[Năm 2024] Đề thi Giữa kì 2 Sinh học 10 có đáp án (6 đề)
[Năm 2024] Đề thi Giữa kì 2 Sinh học 10 có đáp án (6 đề)
Với [Năm 2024] Đề thi Giữa kì 2 Sinh học 10 có đáp án (6 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giữa kì 2 Sinh học 10.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
A. Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1:Trong các giai đoạn của hô hấp tế bào, giai đoạn giải phóng ra nhiều ATP nhất là
A. chu trình Crep.
B.chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
C.đường phân.
D.đường phân và chu trình Crep.
Câu 2: Sản phẩm được tạo ra ở pha tối của quang hợp là
A. CO2 và H2O.
B. ATP và NADPH.
C. CO2 và (CH2O)n.
D. (CH2O)n.
Câu 3:Gà có 2n=78,vào kì trung gian của quá trình nguyên phân, sau khi xảy ra tựnhân đôi, số NST trong mỗi tế bào là
A.78NST đơn.
B.78NST kép.
C.156NST kép.
D.156NST đơn.
Câu 4: Diễn biến xảy ra ở kì sau của quá trình giảm phân I là
A. nhiễm sắc thể kép tập trung thành hàng trên mặt phẳng xích đạo.
B. các nhiễm sắc thể dãn xoắn tối đa.
C. nhiễm sắc thể kép di chuyển về 2 cực tế bào nhờ thoi phân bào.
D. nhiễm sắc thể sắp xếp 1 hàng trên thoi phân bào.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không đúng về cấu tạo của vi sinh vật?
A. Cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn thấy rõ dưới kính hiển vi.
B. Tất cả các vi sinh vật đều có nhân sơ.
C. Một số vi sinh vật có cơ thể đa bào.
D. Đa số vi sinh vật có cơ thể là một tế bào.
Câu 6:Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cacbon chủ yếu là CO2và năng lượng của ánh sáng được gọi là
A.hoá tự dưỡng.
B.hoá dị dưỡng.
C.quang tự dưỡng.
D.quang dị dưỡng.
Câu 7: Loại vi sinh vật được sử dụng trong làm sữa chua là
A.nấm men.
B.nấm hoa cau.
C.vi khuẩn lactic.
D.vi khuẩn axetic.
Câu 8: Trong thời gian 200 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới. Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu?
A. 2 giờ.
B. 60 phút.
C. 40 phút.
D. 20 phút.
B. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Chỉ ra sự khác nhau trong phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật. Giải thích tại sao lại có sự khác nhau này.
Câu 2 (3 điểm):
a. Nêu đặc điểm của các pha trong nuôi cấy không liên tục.
b. Giải thích tại sao trong nuôi cấy không liên tục có pha suy vong còn trong nuôi cấy liên tục lại không có pha này.
Câu 3 (1 điểm): Một loài có bộ NST 2n = 18. Khi quan sát một tế bào đang phân bào người ta thấy các NST đơn đang phân li về 2 cực của tế bào. Số NST trong tế bào lúc đó có thể là bao nhiêu?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
A. Trắc nghiệm
1 - B |
2 - D |
3 - B |
4 - C |
5 - B |
6 - C |
7 - C |
8 - C |
Câu 1:
Đáp án B
Trong các giai đoạn của hô hấp tế bào, giai đoạn giải phóng ra nhiều ATP nhất làchuỗi chuyền êlectron hô hấp.
Câu 2:
Đáp án D
Trong pha tối của quá trình quang hợp, CO2 sẽ bị khử thành cacbohiđrat → Sản phẩm được tạo ra ở pha tối của quang hợp là (CH2O)n.
Câu 3:
Đáp án B
Tại kì trung gian của quá trình nguyên phân, NST được nhân đôi tạo thành NST kép nên mỗi tế bào chứa 2n NST kép → Số lượng NST trong mỗi tế bào của gà vào kì trung gian của quá trình nguyên phân là 78NST kép.
Câu 4:
Đáp án C
Diễn biến xảy ra ở kì sau của quá trình giảm phân 1 là nhiễm sắc thể kép di chuyển về 2 cực tế bào nhờ thoi phân bào.
Câu 5:
Đáp án B
B sai vì vi sinh vật có thể là nhân sơ hoặc nhân thực.
Câu 6:
Đáp án C
Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cacbon chủ yếu là CO2và năng lượng của ánh sáng được gọi là quang tự dưỡng.
Câu 7:
Đáp án C
Loại vi sinh vật được sử dụng trong làm sữa chua là vi khuẩn lactic. Vi khuẩn lacticthực hiện phân giải đường thành axit lactic tạo ra vị chua nhẹ đặc trưng cho sữa chua.
Câu 8:
Đáp án C
Gọi số lần nhân đôi là n, ta có 2n = 32 → n = 5.
Thời gian cho 1 lần phân bào là 200 : 5 = 40 phút.
B. Tự luận
Câu 1:
- Sự khác nhau trong phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật là:
+ Ở tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách thắt eo màng sinh chất ở giữa mặt phẳng xích đạo.
+ Ở tế bào thực vật phân chia tế bào chất bằng cách hình thành vách ngăn tế bào ở giữa mặt phẳng xích đạo.
- Có sự khác nhau này là do tế bào thực vật phía ngoài màng sinh chất còn có thành xenlulôzơ cứng còn tế bào động vật thì không có thành tế bào.
Câu 2:
a. Đặc điểm của các pha trong nuôi cấy không liên tục:
- Pha tiềm phát:
+ Vi khuẩn thích nghi với môi trường.
+ Số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng.
+ Enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
- Pha lũy thừa:
+ Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi.
+ Số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh.
- Pha cân bằng:
Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt mức cực đại và không đổi theo thời gian do:
+ 1 số tế bào bị phân hủy.
+ 1 số tế bào khác có chất dinh dưỡng lại phân chia.
+ Số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.
- Pha suy vong:
Số tế bào trong quần thể giảm dần do:
+ Số tế bào bị phân hủy nhiều.
+ Chất dinh dưỡng cạn kiệt.
+ Chất độc hại tích lũy nhiều.
b. Trong nuôi cấy không liên tục có pha suy vong còn trong nuôi cấy liên tục lại không có pha này vì:
- Nuôi cấy không liên tục không được bổ sung thêm chất dinh dưỡng cũng không được lấy đi sản phẩm chuyển hoá nên sau một thời gian sinh trưởng chất dinh dưỡng bị cạn kiệt, chất độc hại tích luỹ nên VSV bị phân huỷ ngày càng nhiều → có pha suy vong.
- Còn trong nuôi cấy liên tục, thường xuyên được bổ sung thêm chất dinh dưỡng và lấy ra một lượng tương đương sản phẩm chuyển hoá nên chất dinh dưỡng không bị cạn kiệt, chất độc hại không bị tích luỹ nên không có pha suy vong.
Câu 3:
Khi quan sát một tế bào đang phân bào người ta thấy các NST đơn đang phân li về 2 cực của tế bào ⇒ Tế bào đang ở kì sau của nguyên phân hoặc tế bào đang ở kì sau II của giảm phân.
- Trường hợp 1: Tế bào đang ở kì sau của nguyên phân có 4n đơn = 36.
- Trường hợp 2: Tế bào đang ở kì sau của giảm phân II có 2n đơn = 18.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Câu 1: Hô hấp tế bào là
A. quá trình chuyển đổi năng lượng quan trọng trong tế bào sống, các phân tử cacbonhiđrat bị phân giải thành CO2 , H2O và năng lượng.
B. quá trình chuyển đổi năng lượng quan trọng trong tế bào sống, các phân tử cacbonhiđrat bị phân giải thành O2 , H2O và năng lượng.
C. quá trình chuyển đổi năng lượng quan trọng trong tế bào sống, các phân tử cacbonhiđrat bị phân giải thành CO, H2O và năng lượng.
D. quá trình chuyển đổi năng lượng quan trọng trong tế bào sống, các phân tử cacbonhiđrat bị phân giải thành CO2 , H2O và năng lượng nhiệt.
Câu 2: Trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng tạo ra ở giai đoạn đường phân bao gồm
A. 1 ATP; 2 NADH.
B. 2 ATP; 2 NADH.
C. 3 ATP; 2 NADH.
D. 2 ATP; 1 NADH.
Câu 3: Cho các nhận định sau:
(1) Hô hấp tế bào xảy ra chủ yếu trong lục lạp.
(2) Hô hấp tế bào gồm 3 giai đoạn: đường phân, chu trình crep, chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
(3) Kết thúc quá trình đường phân, tế bào chỉ thu được 2 phân tử ATP.
(4) Tốc độ của quá trình hô hấp chỉ phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào.
Số nhận định khôngđúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 4: Pha sáng diễn ra
A. trongnhân tế bào.
B. khi không có ánh sáng.
C. ở màng tilacôit.
D. cả khi sáng và tối.
Câu 5: Có bao nhiêu sinh vật có khả năng quang hợp?
