Tiếng Việt lớp 3 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 24 trang 22, 23, 24, 25
Lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24 trang 22, 23, 24, 25 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Buổi học thứ 2 Tập 2.
Tiếng Việt lớp 3 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 24 trang 22, 23, 24, 25
1. Đọc (trang 22, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)
Bức chân dung
Một họa sĩ trên đường lãng du, dừng chân nghỉ dưới một bóng cây. Bỗng một người đàn ông say rượu từ đâu đi tới, hắn trợn mắt và lè nhè quát: “Ông là ai mà ngồi đây?”.
Họa sĩ nhìn kẻ say từ đầu đến chân rồi nhẹ nhàng nói: “Tôi là một họa sĩ. Tôi đi chơi qua đây. Nếu anh thích tôi sẽ vẽ cho anh một bức chân dung.”.
Gã say nói trong hơi rượu nồng nặc: “Được lắm! Nhưng phải vẽ thật giống vào đấy!”.
Sau khi quan sát ít phút, người họa sĩ tập trung ngồi vẽ. Lát sau, ông hoàn thành và trao cho gã say bức chân dung. Gã trố mắt nhìn bức chân dung: một người đàn ông lịch lãm với nụ cười thân thiện. Gã nhìn lại mình: một kẻ say, quần áo bẩn thỉu, hôi hám, râu ria lởm chởm. Vừa ngạc nhiên vừa xấu hổ, gã kêu lên:
- Đây đâu phải tôi?
Họa sĩ ôn tồn nói:
- Không, đây đúng là anh. Là anh cách đây ba, bốn năm trước. Tôi đọc ra điều đó ở anh hôm nay.
Và ông nói tiếp:
- Anh hoàn toàn có thể trở lại người đàn ông lịch lãm, nếu anh thực sự muốn như thế.
Ba năm sau, họa sĩ có dịp trở lại ngôi làng. Người đàn ông kia đã là một người chăm chỉ, tháo vát và tốt bụng, được người làng yêu quý.
(Theo Hạt giống tâm hồn)
- Chân dung: bức vẽ, bức ảnh, pho tượng thể hiện khuôn mặt, hình dáng thật của một người.
- Lãng du: đi chơi xa nay đây mai đó, không rõ mục đích.
2. (trang 23, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)
Viết Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống.
a. Một người đàn ông say rượu bất ngờ gây sự với họa sĩ.
b. Họa sĩ gợi ý vẽ một bức chân dung gã say rượu.
c. Gã say rượu không cho họa sĩ vẽ chân dung anh ta.
d. Bức chân dung rất giống gã say rượu hôm nay.
e. Người đàn ông vừa ngạc nhiên vừa xấu hổ khi xem bức chân dung.
g. Bức chân dung thôi thúc người đàn ông thay đổi.
Trả lời:
a. Đ
b. Đ
c. S
d. S
e. Đ
g. Đ
3. (trang 23, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)
Tìm các từ ngữ miêu tả gã say rượu:
- Trong thực tế:......................................................................
- Trong tranh:........................................................................
Trả lời:
- Trong thực tế: bẩn thỉu, hôi hám, râu ria lởm chởm.
- Trong tranh: lịch lãm, nụ cười thân thiện.
4. (trang 23, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)
Khi xem bức chân dung, vì sao gã say rượu vừa ngạc nhiên vừa xấu hổ?
Trả lời:
Gã say rượu ngạc nhiên vì cho rằng đó không phải là mình, gã xấu hổ là vì sau lời giải thích về bức tranh của người họa sĩ.
5. (trang 23, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)
Hãy tưởng tượng người đàn ông say rượu đã làm những gì trong ba năm sau khi được tặng bức chân dung.
Trả lời:
Người đàn ông say rượu đã thay đổi: không uống rượu, sạch sẽ, gọn gàng, trở thành người tốt bụng, đi giúp những người dân trong làng.
1. (trang 23, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)
Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
a. Bà đưa em bé đi chơi bằng....................................................................................
b. Họa sĩ vẽ tranh bằng..............................................................................................
c. Giày của em làm bằng...........................................................................................
Trả lời:
a. Bà đưa em bé đi chơi bằng xe đạp.
b. Họa sĩ vẽ tranh bằng bút lông.
c. Giày của em làm bằng da bò cao cấp.
2. (trang 23, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)
Viết lại đoạn từ “Họa sĩ nhìn kẻ say” đến “thật giống vào đấy!” đánh dấu lời nói của các nhân vật bằng dấu gạch ngang.
Trả lời:
Họa sĩ nhìn kẻ say từ đầu đến chân rồi nhẹ nhàng nói:
- Tôi là một họa sĩ. Tôi đi chơi qua đây. Nếu anh thích tôi sẽ vẽ cho anh một bức chân dung.
Gã say nói trong hơi rượu nồng nặc:
- Được lắm! Nhưng phải vẽ thật giống vào đấy!
