.

Tiếng Việt lớp 3 Tuần 28 Tiết 3 trang 39, 40 (Dành cho buổi học thứ hai)

Trả lời:

a. Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục...cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

b. Bên hồ, hàng liễu nghiêng mình soi bóng xuống mặt nước trong veo. Những nhánh liễu thướt tha như mái tóc thiếu nữ khẽ bay bay trong gió. Mỗi buổi tan học, chúng tôi thường dạo quanh hồ một vòng trước khi trở về nhà.

3. (trang 40, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Viết đoạn văn ngắn nêu tình cảm, cảm xúc của em khi ngắm cảnh ruộng bậc thang.

G: - Em được ngăm cảnh ruộng bấc thang khi nào? Ở đâu?

- Hình ảnh nào khiến em nhớ nhất?

- Cảm xúc, suy nghĩ của em khi ngắm cảnh ruộng bậc thang?

Tiếng Việt lớp 3 Tuần 28 Tiết 3 trang 39, 40 (Dành cho buổi học thứ hai)

Trả lời:

Trong một lần đi du lịch với gia đình, em được bố mẹ cho đi ngắm cảnh ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải, thuộc tỉnh Yên Bái. Ruộng bậc thang được làm trên những quả núi, quả đồi. Địa hình vùng núi không bằng phẳng như đồng bằng nên những người dân nơi đây đã nghĩ ra cách làm ruộng đầy sáng tạo này. Em vô cùng ấn tượng với hình ảnh họ cần mẫn, đẽo phạt, san ủi sao cho từng phần đất ở sườn núi trở nên bằng phẳng. Khung cảnh này không chỉ là danh thắng của quê hương, thu hút những du khách như em tới chiêm ngưỡng, mà nó còn là niềm tự hào bởi tuyệt tác do những người nơi đây tạo ra.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 3 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 và Tập 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 3 Kết nối tri thức khác