(1) Thực vật(2) Tảo
(3) Vi khuẩn(4) Giun dẹp
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 6: Sắc tố quang hợp của lá cây rau ngót (có màu xanh đậm) là
A. diệp lục và carotenoid.
B. caroten và xantophyll.
C. Caroten và phicobilin.
D. diệp lục.
Câu 7: Các phản ứng trong chu trình Canvin không trực tiếp phụ thuộc vào ánh sáng nhưng sẽ không thể diễn ra khi luôn không có ánh sáng vì
A. nhiệt độ thấp, các phản ứng khó xảy ra.
B. không bị chiếu sáng, khí khổng mở.
C. các sản phẩm của phản ứng sáng không được tạo thành.
D. hàm lượng CO2 tăng, cản trở các phản ứng xảy ra.
Câu 8: Cây xanh có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng. Quá trình chuyển hóa năng lượng kèm theo quá trình này là
A. chuyển hóa từ hóa năng sang quang năng.
B. chuyển hóa từ quang năng sang hóa năng.
C. chuyển hóa từ nhiệt năng sang quang năng.
D. chuyển hóa từ hóa năng sang nhiệt năng.
Câu 9: Hình vẽ bên minh họa tế bào đang ở kì nào của nguyên phân?
A. Kì cuối.
B. Kì giữa.
C. Kì đầu.
D. Kì sau.
Câu 10: Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia trong nguyên phân?
A. Kì đầu, kì sau, kì cuối, kì giữa.
B. Kì sau, kì giữa, kì đầu, kì cuối.
C. Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
D. Kì giữa, kì sau, kì đầu, kì cuối.
Câu 11: Sự kiện luôn diễn ra trong kì đầu I - giảm phân là
A. nhiễm sắc thể kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng.
B. trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng.
C. màng nhân và nhân con xuất hiện, thoi phân bào dần biến mất.
D. nhiễm sắc thể kép tách thành nhiễm sắc thể đơn và dần co xoắn lại.
Câu 12: Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là
A. làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.
B. tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền.
C. góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài.
D. duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc thể.
Câu 13: Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Theo lí thuyết, số nhiễm sắc thể có trong mỗi tinh trùng là
A. 8.
B. 4.
C. 16.
D. 2.
Câu 14: Ở người (2n = 46), vào kì sau của nguyên phân, trong mỗi tế bào sinh dưỡng có
A. 92 NST kép.
B. 46 crômatit.
C. 92 tâm động.
D. 46 NST đơn.
Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không phải của vi sinh vật?
A. Kích thước cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi.
B. Cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là đa bào phức tạp.
C. Sinh trưởng, sinh sản rất nhanh, phân bố rộng.
D. Gồm nhiều nhóm phân loại khác nhau.
Câu 16: Vi sinh vật quang dị dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ
A. ánh sáng và CO2.
B. ánh sáng và chất hữu cơ.
C. chất vô cơ và CO2.
D. chất hữu cơ.
Câu 17: Trong gia đình có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện những quá trình nào sau đây?
(1) Làm tương
(2) Muối dưa
(3) Muối cà
(4) Làm nước mắm
(5) Làm giấm
(6) Làm rượu
(7) Làm sữa chua
A. (1), (3), (2), (7).
B. (1), (2), (3).
C. (2), (3), (7).
D. (4), (5), (6), (7).
Câu 18: Nếu lúc bắt đầu nuôi có 15 tế bào vi khuẩn thì chúng phải phân chia bao nhiêu lần để có quần thể gồm 3840 tế bào?
A. 32.
B. 16.
C. 12.
D. 8.
Câu 19: Trong nuôi cấy không liên tục, quần thể vi sinh vật sinh trưởng trải qua các pha theo thứ tự là
A. cân bằng, tiềm phát, luỹ thừa, suy vong.
B. luỹ thừa, tiềm phát, cân bằng, suy vong.
C. cân bằng, luỹ thừa, tiềm phát, suy vong.
D. tiềm phát, luỹ thừa, cân bằng, suy vong.
Câu 20: Trong nuôi cấy liên tục, pha tiềm phát chỉ diễn ra khi cho chất dinh dưỡng
A. lần 2.
B. lần 3.
C. lần 4.
D. lần 1.
Câu 21:Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vât ở pha suy vong là
A. số chết đi ít hơn số được sinh ra.
B. số lượng sinh ra cân bằng với số lượng chết đi.
C. số lượng sinh ra ít hơn số lượng chết đi.
D. không có chết, chỉ có sinh.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Bình đựng nước đường để lâu có mùi chua do có sự tạo axit hữu cơ nhờ vi sinh vật.
B. Nhờ prôteaza của vi sinh vật mà prôtein được phân giải thành các axit amin.
C. Làm tương và nước mắm đều là ứng dụng của quá trình phân giải pôlisaccarit.
D. Bình đựng nước thịt để lâu có mùi thối do sự phân giải prôtêin tạo các khí NH3, H2S,...
Câu 23: pH môi trường có ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật vì pH ảnh hưởng trực tiếp đến
A. tính thấm chọn lọc qua màng tế bào, hoạt tính enzim của vi sinh vật.
B. tính hướng sáng của vi sinh vật ưa sáng và làm phá hủy ADN.
C. áp suất thẩm thấu làm thay đổi hình dạng và kích thước tế bào.
D. cấu tạo thành và màng tế bào do đó làm chết tế bào ngay khi pH thay đổi.
Câu 24: Clo có khả năng diệt vi sinh vật có hại nên người ta thường sử dụng clo vào việc
A. thanh trùng nước máy, nước bể bơi.
B. thuốc uống diệt khuẩn ở người và động vật.
C. tẩy uế và ướp xác.
D. sát trùng vết thương sâu trong giải phẫu.
Câu 25: Vì sao khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối pha 5 - 10 phút?
A. Vì nước muối gây co nguyên sinh vi sinh vật không phân chia được.
B. Vì nước muối làm vi sinh vật phát triển.
C. Vì nước muối gây dãn nguyên sinh làm cho vi sinh vật bị vỡ ra.
D. Vì nước muối làm vi sinh vật chết lập tức.
Câu 26: Vi khuẩn lactic (Lactobacillus arabinosus) chủng 1 tự tổng hợp được axit folic (một loại vitamin) và không tự tổng hợp được phêninalanin (một loại axit amin), còn vi khuẩn chủng 2 thì ngược lại không tự tổng hợp được axit folic nhưng tự tổng hợp được phêninalanin. Cho các nhận định sau:
(I) Nuôi chủng 1 trong môi trường đủ các chất dinh dưỡng khác nhưng thiếu phêninalanin thì chủng 1 không sinh trưởng được.
(II) Nuôi chủng 2 trong môi trường có đủ axit folic và các chất dinh dưỡng khác thì chủng 2 sinh trưởng được.
(III) Nuôi chung 2 chủng vi khuẩn này trong môi trường thiếu cả axit folic và phêninalanin nhưng đủ các chất dinh dưỡng khác thì 2 chủng vẫn sinh trưởng được.
(IV) Nuôi chủng 1 trong môi trường có đủ axit folic và các chất dinh dưỡng khác cần thiết thì chủng 1 sinh trưởng được.
(V) Phải nuôi chung 2 chủng vi khuẩn này trong môi trường đầy đủ cả axit folic, phêninalanin và các chất dinh dưỡng khác thì 2 chủng mới sinh trưởng được.
Trong số 5 nhận định trên, số lượng nhận định đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 27: Trong 1 quần thể vi sinh vật, ban đầu có 104 tế bào. Thời gian 1 thế hệ là 20 phút, số tế bào trong quần thể sau 2 giờ là
A. 104.24.
B. 104.25.
C. 104.23.
D. 104.26.
Câu 28: Có 120 tế bào sinh trứng tham gia giảm phân. Biết không có đột biến xảy ra, hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%. Số hợp tử được tạo thành là
A. 480.
B. 240.
C. 120.
D. 60.
Câu 29: Nuôi cấy một quần thể vi khuẩn với số lượng ban đầu là 5 ×105 tế bào, sau 5 giờ nuôi cấy, số lượng tế bào trong quần thể là 512×106 tế bào. Cho biết thời gian phân chia mỗi lần là như nhau, trong thời gian này không có tế bào bị chết. Thời gian thế hệ của vi khuẩn trên là
A. 60 phút.
B. 30 phút.
C. 90 phút.
D. 120 phút.
Câu 30: Một cơ thể thực vật lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Một tế bào sinh dưỡng ở mô phân sinh của cơ thể này tiến hành nguyên phân liên tiếp một số lần, tạo ra 256 tế bào con. Số lần nguyên phân từ tế bào ban đầu và số phân tử ADN được tổng hợp mới hoàn toàn từ nguyên liệu do môi trường nội bào cung cấp là
A. 8 và 3556.
B. 8 và 255.
C. 8 và 3570.
D. 8 và 254.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
1 - A |
2 - B |
3 - B |
4 - C |
5 - C |
6 - A |
7 - C |
8 - B |
9 - C |
10 - C |
11 - A |
12 - C |
13 - B |
14 - C |
15 - B |
16 - B |
17 - C |
18 - D |
19 - D |
20 - D |
21 - C |
22 - C |
23 - A |
24 - A |
25 - A |
26 - C |
27 - D |
28 - D |
29 - B |
30 - A |
Câu 1:
Đáp án A
Hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng quan trọng trong tế bào sống, các phân tử cacbonhiđrat bị phân giải thành CO2 , H2O và năng lượng.
Câu 2:
Đáp án B
Trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng tạo ra ở giai đoạn đường phân bao gồm 2 ATP; 2 NADH.
Câu 3:
Đáp án B
- Các phát biểu đúng là (2) và (3).
