Tiếng Việt lớp 3 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 35. Ôn tập cuối học kì 2 trang 64, 65, 66, 67

Lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 35. Ôn tập cuối học kì 2 trang 64, 65, 66, 67 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Buổi học thứ 2 Tập 2.

Tiếng Việt lớp 3 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 35. Ôn tập cuối học kì 2 trang 64, 65, 66, 67

1. (trang 64, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Quảng cáo

Đọc bài viết dưới đây, trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.

Quà của đồng nội

Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết.

Khi đi qua những cánh đồng xanh, bạn có ngửi thấy mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của trời.

Đợi đến lúc vừa nhất, người ta gặt mang về. Bằng những cách thức riêng truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy.

Cốm là thức quà riêng biệt của những cánh đồng lúa bát ngát, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam

(Theo Thạch Lam)

a. Dấu hiệu nào báo trước mùa cốm sắp đến?

A. Mùi của hương cốm thoảng trong gió

B. Mùi của lá sen thoảng trong gió

C. Mùi của hương lúa thoảng trong gió

b. Chất liệu làm nên cốm là gì?

Quảng cáo

A. Là những hạt lúa non tinh khiết

B. Là những hạt lúa già vàng ươm

C. Là những hạt lúa được ủ trong đất khi gặt xong

c. Đoạn văn nào nói lên những nét đặc sắc của công việc làm cốm?

A. Đoạn 1

B. Đoạn 2

C. Đoạn 3

d. Viết 3 từ ngữ miêu tả cốm làng Vòng.

Tiếng Việt lớp 3 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 35. Ôn tập cuối học kì 2 trang 64, 65, 66, 67

e. Vì sao cốm được gọi là thức quà riêng biệt của đồng nội?

Trả lời:

a. Đáp án B.

b. Đáp án A.

c. Đáp án C.

d. 3 từ ngữ miêu tả cốm làng Vòng: mộc mạc, giản dị, thanh khiết.

e. Cốm được gọi là thứ quà riêng của đồng nội vì nó được làm từ lúa nếp với tất cả sự mộc mạc, giản dị và thanh khiết của quê hương.

Quảng cáo

2. (trang 65, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Tìm trong bài “Quà của đồng nội” các từ ngữ theo yêu cầu.

a. 2 từ ngữ có nghĩa giống nhau

Tiếng Việt lớp 3 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 35. Ôn tập cuối học kì 2 trang 64, 65, 66, 67

b.

5 từ ngữ chỉ sự vật

5 từ ngữ chỉ hoạt động

5 từ ngữ chỉ đặc điểm




Trả lời:

a. thanh nhã – thanh khiết

b.

5 từ ngữ chỉ sự vật

5 từ ngữ chỉ hoạt động

5 từ ngữ chỉ đặc điểm

cốm, cơn gió, vùng sen, cánh đồng, hoa cỏ

lướt, đi, ngửi, làm, gặt

thanh nhã, tinh khiết, mộc mạc, giản dị, thanh khiết.

3. (trang 66, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Nối mỗi câu với kiểu câu thích hợp.

Tiếng Việt lớp 3 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 35. Ôn tập cuối học kì 2 trang 64, 65, 66, 67

Quảng cáo

Trả lời:

Tiếng Việt lớp 3 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 35. Ôn tập cuối học kì 2 trang 64, 65, 66, 67

4. (trang 66, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Viết lại các câu sau cho hay hơn bằng cách sử dụng hình ảnh so sánh.

a. Cánh đồng lúa rất rộng.

b. Hoa phượng màu đỏ rực.

Trả lời:

a. Cánh đồng lúa rộng như tấm thảm vàng vô cùng đẹp mắt.

b. Hoa phượng đỏ rực như một mâm xôi gấc.

5. (trang 66, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống.

Cá sấu sợ cá mập

Có một tin đồn rằng ở bãi biển nọ xuất hiện cá sấu £

Một vị khách vừa tới đó, nghe thấy vậy, bèn hỏi ông chủ khách sạn:

£ Ông chủ ơi, có phải bãi biển ở đây có cá sấu không £

Ông chủ khách sạn khẳng định:

£ Ở đây không có cá sấu đâu. Vì biển ở đây sâu và có nhiều cá mập lắm. Mà cá sấu thì sợ cá mập £

Vị khách nghe xong sợ mất vía.

(Theo Truyện vui nước ngoài)

Trả lời:

Có một tin đồn rằng ở bãi biển nọ xuất hiện cá sấu.

Một vị khách vừa tới đó, nghe thấy vậy, bèn hỏi ông chủ khách sạn:

- Ông chủ ơi, có phải bãi biển ở đây có cá sấu không?

Ông chủ khách sạn khẳng định:

- Ở đây không có cá sấu đâu. Vì biển ở đây sâu và có nhiều cá mập lắm. Mà cá sấu thì sợ cá mập.

Vị khách nghe xong sợ mất vía.

6. (trang 67, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Thực hiện một trong hai đề dưới đây:

a. Viết đoạn văn nêu lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã học ở lớp 3.

b. Viết đoạn văn kể lại một việc em hoặc bạn bè đã làm để góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

Trả lời:

a. Em rất thích nhân vật Gà trống trong truyện Đi tìm mặt trời. Khi gõ kiến đến nhà các loài vật, tất cả đều bận rộn với công việc riêng. Chỉ có Gà trống là đồng ý đi tìm mặt trời. Trên hành trình đi tìm mặt trời, Gà trống đã phải đối mặt với khó khăn, nhưng nghĩ thương các bạn sống trong tối tăm, ẩm ướt nên đã không từ bỏ. Nhân vật này giúp em cảm nhận được ý nghĩa của lòng dũng cảm, tình yêu thương đồng loại.

b. Trường em phát động chương trình “Trái Đất Xanh”. Mỗi lớp sẽ sử dụng rác thải nhựa để sáng tạo ra sản phẩm của mình. Cả lớp đã thảo luận và cùng nhau đưa ra ý tưởng. Chúng em sẽ dùng các vỏ lon, vỏ chai để làm thành chậu và trồng cây vào đó. Nhiều chậu cây với hình thù ngộ nghĩnh được làm ra. Sản phẩm đã giành được giải nhì cấp trường. Chúng em cảm thấy rất vui khi làm được một việc có ích.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 3 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 và Tập 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 3 Kết nối tri thức khác