Tiếng Việt lớp 3 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 30 trang 44, 45, 46

Lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 30 trang 44, 45, 46 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Buổi học thứ 2 Tập 2.

Tiếng Việt lớp 3 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 30 trang 44, 45, 46

Tiết 1 (trang 44, 45)

1. Đọc (trang 44, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Quảng cáo

Đà Lạt

Đà Lạt là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng vào bậc nhất ở nước ta. Đà Lạt phảng phất tiết trời của mùa thu với sắc trời xanh biếc và không gian khoáng đãng, mênh mông, quanh năm không biết đến mặt trời chói chang mùa hè. Đà Lạt giống như một vườn lớn với thông xanh và hoa trái xứ lạnh. Những vườn lê, táo,...trĩu quả, những vườn su hào, xà lách, cải bắp mơn mởn nối liền với thảm cỏ xanh trải nghiêng dưới chân núi đến những rừng thông hoa lá màu xanh mượt mà bất tận.

Giữa thành phố có hồ Xuân Hương, mặt nước phẳng như gương phản chiếu sắc trời êm dịu. Hồ Than Thở nước trong xanh, êm ả, có hàng thông bao quanh reo nhạc sớm chiều. Rừng mát rượi bóng thông, cỏ xanh mềm dưới chân như thảm trải. Ra xa phía nam thành phố thì gặp suối Cam Ly. Thác xối ào ào, tung bọt trắng xóa.

(Tập đọc lớp 3, 1980)

2. (trang 44, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Thời tiết Đà Lạt phảng phất tiết trời của mùa nào?

A. mùa xuân

B. mùa hạ

C. mùa thu

Trả lời:

Đáp án C.

3. (trang 44, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Tìm các chi tiết cho thấy Đà Lạt “giống như một vườn lớn”.

Tiếng Việt lớp 3 Tuần 30 Tiết 1 trang 44, 45 (Dành cho buổi học thứ hai)

Quảng cáo

Trả lời:

1. Những vườn lê, táo,.. trĩu quả.

2. Những vườn su hào, xà lách, cải bắp mơn mởn.

3. Thảm cỏ xanh trải nghiêng dưới chân núi

4. Những rừng thông hoa lá màu xanh mượt mà bất tận.

4. (trang 45, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Trong bài đọc, tác giả nhắc tới loài cây nổi bật nào ở Đà Lạt?

Tiếng Việt lớp 3 Tuần 30 Tiết 1 trang 44, 45 (Dành cho buổi học thứ hai)

Trả lời:

Đáp án A.

5. (trang 45, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Mặt nước hồ Xuân Hương được tác giả so sánh với sự vật nào? Sự so sánh ấy cho em cảm nhận gì về vẻ đẹp của hồ Xuân Hương?

Trả lời:

Quảng cáo

Mặt nước hồ Xuân Hương được tác giả so sánh với gương. Sự so sánh ấy cho em cảm nhận về vẻ đẹp của hồ Xuân Hương thật êm ả.

6. (trang 45, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Hoàn thiện câu sau:

Đà Lạt là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng vào bậc nhất ở nước ta vì...................................................................................................................

Trả lời:

Đà Lạt là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng vào bậc nhất ở nước ta vì nơi đây phảng phất tiết trời mùa thu mát mẻ cùng với sắc trời xanh biếc và không gian khoáng đãng, mênh mông.

Tiết 2 (trang 45, 46)

1. (trang 45, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Nối tác dụng của dấu ngoặc kép với ngữ liệu phù hợp.

Tiếng Việt lớp 3 Tuần 30 Tiết 2 trang 45, 46 (Dành cho buổi học thứ hai)

Trả lời:

Tiếng Việt lớp 3 Tuần 30 Tiết 2 trang 45, 46 (Dành cho buổi học thứ hai)

2. (trang 46, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Điền dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang vào chỗ trống.

a. Sáng hôm ấy, anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến điểm hẹn. Một ông ké đã chờ sẵn ở đấy. Ông mỉm cười hiền hậu:

£ Nào, bác cháu ta lên đường!

(Theo Tô Hoài)

Quảng cáo

b. Có lần đi ăn tối ở Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đang loay hoay với bậc vỉa hè cao mà không lăn nổi xe thì bốn người ngồi uống cà phê ven đường ùa ra giúp. Sao mà thương và cảm động đến vậy! Tôi lại nghĩ tới câu nói của chú bán hủ tiếu: £ Có gì đâu con. Người với người trông nhau mà sống. £.