- Các phát biểu sai là (1) và (4).
(1) Sai vì hô hấp tế bào xảy ra trong ti thể.
(4) Sai vì tốc độ của quá trình hô hấp không chỉ phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau enzim, nhiệt độ,…
Câu 4:
Đáp án C
Pha sáng diễn ra ở màng tilacôit của lục lạp, khi có ánh sáng.
Câu 5:
Đáp án C
- Thực vật, tảo, vi khuẩn lam có khả năng quang hợp.
- Giun dẹp không có khả năng quang hợp, sống dị dưỡng.
Câu 6:
Đáp án A
Sắc tố quang hợp của lá cây rau ngót (có màu xanh đậm) là diệp lục và carotenoid.
Câu 7:
Đáp án C
- Pha tối của quang hợp diễn ra trong điều kiện không cần ánh sáng, tuy nhiên sử dụng pha tối cần sử dụng các sản phẩm của pha sáng tạo ra là ATP, NADPH.
- Khi không có ánh sáng, các phản ứng sáng không diễn ra và không tạo ra sản phẩm. Pha tối không có nguyên liệu cho các phản ứng nên không diễn ra.
Câu 8:
Đáp án B
Cây xanh có khả năng quang hợp. Trong quá trình quang hợp, cây tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ, chuyển hóa quang năng trong ánh sáng mặt trời thành hóa năng trong các liên kết hóa học.
Câu 9:
Đáp án C
Trong hình, ta thấy các NST kép đang co xoắn, màng nhân dần tiêu biến → Tế bào đang ở kì đầu của nguyên phân.
Câu 10:
Đáp án C
Thứ tự đúng các kì trong nguyên phân là kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
Câu 11:
Đáp án A
Sự kiện luôn diễn ra trong kì đầu I - giảm phân là nhiễm sắc thể kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng.
Câu 12:
Đáp án C
Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài do trao đổi chéo dẫn tới hoán vị gen, tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ở đời sau.
Câu 13:
Đáp án B
Trong mỗi tinh trùng có n NST mà 2n = 8 nên trong mỗi tinh trùng sẽ chứa n = 4 NST.
Câu 14:
Đáp án C
- Vào kì sau của nguyên phân, mỗi NST kép tách thành 2 NST đơn nên mỗi tế bào sẽ chứa 4n NST đơn, 0 crômatit và 4n tâm động.
- Ở người, mỗi tế bào có 2n = 46.
→ Mỗi tế bào sinh dưỡng của người ở kì sau của nguyên phân sẽ chứa 92 NST đơn, 0 crômatit và 92 tâm động.
Câu 15:
Đáp án B
Vi sinh vật không có đặc điểm B. Vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập hợp đơn bào.
Câu 16:
Đáp án B
Căn cứ vào nguồn năng lượng, nguồn cacbon vi sinh vật có các kiểu dinh dưỡng:
- Quang tự dưỡng: Ánh sáng – CO2
- Quang dị dưỡng: Ánh sáng – Chất hữu cơ
- Hóa tự dưỡng: Chất vô cơ (NH4+; NO2-…) – CO2
- Hóa dị dưỡng: Chất hữu cơ – Chất hữu cơ
Câu 17:
Đáp án C
Trong gia đình có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện: muối cà, muối dưa, làm sữa chua.
Câu 18:
Đáp án D
- Phương pháp: Sử dụng công thức tính số tế bào tạo thành sau n lần phân chia: Nt = N0 × 2n. Trong đó, N0 là số lượng tế bào ở thời điểm t0; Nt là số lượng tế bào ở thời điểm t; n là số thế hệ.
- Gọi số lần phân chia là n ta có 3840 = 15 × 2n→ n = 8.
Câu 19:
Đáp án D
Các pha trong nuôi cấy không liên tục là tiềm phát, luỹ thừa, cân bằng, suy vong.
Câu 20:
Đáp án D
Trong nuôi cấy liên tục, pha tiềm phát chỉ diễn ra khi cho chất dinh dưỡng ở lần đầu tiên – khi vi sinh vật phải làm quen thích ứng với môi trường.
Câu 21:
Đáp án C
Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vât ở pha suy vong là số lượng sinh ra ít hơn số lượng chết đi.
Câu 22:
Đáp án C
Phát biểu sai là C, làm tương và làm mắm là ứng dụng quá trình phân giải prôtêin.
Câu 23:
Đáp án A
pH làm thay đổi tính thấm chọn lọc qua màng tế bào, hoạt tính enzim của vi sinh vật.
Câu 24:
Đáp án A
Người ta thường sục khí clo vào nước để thanh trùng nước máy, nước bể bơi.
Câu 25:
Đáp án A
Khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối pha 5 - 10 phút vì nước muối gây co nguyên sinh khiến vi sinh vật không phân chia được.
Câu 26:
Đáp án C
Chủng 1: Nguyên dưỡng với axit folic; khuyết dưỡng với Phe.
Chủng 2: Nguyên dưỡng với Phe; khuyết dưỡng: axit folic.
Như vậy, III sai vì hai chủng vi khuẩn lactic 1 và 2 là hai vi khuẩn khuyết dưỡng bố trợ cho nhau đối với 2 nhân tố sinh trưởng là axit folic và phenylalamin. Do vậy, khi nuôi 2 chủng vi sinh vật này, chúng sẽ không thể phát triển được.
Câu 27:
Đáp án D
Thời gian 1 thế hệ là 20 phút → Sau 2h, số lần phân chia là 6 lần.
→ Sau 2h số tế bào của quần thể là: 104.26
Câu 28:
Đáp án D
120 tế bào sinh trứng tạo ra 120 trứng.
Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%.
Vậy số hợp tử hình thành là 120 × 50% = 60 hợp tử.
Câu 29:
Đáp án B
Sử dụng công thức tính số tế bào tạo thành sau n lần phân chia: Nt = N0 × 2n
Ta có Nt = 512.106; N0 = 5.105 → n = 10.
Đổi 5 giờ = 300 phút.
Thời gian thế hệ là: 300 : 10 = 30 phút.
Câu 30:
Đáp án A
- 1 tế bào nguyên phân liên tiếp tạo ra 256 tế bào con. Do đó, 2n = 256 → n = 8 lần nguyên phân.
- Tế bào có bộ NST 2n = 14 nên mỗi tế bào chứa 14 phân tử ADN → số phân tử ADN được tổng hợp mới hoàn toàn từ môi trường là: 14. (28 - 2) = 3556 phân tử.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
A. Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Bản chất của hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng
A. thuỷ phân.
B. ôxi hoá khử.
C. tổng hợp.
D. phân giải.
Câu 2: Ở người (2n = 46), vào kì sau của nguyên phân, trong mỗi tế bào sinh dưỡng có
A. 92 NST kép.
B. 46 crômatit.
C. 92 tâm động.
D. 46 NST đơn.
Câu 3: Cho các nhận định về sự khác biệt giữa kết quả kì cuối I với kì cuối II giảm phân như sau:
Nhận định phân biệt đúng là
A. (II). B. (I).
C. (III). D. (IV).
Câu 4: Xét 3 tế bào sinh dục cái sơ khai nguyên phân 5 lần tạo các tế bào con nhưng chỉ có 6,25% số tế bào con sinh ra trải qua giảm phân. Quá trình thụ tinh tạo ra 6 hợp tử. Hiệu suất thụ tinh của trứng là
A. 25%.
B. 50%.
C. 12,5%.
D. 100%.
Câu 5: Vi sinh vật hoá tự dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ
A. ánh sáng và CO2.
B. ánh sáng và chất hữu cơ.
C. chất vô cơ và CO2.
D. chất hữu cơ.
Câu 6: Dưới đây là đường cong sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục:
Đặt tên cho các pha sinh trưởng?
A. (1) pha sinh trưởng, (2) pha tiềm phát, (3) pha lũy thừa, (4) pha suy vong.
B. (1) pha sinh trưởng, (2) pha lũy thừa, (3) pha tiềm phát, (4) pha suy vong.
C. (1) pha tiềm phát, (2) pha cân bằng, (3) pha lũy thừa, (4) pha suy vong.
D. (1) pha tiềm phát, (2) pha lũy thừa, (3) pha cân bằng, (4) pha suy vong.
Câu 7: Nuôi cấy nấm men rượu trong dung dịch đường glucôzơ, bịt kín để không có oxi phân tử thì sản phẩm thu được sẽ là
A. CO2 và H2O.
B. Rượu êtylic và CO2.
C. Axit lactic.
D. Axit axetic.
Câu 8: Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh là do
A. sữa chua có môi trường axit, ức chế mọi vi sinh vật gây bệnh ưa pH thấp.
B. sữa chua có môi trường axit, ức chế mọi vi sinh vật gây bệnh không ưa pH thấp.
C. sữa chua có môi trường kiềm, ức chế mọi vi sinh vật gây bệnh không ưa pH thấp.
D. sữa chua có môi trường kiềm, ức chế mọi vi sinh vật gây bệnh ưa pH thấp.
B. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
a.Ở thực vật, pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở đâu và tạo ra sản phẩm gì?
b. Nếu không có ánh sáng thì pha tối có xảy ra không? Vì sao?