3. (trang 24, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)
Viết lại đoạn từ “Vừa ngạc nhiên vừa xấu hổ” đến “điều đó ở anh hôm nay”, đánh dấu lời nói của các nhân vật bằng dấu ngoặc kép.
Trả lời:
Vừa ngạc nhiên vừa xấu hổ, gã kêu lên: “Đây đâu phải tôi?”.
Họa sĩ ôn tồn nói: “Không, đây đúng là anh. Là anh cách đây ba, bốn năm trước. Tôi đọc ra điều đó ở anh hôm nay.”.
1. (trang 24, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)
Điền vào chỗ trống:
a. iu hoặc ưu
l... giữ l... riu b... điện bận b...
b. im hoặc iêm
trái t... mũi t... ch... bao ch... trời
c. iu hoặc ưu; im hoặc iêm rồi giải đố
- Thân hình nửa chuột nửa ch...
Ngày th... thiếp ngủ, tối t... mồi bay
Trời cho tai, mắt tinh thay
Tối đen mù mịt vẫn bay dập d...
Là con...
- Cây gì hoa trăng trắng
Lấy tay n... giàn lên
Quả như là nậm rượu
Chứa kho truyện l... truyền
Ngàn xưa thương bạn bí
Dắt d... ở chung giàn?
Là cây...
Trả lời:
a. lưu giữ, liu riu, bưu điện, bận bịu
b. trái tim, mũi tiêm, chiêm bao, chim trời
c. - Thân hình nửa chuột nửa chim
Ngày thiu thiếp ngủ, tối tìm mồi bay
Trời cho tai, mắt tinh thay
Tối đen mù mịt vẫn bay dập dìu.
Là con dơi.
- Cây gì hoa trăng trắng
Lấy tay níu giàn lên
Quả như là nậm rượu
Chứa kho truyện lưu truyền
Ngàn xưa thương bạn bí
Dắt díu ở chung giàn?
Là cây hồ lô.
2. (trang 25, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)
Đọc truyện thơ sau và thực hiện yêu cầu ở dưới.
Sự tích chim cuốc
Xưa có đôi bạn
Tên là Quắc và Nhân
Hai người cùng nghèo khổ
Mồ côi cả song thân.
Quắc làm nghề dạy học
Chẳng được mấy đồng tiền
Nhưng mặc dù túng bấn
Vẫn giúp bạn thường xuyên.
Nhưng rồi một ngày nọ
Nhân quyết tâm ra đi
Tới những miền xa lạ
Khốn khổ chẳng thiếu gì.
Cuối cùng Nhân giàu có
Nhớ bạn tốt thời xưa
Chàng tìm về quê cũ
Mời Quắc về dinh cơ.
Nhưng vợ Nhân tính kiệt
Không suy nghĩ như chồng
Cho rằng cái ông khách
Chỉ ăn không ngồi không.
Quắc biết ý tủi buồn
Nhân thì tha thiết giữ
Nhưng mà Quắc khí khái
Ra đi và biệt luôn.
Nhân đi tìm bạn mãi
Mọi ngõ ngách rừng sâu
Miệng luôn gọi “Quắc! Quắc!
Bạn ở đâu, ở đâu?”
Cuối cùng chàng kiệt sức
Chết thành chim đỗ quyên
Dân gian gọi chim cuốc
Da diết gọi bạn hiền.
(Truyện cố tích Việt Nam, lời thơ Thái Bá Tân)
- Song thân: cha mẹ.
- Khí khái: có lòng tự trọng, không muốn phiền lụy, nhờ vả ai.
Viết 2 – 3 câu nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Quắc, Nhân hoặc vợ Nhân.
Trả lời:
Nhân là một người “sống chết sướng khổ có nhau” với bạn của mình, tha thiết giữ Quắc lại khi Quắc ra đi, rồi Nhân đã đi tìm bạn mãi. Qua đây, ta thấy được một tình bạn đẹp giữa đôi bạn này.
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác:
- TIếng Việt lớp 3 (Buổi học thứ 2) Tuần 25
- TIếng Việt lớp 3 (Buổi học thứ 2) Tuần 26
- TIếng Việt lớp 3 (Buổi học thứ 2) Tuần 27
- TIếng Việt lớp 3 (Buổi học thứ 2) Tuần 28
- TIếng Việt lớp 3 (Buổi học thứ 2) Tuần 29
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 3 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 và Tập 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 3 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 3
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3
- Giáo án Tiếng Anh lớp 3
- Giáo án Đạo đức lớp 3
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3
- Giáo án Tin học lớp 3
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3
- Giáo án Công nghệ lớp 3
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 3 (hàng ngày)
- Đề thi Toán lớp 3 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bộ Đề thi Violympic Toán lớp 3
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Toán lớp 3 (hàng ngày)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 3 lên lớp 4
- Đề thi Tiếng Anh lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Anh lớp 3
- Đề thi Tin học lớp 3 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 3 (có đáp án)