(Theo Lê Hà)

Trả lời:

a. Sáng hôm ấy, anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến điểm hẹn. Một ông ké đã chờ sẵn ở đấy. Ông mỉm cười hiền hậu:

- Nào, bác cháu ta lên đường!

b. Có lần đi ăn tối ở Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đang loay hoay với bậc vỉa hè cao mà không lăn nổi xe thì bốn người ngồi uống cà phê ven đường ùa ra giúp. Sao mà thương và cảm động đến vậy! Tôi lại nghĩ tới câu nói của chú bán hủ tiếu: “Có gì đâu con. Người với người trông nhau mà sống.”.

3. (trang 46, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Sử dụng dấu ngoặc kép thay cho dấu gạch ngang để đánh dấu lời nhân vật, viết lại đoạn văn sau:

Tiếng Việt lớp 3 Tuần 30 Tiết 2 trang 45, 46 (Dành cho buổi học thứ hai)

Trả lời:

Các em nhỏ đứng thành vòng rộng. Bác cầm gói kẹo chia cho từng em. Đến lượt Tộ, em không nhận, chỉ khẽ thưa: “Thưa bác, hôm nay, cháu không vâng lời cô. Cháu chưa ngoan nên không được ăn kẹo của Bác.”.

Bác cười trìu mến: “Cháu biết nhận lỗi thế là ngoan lắm! Cháu vẫn được phần kẹo như các bạn khác.”.

Tộ mừng rõ nhận lấy kẹo của Bác cho.

Tiết 3 (trang 47)

1. (trang 47, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Đặt câu để phân biệt các tiếng sau:

Tiếng Việt lớp 3 Tuần 30 Tiết 3 trang 47 (Dành cho buổi học thứ hai)

Trả lời:

- Em đang làm sơ đồ tư duy môn toán.

- Xơ mướp dùng để chà, rửa bát.

2. (trang 47, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Điền s hoặc x vào chỗ trống rồi giải câu đố.

Đúng là một cặp ...inh đôi

Anh thì lóe ...áng, anh thì ầm vang

Anh làm rung động không gian

Anh ...ẹt một cái rạch ngang bầu trời.

Là ... và ...

Tiếng Việt lớp 3 Tuần 30 Tiết 3 trang 47 (Dành cho buổi học thứ hai)

Trả lời:

Đúng là một cặp sinh đôi

Anh thì lóe sáng, anh thì ầm vang

Anh làm rung động không gian

Anh xẹt một cái rạch ngang bầu trời.

sấmsét

3. (trang 47, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã rồi giải câu đố.

Mặt tròn lại mặt đo gay

Ai nhìn cung phải nhíu mày vì sao

Suốt ngày lơ lưng trên cao

Đêm về đi ngủ, chui vào nơi đâu?

(Là ...)

Tiếng Việt lớp 3 Tuần 30 Tiết 3 trang 47 (Dành cho buổi học thứ hai)

Trả lời:

Mặt tròn lại mặt đỏ gay

Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao

Suốt ngày lơ lửng trên cao

Đêm về đi ngủ, chui vào nơi đâu?

(Là mặt trời)

4. (trang 47, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Viết đoạn văn ngắn về nhân vật em yêu thích trong một câu chuyện đã học.

G: - Giới thiệu nhân vật em yêu thích.

- Nêu lí do em yêu thích nhân vật đó.

Trả lời:

Trong các câu chuyện đã được học, em thích nhất là bài "Cùng Bác qua suối" bởi bài đọc đã cho em thấy được phẩm chất cao cả, đáng kính của Bác - vị cha già của dân tộc ta. Bác rất cẩn thận chu đáo trong mọi công việc, nó thể hiện khi qua suối Bác đã lường hết các tình huống xảy ra như trơn trợt, nước sâu,...Khi sự cố xảy ra, vì đã có chuẩn bị nên Bác đã vượt qua dễ dàng và rút ra ngay được nguyên nhân sự việc cả chủ quan và khách quan trong vấn đề. Từ đó, Bác rút ngay bài học kinh nghiệm cho bản thân và truyền đạt lại cho mọi người để cùng áp dụng cho những lần sau.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 3 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 và Tập 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 3 Kết nối tri thức khác