Câu 2 (3 điểm):
a. Một quần thể vi khuẩn E.coli được nuôi cấy trong môi trường nuôi cấy liên tục, ban đầu có 1000 tế bào. Sau 3 thế hệ, số lượng tế bào thu được sẽ là bao nhiêu?
b. Vi khuẩn lactic (Lactobacillus arabinosus) chủng 1 tự tổng hợp được axit folic (một loại vitamin) và không tự tổng hợp được phêninalanin (một loại axit amin), còn vi khuẩn lactic chủng 2 thì ngược lại. Có thể nuôi 2 chủng vi sinh vật này trên môi trường thiếu axit folic và phêninalanin nhưng đủ các chất dinh dưỡng khác được không? Vì sao?
Câu 3 (1 điểm): Mẹ thường nhắc con: "Ăn kẹo xong phải súc miệng nhiều lần hoặc đánh răng, nếu không rất dễ bị sâu răng". Lời khuyên ấy dựa trên cơ sở khoa học nào?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
A. Trắc nghiệm
1 - B |
2 - C |
3 - A |
4 - D |
5 - C |
6 - D |
7 - B |
8 - B |
Câu 1:
Đáp án B
Bản chất của hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử. Thông qua chuỗi các phản ứng này, phân tử glucôzơ được phân giải dần dần và năng lượng của nó không được giải phóng ồ ạt mà được lấy ra từng phần ở các giai đoạn khác nhau.
Câu 2:
Đáp án C
Ở người (2n = 46), vào kì sau của nguyên phân, các crômatit tách nhau ra thành các NST đơn nên trong mỗi tế bào sinh dưỡng có 92 NST đơn. Mà mỗi NST đơn chỉ có 1 tâm động nên mỗi tế bào sẽ chứa 92 tâm động.
Câu 3:
Đáp án A
Nhận định phân biệt đúng là II.
Ý I sai, ở kì cuối giảm phân II, NST tồn tại ở trạng thái đơn.
Ý III sai, ở kì cuối giảm phân II, tế bào con có n NST đơn; tế bào tham gia giảm phân I có 2n NST kép.
Ý IV sai, ở kì cuối I, tế bào con có n NST kép, tế bào mẹ có 2n NST kép.
Câu 4:
Đáp án D
• Số tế bào con tạo ra sau nguyên phân là: 3 x 25 = 96
• Số tế bào tham gia giảm phân là: 96 x 6,25% = 6.
• Số giao tử cái được tạo ra là: 6 giao tử.
⇒ Quá trình thụ tinh tạo ra 6 hợp tử nên hiệu suất thụ tinh là 6/6 x 100 = 100%
Câu 5:
Đáp án C
Căn cứ vào nguồn năng lượng, nguồn cacbon vi sinh vật có các kiểu dinh dưỡng:
+ Quang tự dưỡng: Ánh sáng – CO2.
+ Quang dị dưỡng: Ánh sáng – Chất hữu cơ.
+ Hóa tự dưỡng: Chất vô cơ (NH4+; NO2-…) – CO2.
+ Hóa dị dưỡng: Chất hữu cơ – Chất hữu cơ.
→ Vi sinh vật hoá tự dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ chất vô cơ và CO2.
Câu 6:
Đáp án D
Đường cong sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục trải qua 4 pha: (1) pha tiềm phát, (2) pha lũy thừa, (3) pha cân bằng, (4) pha suy vong.
Câu 7:
Đáp án B
Trong môi trường không có oxi, nấm men rượu tiến hành quá trình lên men rượu biến đổi đường thành rượu êtylic và CO2.
Câu 8:
Đáp án B
Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh là do sữa chua có môi trường axit, ức chế mọi vi sinh vật gây bệnh không ưa pH thấp.
B. Tự luận
Câu 1:
a.
- Pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở màng tilacôit của lục lạp.
- Sản phẩm của pha sáng là: ATP, NADPH, O2.
b. Không có ánh sáng thì pha tối cũng không xảy ra. Vì không có ánh sáng thì pha sáng không xảy ra mà sản phẩm của pha sáng là ATP và NADPH sẽ là nguyên liệu của pha tối → Pha sáng không xảy ra thì cũng không có nguyên liệu để tiến hành pha tối.
Câu 2:
a. Xác định số lượng tế bào thu được sau 3 thế hệ
Số lượng tế bào ban đầu là N0 = 1000.
Số thế hệ phân chia n = 3.
Số lượng tế bào thu được là: N = N0× 2n = 1000 × 23 = 8000.
b.
- Hai chủng vi khuẩn lactic 1 và 2 là hai vi khuẩn khuyết dưỡng bố trợ cho nhau đối với 2 nhân tố sinh trưởng là axit folic và phênilalamin nên khi cùng nuôi 2 chủng vi sinh vật này trên môi trường không có hai nhân tố sinh trưởng này thì chúng không thể phát triển được.
- Tuy nhiên, nếu nuôi lâu 2 chủng vi khuẩn này trên môi trường đầy đủ dinh dưỡng thì chúng có thể hình thành cầu tiếp hợp giữa 2 chủng vi khuẩn, tạo ra chủng nguyên dưỡng đối với 2 nhân tố sinh trưởng axit folic và phêninalanine. Khi đem chủng lai này nuôi trên môi trường thiếu axit folic và phêninalanin thì chúng có thể phát triển được.
Câu 3:
Trong khoang miệng có rất nhiều loại vi khuẩn đặc trưng như trực khuẩn và cầu khuẩn, nấm men,… trong số đó luôn có nhóm vi khuẩn lactic phổ biến là Streptococcus mutans là loại lên men lactic đồng hình. Khi ăn kẹo xong mà không súc miệng hay đánh răng thì trong miệng sẽ có đường. Vi khuẩn này sẽ tiến hành chuyển đường thành lactic ăn mòn chân răng, tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật khác tấn công răng, gây sâu răng.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Câu 1:Ở những tế bào có nhân chuẩn,hoạt động hô hấp xảy ra chủ yếu ở loại bào quan nào sau đây?
A.không bào.
B.ti thể.
C.lục lạp.
D.ribôxôm.
Câu 2: Quá trình đường phân xảy ra ở
A. nhân tế bào
B. lớp màng kép của ti thể.
C. bào tương.
D. chất nền của ti thể.
Câu 3: Ở vi khuẩn hô hấp hiếu khí, khi phân giải 1 phân tử glucôzơ thì chúng sẽ tích lũy được bao nhiêu phân tử ATP ?
A. 34.
B. 48
C. 32.
D. 30.
Câu 4: Sản phẩm tạo ra ở pha sáng của quá trình quang hợp là
A. các điện tử được giải phóng từ phân li nước.
B. sắc tố quang hợp.
C. sự giải phóng ôxi.
D. ATP, NADPH và O2.
Câu 5:Năng lượng cung cấp cho các phản ứng trong pha tối chủ yếu lấy từ
A.ánh sáng mặt trời.
B.ATP do các ti thể trong tế bào cung cấp.
C.ATP và NADPH từ pha sáng của quang hợp.
D.tất cả các nguồn năng lượng trên.
Câu 6: Đối với sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế
A. sinh sản.
B. sinh trưởng và phát triển.
C. tái sinh mô.
D. tạo giao tử.
Câu 7:Bệnh ung thư là 1ví dụ về
A.chu kì tế bào diễn ra ổn định.
B.sự phân chia tế bào được điều khiển bằng một hế thống điều hòa rất tinh vi.
C.sự điều khiển chặt chẽ chu kì tế bào của cơ thể.
D.hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể.
Câu 8: Trong quá trình phân bào, NST phải co xoắn tối đa trước lúc bước vào kì sau. Ý nghĩa quan trọng nhất của sự co xoắn là
A.giúp tế bào phân chia thành hai tế bào con.
B.giúp NST kép dễ dàng tách ra thành NST đơn.
C.giúp NST dễ dàng trượt về hai cực của tế bào.
D.giúp NST dễ dàng bám lên sợi vô sắc.
Câu 9:Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A.Tế bào sinh dưỡng.
B.Tế bào sinh dục chín.
C.Giao tử.
D.Tế bào xôma.
Câu 10: Hình vẽ sau minh hoạ cho kì nào của quá trình giảm phân?
A. Kì sau I.
B. Kì đầu II.
C. Kì sau II.
D. Kì cuối II.
Câu 11: Một tế bào sinh tinh, qua giảm phân tạo ra mấy tinh trùng?
A. 2.
B. 4.
C. 8.
D. 1 tinh trùng và 3 thể cực.
Câu 12: Đặc điểm có ở kì giữa I của giảm phân và không có ở kì giữa của nguyên phân là
A.nhiễm sắc thể ở trạng thái kép.
B.các nhiễm sắc thể sắp xếp 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
C.các nhiễm sắc thể kép tương đồng tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
D.các nhiễm sắc thể co xoắn tối đa.
Câu 13: Trong các đặc điểm sau đây, có bao nhiêu đặc điểm đúng với vi sinh vật?
(1) Phân bố rộng.
(2) Sinh trưởng và sinh sản rất nhanh.
(3) Kích thước nhỏ.
(4) Cơ thể đơn bào hoặc đa bào.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 14: Căn cứ để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật gồm
A. nguồn năng lượng và khí CO2.
B. nguồn cacbon và nguồn năng lượng.
C. ánh sáng và nhiệt độ.
D. ánh sáng và nguồn cacbon.
Câu 15: Kiểu dinh dưỡng của vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục là
A. quang tự dưỡng.
B. hóa tự dưỡng.
C. quang dị dưỡng
D. hóa dị dưỡng.
Câu 16: Trong sơ đồ chuyển hoá sau đây chất X là
A. rượu êtilic.
B. axit lactic.
C. axit xitric.
D. axit axêtic.
Câu 17: Thế nào là sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Sinh trưởng ở vi sinh vật được hiểu là quá trình lớn lên của tế bào.
B. Sinh trưởng ở vi sinh vật là sự phân chia tế bào.
C. Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
D. Sinh trưởng ở vi sinh vật là quá trình tế bào thực hiện trao đổi chất với môi trường.
Câu 18:Sự sinh trưởng của vi sinh vật không thể xét riêng từng cơ thể mà phải xét trên cả một quần thể vì
A. vi sinh vật là những cơ thể đơn bào.
B.vi sinh vật có kích thước tế bào nhỏ bé.
C.vi sinh vật là những cơ thể thuộc tế bào nhân sơ.
D.vi sinh vật là một tập đoàn đơn bào.
Câu 19: Thời gian thế hệ của quần thể vi sinh vật càng nhỏ chứng tỏ
A. số lần phân chia càng ít.
B. số lượng tế bào càng giảm.
C. tốc độ sinh trưởng càng chậm.
D. tốc độ sinh trưởng càng nhanh.
Câu 20:Có bao nhiêu giải thích đúng khi nói: Dạ dày – ruột ở người là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật?
1. Dạ dày và ruột người luôn nhận được chất dinh dưỡng bổ sung.
2. Dạ dày và ruột người không có sự rút bỏ sinh khối ra bên ngoài.
3. Dạ dày và ruột người luôn thải các sản phẩm dị hóa.
4. Các vi khuẩn trong dạ dày và ruột không bị chết đi.
A.2.
B. 1.
C.4.
D. 3.
Câu 21:Khi thực hành, một học sinh thắc mắc: Vì sao lọ dưa muối của mình có một lớp váng trắng trên bề mặt nước dưa, khác với những lọ dựa muối của các bạn. Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là
A.vi khuẩn lactic bị ức chế.
B.vi khuẩn gây thối phát triển.
C.nấm sợi, nấm men phát triển.
D.cả A,B vàC đúng.
Câu 22: Con người có thể sử dụng các tia nào sau đây để diệt vi sinh vật có hại?
A. tia tử ngoại.
B. tia gamma.
C. tia chớp.
D. A và B.
Câu 23: Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4 – 1,5; KH2PO4 – 1,0; MgSO4 – 0,2; CaCl2 – 0,1; NaCl – 5,0. Cho các phát biểu sau:
(1) Môi trường trên là môi trường bán tổng hợp.
(2) Vi sinh vật phát triển trên môi trường này có kiểu dinh dưỡng là quang tự dưỡng.
(3) Nguồn cacbon của vi sinh vật này là CO2.
(4) Nguồn năng lượng của vi sinh vật này là từ các chất vô cơ.
(5) Nguồn nitơ của vi sinh vật này là (NH4)3PO4.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 24: Khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đến vi sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Người ta sử dụng nhiệt độ cao để thanh trùng.
(2) Dựa vào khả năng chịu nhiệt, chia làm 2 nhóm vi sinh vật là vi sinh vật ưa ấm và vi sinh vật ưa nhiệt.
(3) Nhiệt độ thấp trong tủ lạnh làm cho vi sinh vật gây bệnh ở người sẽ chết.
(4) Vi sinh vật kí sinh động vật thích hợp nhiệt độ từ 30oC – 40oC.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 25: Vì sao khi rửa rau sống, chúng ta nên ngâm trong nước muối pha 5 – 10 phút?
A. Vì nước muối gây dãn nguyên sinh làm cho vi sinh vật bị vỡ ra.
B. Vì nước muối vi sinh vật không phát triển.
C. Vì nước muối gây co nguyên sinh, vi sinh vật không phân chia được.
D. Vì nước muối làm vi sinh vật chết lập tức.
Câu 26: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 48, 1 tế bào sinh dưỡng của loài này nguyên phân liên tiếp 5 lần tạo các tế bào con. Tổng số nhiễm sắc thể đơn trong tất cả các tế bào con là
A. 3072.
B. 1536.
C. 240.
D. 768.
Câu 27: Ở một loài động vật (2n = 40), có 5 tế bào sinh dục đực vùng chín thực hiện quá trình giảm phân, số nhiễm sắc thể có trong tất cả các tế bào con sau giảm phân là
A. 800.
B. 200.
C. 600.
D. 400.
Câu 28: Có 7 tế bào vi sinh vật có thời gian của một thế hệ là 30 phút. Số tế bào tạo ra từ các tế bào nói trên sau 3 giờ là bao nhiêu?
A. 192.
B. 384.
C. 540.
D. 448.
Câu 29: Tổng khối lượng các phân tử ADN trong nhân của một loài sinh vật nhân thực (2n = 8) là 24.104 đvC. Một tế bào của loài sinh vật này tiến hành nguyên phân một số đợt. Khi lấy tất cả các tế bào đang ở kì sau của lần nguyên phân cuối cùng, người ta tính được tổng khối lượng của các phân tử ADN trong nhân là 384.104 đvC. Số phân tử ADN được tổng hợp hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường là
A. 240.
B. 112.
C. 48.
D. 16.
Câu 30: Từ 10 tế bào sinh dục sơ khai đực (tinh nguyên bào) nguyên phân liên tiếp 5 lần tạo thành các tế bào con, 100% tế bào con tạo thành đều trở thành tế bào sinh tinh để giảm phân tạo thành tinh trùng. Tất cả các tinh trùng sau đó đều tham gia thụ tinh nhưng chỉ tạo thành duy nhất 1 hợp tử. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng gần bằng
A. 0,01%.
B. 0,001%.
C. 0,078%.
D. 0,313%.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
1 - B |
2 - C |
3 - B |
4 - D |
5 - C |
6 - A |
7 - D |
8 - C |
9 - B |
10 - B |
11 - B |
12 - C |
13 - C |
14 - B |
15 - A |
16 - B |
17 - C |
18 - A |
19 - D |
20 - A |
21 - D |
22 - D |
23 - C |
24 - B |
25 - C |
26 - B |
27 - D |
28 - D |
29 - B |
30 - C |
Câu 1:
Đáp án B
Ở những tế bào có nhân chuẩn,hoạt động hô hấp xảy ra chủ yếu ở ti thể.
Câu 2:
Đáp án C
Quá trình đường phân xảy ra ở tế bào chất (bào tương).
Câu 3:
Đáp án B
Ở vi khuẩn hô hấp hiếu khí, khi phân giải 1 phân tử glucôzơ thì chúng sẽ tích lũy được 38 ATP.
Câu 4:
Đáp án D
Sản phẩm tạo ra ở pha sáng của quá trình quang hợp là: ATP, NADPH và O2.
Câu 5:
Đáp án C
Năng lượng cung cấp cho các phản ứng trong pha tối chủ yếu lấy từATP và NADPH từ pha sáng của quang hợp.
Câu 6:
Đáp án A
Đối với sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản vô tính.
Câu 7:
Đáp án D
Bệnh ung thư là 1ví dụ về hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể. Khi đó, tế bào phân chia liên tục tạo thành các khối u.
Câu 8:
Đáp án C
Trong quá trình phân bào, NST phải co xoắn tối đa trước lúc bước vào kì sau. Ý nghĩa quan trọng nhất của sự co xoắn là giúp NST dễ dàng trượt về hai cực của tế bào, tránh hiện tượng va chạm làm đứt gãy các NST.
Câu 9:
Đáp án B
Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở tế bào sinh dục chín.
Câu 10:
Đáp án B
Nhiễm sắc thể tồn tại ở trạng thái kép nhưng không có cặp tương đồng nên ở kì đầu II.
Câu 11:
Đáp án B
Một tế bào sinh tinh qua giảm phân tạo ra 4 tinh trùng.
Câu 12:
Đáp án C
Đặc điểm có ở kì giữa I của giảm phân và không có ở kì giữa của nguyên phân là các nhiễm sắc thể kép tương đồng tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Câu 13:
Đáp án C
- Vi sinh vật có đặc điểm:
(1) Phân bố rộng.
(2) Sinh trưởng và sinh sản rất nhanh.
(3) Kích thước nhỏ.
- (4) sai vì vi sinh vật có cấu tạo đơn bào hoặc tập hợp đơn bào.
Câu 14:
Đáp án B
Căn cứ vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon ta chia ra các kiểu dinh dưỡng: quang tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa tự dưỡng, hóa dị dưỡng.
Câu 15:
Đáp án A
Kiểu dinh dưỡng của vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục là quang tự dưỡng. Những vi sinh vật này sẽ:
+ Sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng.
+ Nguồn cacbon là CO2.
Câu 16:
Đáp án B
Vi khuẩn lactic sẽ tiến hành lên men lactic tạo ra axit lactic.
Câu 17:
Đáp án C
Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
Câu 18:
Đáp án A
Sự sinh trưởng của vi sinh vật không thể xét riêng từng cơ thể mà phải xét trên cả một quần thể vì vi sinh vật là những cơ thể đơn bào.
Câu 19:
Đáp án D
Thời gian thế hệ (kí hiệu là g) là thời gian cần cho một tế bào phân chia hay quần thể nhân đôi về mặt số lượng cá thể. Như vậy, thời gian thế hệ của quần thể vi sinh vật càng nhỏ chứng tỏ tốc độ sinh trưởng càng nhanh.
Câu 20:
Đáp án A
Giải thích đúng khi nói: Dạ dày – ruột ở người là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật là:
1. Dạ dày và ruột người luôn nhận được chất dinh dưỡng bổ sung.
3. Dạ dày và ruột người luôn thải các sản phẩm dị hóa.
Câu 21:
Đáp án D
Khi thực hành, một học sinh thắc mắc: Vì sao lọ dưa muối của mình có một lớp váng trắng trên bề mặt nước dưa, khác với những lọ dựa muối của các bạn. Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là vi khuẩn lactic bị ức chế tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây thối, nấm sợi, nấm men phát triển.
Câu 22:
Đáp án D
Dựa vào mức độ ảnh hưởng của ánh sáng đối với sự sinh trưởng vi sinh vật thì tia tử ngoại, tia gamma, tia Ronghen, tia vũ trụ có khả năng là ion hóa hoặc biến tính các axit nuclêic, prôtêin của chúng dẫn đến vi sinh vật có thể chết.
Câu 23:
Đáp án C
(1) sai vì môi trường trên đã biết thành phần các chất dinh dưỡng nên đây là môi trường tổng hợp.
(2) đúng vì môi trường có ánh sáng, giàu CO2 → hình thức dinh dưỡng là quang tự dưỡng.
(3) đúng vì nguồn cacbon của vi sinh vật này là CO2.
(4) sai vì nguồn năng lượng là ánh sáng.
(5) đúng vì nguồn nitơ của vi sinh vật này là (NH4)3PO4.
Câu 24:
Đáp án B
(1) đúng vì người ta sử dụng nhiệt độ cao để thanh trùng.
(2) sai vì dựa vào khả năng chịu nhiệt chia VSV thành 4 nhóm: VSV ưa lạnh, VSV ưa ấm, VSV ưa nhiệt, VSV ưa siêu nhiệt.
(3) sai vì nhiệt độ thấp trong tủ lạnh chỉ kìm hãm sự sinh trưởng của VSV mà không giết chết được VSV.
(4) đúng vì nhiệt độ của cơ thể động vật thường là từ 30oC – 40oC nên vi sinh vật kí sinh động vật thích hợp nhiệt độ từ 30oC – 40oC.
Câu 25:
Đáp án C
Khi ta rửa rau, chúng ta nên ngâm trong nước muối từ 5 – 10 phút để vi sinh vật sống trên rau sẽ bị thay đổi nồng độ các ion khoáng dẫn đến thay đổi áp suất thẩm thấu và độ ẩm môi trường → dẫn dến hiện tượng co nguyên sinh và vi sinh vật không thể phân chia được.
Câu 26:
Đáp án B
1 tế bào nguyên phân 5 lần tạo 25 = 32 tế bào con.
Qua nguyên phân sẽ tạo ra các tế bào con có cùng bộ NST nên mỗi tế bào có 2n = 48 → Số NST có trong 32 tế bào: 2n × 32 = 48 × 32 = 1536 NST.
Câu 27:
Đáp án D
5 tế bào sinh dục chín giảm phân sẽ tạo ra 5 × 4 = 20 tinh trùng.
Mà mỗi tinh trùng chứa n NST = 20.
→ Số NST trong các tế bào con là: 20 × 20 = 400 NST.
Câu 28:
Đáp án D
Đổi 3 giờ = 180 phút.
Số lần phân chia của các tế bào là: 180 : 30 = 6 lần.
7 tế bào phân chia 6 lần, số lượng tế bào tạo thành là 7 × 26 = 448.
Câu 29:
Đáp án B
- Mỗi tế bào (2n = 8) trong nhân có 8 phân tử ADN và tổng khối lượng của 8 phân tử ADN là 24.104đvC.
- Một tế bào nguyên phân k lần tạo ra 2k tế bào con → Số tế bào con tạo ra 2k = (384.104) : (24.104) = 16 tế bào.
→ Tổng số phân tử ADN con được tổng hợp = 16 × 8 = 128 phân tử.
→ Tổng số phân tử ADN con được tổng hợp hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường là: 128 – 8 × 2 = 112 phân tử (nhân 2 vì mỗi phân tử ADN ban đầu có 2 mạch, mà mỗi mạch đó lại nằm trong 1 phân tử ADN khác nhau).
Câu 30:
Đáp án C
Từ 10 tế bào sinh dục sơ khai đực (tinh nguyên bào) nguyên phân liên tiếp 5 lần tạo: 10 × 25 = 320 tế bào sinh tinh.
320 tế bào sinh tinh giảm phân tạo 320 × 4 = 1280 tinh trùng.
Trong 1280 tinh trùng được tạo ra chỉ có 1 tinh trùng được thụ tinh → Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là: 1 : 1280 x 100% = 0,078%.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
A. Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Ôxi được giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ
A. pha tối nhờ quá trình phân li nước.
B. pha sáng nhờ quá trình phân li nước.
C. pha tối nhờ quá trình phân li CO2.
D. pha sáng nhờ quá trình phân li CO2.
Câu 2: Con đường phân giải cabohiđrat tạo ra nhiều năng lượng nhất là
A. hô hấp hiếu khí.
B. hô hấp kị khí.
C. lên men.
D. hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí.
Câu 3: NST dễ quan sát nhất vào kì nào của nguyên phân?
A. Kì đầu.
B. Kì giữa.
C. Kì sau.
D. Kì cuối.
Câu 4: Cho các phát biểu sau về sự khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân:
I. Xảy ra trong 2 loại tế bào khác nhau.
II. Không có trao đổi chéo và có trao đổi chéo.
III. Sự tập trung các NST ở kì giữa nguyên phân và giảm phân II.
IV. Sự phân li NST ở kì sau nguyên phân và kì sau giảm phân II.
Số phát biểu không đúng là
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 5: Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng và lấy bớt sản phẩm chuyển hoá gọi là
A. môi trường cơ bản.
B. môi trường tự nhiên.
C. môi trường nuôi cấy không liên tục.
D. môi trường nuôi cấy liên tục.
Câu 6: Vi sinh vật quang tự dưỡng sử dụng nguồn cacbon và nguồn năng lượng là
A. CO2, ánh sáng.
B. chất hữu cơ, ánh sáng.
C. CO2, chất hoá học.
D. chất hữu cơ, chất hoá học.
Câu 7: Cơ chế tác động của kháng sinh là
A. diệt khuẩn có tính chọn lọc.
B. ôxi hoá các thành phần tế bào.
C. gây biến tính các prôtêin.
D. bất hoạt các prôtêin.
Câu 8: Ở gà 2n=78,một tế bào sinh tinh thực hiện nguyên phân liên tiếp 3 lần, các tế bào con tạo ra đều tham gia giảm phân tạo tinh trùng.Số tinh trùng tạo thành trong quá trình giảm phân là
A.3.
B.16.
C.32.
D.8.
B. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (1 điểm): So sánh điểm khác nhau của hô hấp và quang hợp theo bảng sau:
Tiêu chí so sánh |
Hô hấp |
Quang hợp |
Bào quan xảy ra |
|
|
Đồng hóa |
|
|
Dị hóa |
|
|
Số giai đoạn thực hiện |
|
|
Câu 2 (3 điểm):
a. Trình bày những diễn biến chính trong 4 kì của nguyên phân?
b. Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì giữa của nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy?
Câu 3 (2 điểm):
a. Ở ruồi giấm (2n = 8), xét 1 tế bào xảy ra nguyên phân. Hãy xác định:
- Số tâm động ở kì đầu.
- Số crômatit ở kì giữa và kì sau.
- Số NST đơn ở kì cuối.
b. Một tế bào vi khuẩn sau 10 giờ nuôi cấy được 1024 tế bào. Cho biết thời gian phân chia mỗi lần là như nhau, trong thời gian này không có tế bào bị chết. Hãy xác định số lượng tế bào vi khuẩn ở thời điểm nuôi cấy được 6 giờ 30 phút.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
A. Trắc nghiệm
1 - B |
2 - A |
3 - B |
4 - C |
5 - C |
6 - A |
7 - A |
8 - C |
Câu 1:
Đáp án B
Ôxi được giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ pha sáng nhờ quá trình phân li nước.
Câu 2:
Đáp án A
Con đường phân giải cabohiđrat tạo ra nhiều năng lượng nhất là hô hấp hiếu khí. Còn hô hấp kị khí và lên men thì một phần năng lượng vẫn được tích lũy trong các sản phẩm trung gian.
Câu 3:
Đáp án B
Tại kì giữa của quá trình nguyên phân, NST co xoắn cực đại tạo thành hình dạng đặc trưng → NST dễ quan sát nhất vào kì giữa của nguyên phân.
Câu 4:
Đáp án C
I. Đúng. Nguyên phân xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai, giảm phân xảy ra ở tế bào sinh dục thời kì chín.
II. Đúng. Nguyên phân không có hiện tượng trao đổi chéo, giảm phân có hiện tượng trao đổi chéo ở kì đầu I.
III. Sai. Ở kì giữa của nguyên phân và giảm phân II, các NST đều tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
IV. Sai. Ở kì sau nguyên phân và kì sau giảm phân II đều xảy ra sự phân li của các NST kép.
Câu 5:
Đáp án C
Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng và lấy bớt sản phẩm chuyển hoá gọi là môi trường nuôi cấy không liên tục.
Câu 6:
Đáp án A
Vi sinh vật quang tự dưỡng sử dụng nguồn cacbon và nguồn năng lượng là CO2, ánh sáng.
Câu 7:
Đáp án A
Cơ chế tác động của kháng sinh là diệt khuẩn có tính chọn lọc, thường được dùng trong y tế, thú y,…
Câu 8:
Đáp án C
Số tế bào sinh tinh được tạo ra: 23 = 8 tế bào.
Mỗi tế bào sinh tinh giảm phân tạo được 4 tinh trùng → Số tinh trùng tạo thành trong quá trình giảm phân là: 8 x 4 = 32 tinh trùng.
B. Tự luận
Câu 1:
So sánh điểm khác nhau của hô hấp và quang hợp:
Tiêu chí so sánh |
Hô hấp |
Quang hợp |
Bào quan xảy ra |
Ti thể |
Lục lạp |
Đồng hóa |
Không |
Có |
Dị hóa |
Có |
Không |
Số giai đoạn thực hiện |
3 |
2 |
Câu 2:
a. Diễn biến chính trong 4 kì của nguyên phân:
- Kì đầu: NST dần co xoắn, màng nhân và nhân con dần tiêu biến, thoi phân bào được hình thành.
- Kì giữa: NST co xoắn cực đại, sắp xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo, thoi phân bào đính vào 2 phía của NST kép tại tâm động.
- Kì sau: 2 nhiễm sắc tử của NST kép tách nhau ở tâm động, mỗi nhiễm sắc tử tiến về một cực của tế bào.
- Kì cuối: NST tháo xoắn, màng nhân và nhân con xuất hiện, thoi phân bào biến mất.
b. Nếu ở kì giữa của nguyên phân thoi phân bào bị phá hủy thì các nhiễm sắc tử của NST kép không thể di chuyển về 2 cực của tế bào để phân chia thành 2 tế bào con. Điều này sẽ làm hình thành tế bào tứ bội 4n.
Câu 3:
a. Một tế bào sinh dưỡng 2n = 8 nguyên phân. Trong một tế bào có:
- Số tâm động ở kì đầu: 8.
- Số crômatit ở kì giữa và kì sau: 16, 0.
- Số NST đơn ở kì cuối: 8.
b.
- 1 tế bào sau 10 giờ tạo thành 1024 = 210 tế bào → Có 10 lần phân chia trong 10 giờ → Thời gian thế hệ là 60 phút.
- Sau 6h30’ thì số lần phân chia là 6 và đang ở lần phân chia thứ 7 → Số tế bào có ở thời điểm 6h30’ là 26 = 64 tế bào.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
Câu 1: Năng lượng chủ yếu được tạo ra từ quá trình hô hấp tế bào là
A. NADH.
B. ATP.
C. ADP.
D. FADH2.
Câu 2: Ở tảo sự hô hấp hiếu khí diễn ra tại
A. tế bào chất.
B. ti thể.
C. trong các bào quan.
D. màng sinh chất.
Câu 3: Sơ đồ tóm tắt nào sau đây thể hiện đúng quá trình đường phân?
A. Glucôzơ → H2O + năng lượng.
B. Glucôzơ → axit piruvic + năng lượng.
C. Glucôzơ → CO2 + năng lượng.
D. Glucôzơ → CO2 + H2O.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cơ chế của quang hợp?
A. Chỉ có pha sáng, không có pha tối.
B. Pha tối xảy ra trước, pha sáng sau.
C. Pha sáng diễn ra trước, pha tối sau.
D. Pha sáng và pha tối diễn ra đồng thời.
Câu 5: Trong quá trình quang hợp, ôxi phân tử được tạo ra tại
A. pha sáng, ở chất nền lục lạp.
B. pha sáng, màng tilacôit.
C. pha tối, ở chất nền lục lạp.
D. pha tối, màng tilacôit.
Câu 6:Sản phẩm tạo ra trong chuỗi phản ứng tối của quá trình quang hợp là
A.C6H12O6; O2.
B. C6H12O6.
C.H2O; ATP; O2.
D. C6H12O6; H2O; ATP.
Câu 7:Nói về chu kì tế bào, phát biểu nào sau đây sai?
A.Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều bằng nhau.
B.Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân.
C.Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào.
D.Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào.
Câu 8:Trong nguyên phân, thứ tự các kì của giai đoạn phân chia nhân là
A.kì đầu → kì sau→kì giữa→ kì cuối.
B.kì đầu→ kì giữa → kì cuối → kì sau.
C.kì đầu → kì sau → kì cuối → kì giữa.
D.kì đầu → kì giữa → kì sau → kì cuối.
Câu 9: NST dễ quan sát nhất vào kì nào của nguyên phân?
A. Kì đầu.
B. Kì giữa.
C. Kì sau.
D. Kì cuối.
Câu 10:Trong phân bào nguyên phân, nguyên nhân chủ yếu làm cho tế bào con luôn có bộ NST giống tế bào mẹ là do
A.các kì diễn ra một cách tuần tự và liên tiếp nhau.
B.ở kì sau, các NST tách nhau ra và trượt về hai cực tế bào.
C.NST nhân đôi thành NST kép, sau đó chia cho hai tế bào con.
D.NST nhân đôi, sau đó phân chia đồng đều cho hai tế bào con.
Câu 11: Ở giai đoạn nào của quá trình giảm phân các nhiễm sắc thể ở trạng thái kép và xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của tế bào?
A. Kì sau II.
B. Kì giữa II.
C. Kì sau I.
D. Kì giữa I.
Câu 12: Một tế bào của loài người có bộ NST lưỡng bội 2n = 46 thực hiện giảm phân. Số crômatit có trong một tế bào ở kì đầu II là
A. 23.
B. 46.
C. 69.
D. 92.
Câu 13: Sinh vật sử dụng CO2 làm nguồn cacbon chủ yếu và chất vô cơ làm nguồn năng lượng thì có kiểu dinh dưỡng là
A. quang tự dưỡng.
B. hóa dị dưỡng.
C. quang dị dưỡng.
D. hóa tự dưỡng.
Câu 14: Vi sinh vật sống kí sinh trong cơ thể người thuộc nhóm vi sinh vật nào sau đây?
A. Nhóm ưa nóng.
B. Nhóm ưa lạnh.
C. Nhóm ưa ấm.
D. Nhóm chịu nhiệt.
Câu 15: Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng hình thức nào sau đây?
A. Nảy chồi.
B. Phân đôi.
C. Hữu tính.
D. Tiếp hợp.
Câu 16:Trong nuôi cấy không liên tục, trình tự các pha là
A.pha tiềm phát → pha lũy thừa → pha suy vong →pha cân bằng.
B.pha lũy thừa → pha tiềm phát → pha suy vong → pha cân bằng.
C.pha cân bằng → pha lũy thừa → pha tiềm phát → pha cân bằng.
D.pha tiềm phát → pha lũy thừa → pha cân bằng → pha suy vong.
Câu 17: Trong nuôi cấy không liên tục để thu được nhiều VSV nhất người ta tiến hành thu ở pha nào?
A. Pha tiềm phát.
B. Pha luỹ thừa.
C. Pha cân bằng.
D. Pha suy vong.
Câu 18: Cho các quá trình sau:
(1) Sản xuất sinh khối thu nhận prôtêin đơn bào.
(2) Muối dưa cải chua.
(3) Lên men sữa chua.
(4) Sản xuất kháng sinh.
(5) Sản xuất tương.
Các hình thức thuộc kiểu nuôi cấy không liên tục là
A. (2), (3), (5).
B. (1), (2), (4).
C. (3), (4), (5).
D. (2), (3), (4).
Câu 19:Việc sản xuất tương, nước chấm là ứng dụng của quá trình
A.lên men lactic.
B.phân giải pôlisacarit.
C.phân giải prôtêin.
D.lên men rượu.
Câu 20: Thực phẩm có thể giữ được khá lâu trong tủ lạnh vì
A. nhiệt độ thấp có thể diệt khuẩn.
B. nhiệt độ thấp làm cho thức ăn đông lại, vi khuẩn không thể phân huỷ được.
C. trong tủ lạnh vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động được.
D. nhiệt độ thấp trong tủ lạnh ức chế hoạt động của các vi sinh vật.
Câu 21: Đa số khi đưa vi sinh vật vào môi trường nhiều đường hoặc muối đậm đặc thì tế bào vi sinh vật
A. bị rút nước ra ngoài làm chúng không phân chia được.
B. rút đường, muối vào trong tế bào vì vậy tăng áp suất thẩm thấu và tế bào chết.
C. rút đường, muối và nước vào trong tế bào làm tế bào trương lên và vỡ ra.
D. bịrút nước ra ngoài làm giảm áp suất thẩm thấu tế bào vì vậy tế bào chết.
Câu 22: Thế nào là môi trường tổng hợp?
A. Môi trường mà chất dinh dưỡng có cả ở động vật và thực vật.
B. Môi trường mà thành phần các chất hoá học đã được biết.
C. Môi trường có đủ các thành phần (cacbohiđrat, lipit, prôtêin, muối,…).
D. Môi trường mà thành phần các chất hoá học và số lượng đã được biết.
Câu 23:Cho 3 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm chứa các chất sau:
- Ống 1 chứa nước + saccarôzơ 10%.
- Ống 2 chứa nước + saccarôzơ 10% + 2g bột nấm men.
- Ống 3 chứa nước + 2g bột nấm men.
Lắc đều, đậy kín, để 3 – 4 giờ. Ống nghiệm nào xảy ra hiện tượng lên men rượu?
A.Ống 1.
B.Ống 2.
C.Ống 3.
D.Không ống nào.
Câu 24: Môi trường nào sau đây có chứa ít vi khuẩn ký sinh gây bệnh hơn các môi trường còn lại?
A. Trong không khí.
B. Trong sữa chua.
C. Trong đất ẩm.
D. Trong máu động vật.
Câu 25: Hiện tượng cơm thiu là do vi sinh vật tiết enzim phân giải chất gì?
A. Prôtêin.
B. Tinh bột.
C. Xenlulôzơ.
D. Lipit.
Câu 26: Trong 1 quần thể vi sinh vật, ban đầu có 104 tế bào. Thời gian 1 thế hệ là 20 phút, số tế bào trong quần thể sau 2 giờ là
A. 104.24.
B. 104.25.
C. 104.23.
D. 104.26.
Câu 27: Loài vi khuẩn A có g = 45 phút. Cho 200 cá thể của loài được sinh trưởng trong môi trường nuôi cấy liên tục và sau một thời gian, người ta thu được tất cả 3200 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Hãy tính thời gian nuôi cấy của nhóm cá thể ban đầu.
A. 4,5 giờ.
B. 1,5 giờ.
C. 2 giờ.
D. 3 giờ.
Câu 28: Ở ruồi giấm 2n = 8, quá trình nguyên phân liên tiếp diễn ra từ một tế bào sinh dục sơ khai đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 120 nhiễm sắc thể đơn. Số đợt nguyên phân đã diễn ra là
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 6.
Câu 29: Có 10 tế bào sinh tinh của một loài động vật lưỡng bội (2n) tiến hành giảm phân sinh tinh trùng, đã cần môi trường cung cấp nguyên liệu tương ứng với 240 NST đơn. Bộ NST lưỡng bội của loài là
A. 2n = 24.
B. 2n = 12.
C. 2n = 48.
D. 2n = 36.
Câu 30: Số hợp tử được tạo thành từ 160 tinh trùng và 256 trứng là 40, hiệu suất thụ tinh của trứng và tinh trùng lần lượt là
A. 15,625%; 25%.
B. 40%; 35%.
C. 12,5%; 36%.
D. 16%; 22,5%.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
1 - B |
2 - B |
3 - B |
4 - C |
5 - B |
6 - B |
7 - A |
8 - D |
9 - B |
10 - B |
11 - D |
12 - B |
13 - D |
14 - C |
15 - B |
16 - D |
17 - C |
18 - A |
19 - C |
20 - D |
21 - A |
22 - D |
23 - B |
24 - B |
25 - B |
26 - D |
27 - D |
28 - A |
29 - A |
30 - A |
Câu 1:
Đáp án B
Năng lượng chủ yếu được tạo ra từ quá trình hô hấp tế bào là ATP.
Câu 2:
Đáp án B
Sự hô hấp hiếu khí diễn ra ở ti thể.
Câu 3:
Đáp án B
Đường phân xảy ra trong bào tương. Sơ đồ tóm tắt thể hiện đúng quá trình đường phân là Glucôzơ → axit piruvic + năng lượng.
Câu 4:
Đáp án C
Quá trình quang hợp diễn ra theo 2 pha gồm pha sáng và pha tối. Pha sáng diễn ra trước, pha tối sau.
Câu 5:
Đáp án B
- Quá trình quang hợp gồm 2 pha: Pha sáng diễn ra ở màng tilacôit và pha tối diễn ra ở chất nền ti thể.
- Trong pha sáng, năng lượng áng mặt trời được dùng để tiến hành các phản ứng, trong đó có phản ứng quang phân li nước. Sản phẩm quang phân li nước tạo ra O2.
→ Ôxi phân tử được tạo ra tại pha sáng, ở màng tilacôit.
Câu 6:
Đáp án B
Sản phẩm tạo ra trong chuỗi phản ứng tối của quá trình quang hợp làC6H12O6.
Câu 7:
Đáp án A
A sai vì chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể là khác nhau, có loại tế bào có chu kì tế bào ngắn nhưng cũng có loại tế bào có chu kì tế bào dài.
Câu 8:
Đáp án D
Trong nguyên phân, thứ tự các kì của giai đoạn phân chia nhân là: kì đầu → kì giữa → kì sau → kì cuối.
Câu 9:
Đáp án B
NST được quan sát rõ nhất khi NST co xoắn cực đại →NST dễ quan sát nhất vào kì giữa của nguyên phân.
Câu 10:
Đáp án B
Trong phân bào nguyên phân, nguyên nhân chủ yếu làm cho tế bào con luôn có bộ NST giống tế bào mẹ là doở kì sau, các NST kép tách nhau ra và trượt đồng đều về hai cực tế bào.
Câu 11:
Đáp án D
Ở kì giữa I, các nhiễm sắc thể ở trạng thái kép và xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của tế bào.
Câu 12:
Đáp án B
Ở kì đầu II, mỗi tế bào có n NST kép → có 2n crômatit = 46.
Câu 13:
Đáp án D
Sinh vật sử dụng CO2 làm nguồn cacbon chủ yếu và chất vô cơ làm nguồn năng lượng thì có kiểu dinh dưỡng hóa tự dưỡng.
Câu 14:
Đáp án C
Nhiệt độ trong cơ thể người luôn ổn định ở 37°C. Chính vì thế môi trường sống của vi sinh vật kí sinh trong cơ thể người là môi trường ưa ấm từ 20 – 40°C.
Câu 15:
Đáp án B
Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng hình thức phân đôi.
Câu 16:
Đáp án D
Trong nuôi cấy không liên tục, trình tự các pha là: pha tiềm phát → pha lũy thừa → pha cân bằng → pha suy vong.
Câu 17:
Đáp án C
Trong nuôi cấy không liên tục để thu được nhiều VSV nhất người ta tiến hành thu ở pha cân bằng vì tại pha cân bằng, số lượng vi sinh vật đạt cực đại.
Câu 18:
Đáp án A
Nuôi cấy không liên tục là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất. Từ đó, ta có:
- Các hình thức thuộc kiểu nuôi cấy không liên tục là: (2), (3), (5).
- (1), (4) là nuôi cấy liên tục.
Câu 19:
Đáp án C
Việc sản xuất tương, nước chấm là ứng dụng của quá trình phân giải prôtêin (prôtêin trong đỗ tương hoặc prôtêin trong cá).
Câu 20:
Đáp án D
Thực phẩm có thể giữ được khá lâu trong tủ lạnh vì nhiệt độ thấp trong tủ lạnh ức chế hoạt động của các vi sinh vật.
Câu 21:
Đáp án A
Đa số khi đưa vi sinh vật vào môi trường nhiều đường hoặc muối đậm đặc thì tế bào vi sinh vật bị co nguyên sinh làm chúng không phân chia được.
Câu 22:
Đáp án D
Môi trường tổng hợp gồm các chất đã biết thành phần và lượng các chất hóa học. Ví dụ: dung dịch đường glucose 10%,...
Câu 23:
Đáp án B
Ống xảy ra hiện tượng lên men phải có đủ cả cơ chất (saccarôzơ 10%) và nấm men (đối tượng thực hiện quá trình lên men) → Trong 3 ống này chỉ có ống 2 sẽ xảy ra hiện tượng lên men rượu.
Câu 24:
Đáp án B
Trong sữa chua có pH thấp nên sẽ ít vi khuẩn kí sinh gây bệnh hơn các môi trường còn lại.
Câu 25:
Đáp án B
Cơm chứa tinh bột → Hiện tượng cơm thiu là do vi sinh vật tiết enzim phân giải tinh bột.
Câu 26:
Đáp án D
Sau 2h thì số lần phân chia là 2 × 60 : 20 = 6 lần.
Vậy sau 2h số tế bào của quần thể là: 26 × 104.
Câu 27:
Đáp án D
Áp dụng công thức N = No× 2n. Trong đó: N là số lượng tế bào sau thời gian nuôi; No là số lượng tế bào ban đầu; n là số lần nhân đôi.
Ta có: 2n = N : No = 3200 : 200 = 16 = 24. Suy ra, số lần nhân đôi là n = 4.
Vậy thời gian nuôi cấy nhóm cá thể ban đầu là: n × g = 4 × 45 = 180 (phút) = 3 (giờ).
Câu 28:
Đáp án A
- Bộ NST của loài là 2n, 1 tế bào nguyên phân k lần, môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương số NST đơn: 2n × (2k – 1).
- Áp dụng công thức trên ta có 2n × (2k – 1) = 120 ↔ 8 × (2k – 1) = 120 → k = 4.
Câu 29:
Đáp án A
Trải qua giảm phân NST được nhân đôi 1 lần, số nguyên liệu tương ứng với NST môi trường cung cấp = số NST trong tất cả các tế bào ↔ 10 × 2n = 240 → 2n = 24.
Câu 30:
Đáp án A
Công thức:
Hiệu suất thụ tinh = (số hợp tử hình thành /số giao tử tham gia thụ tinh) × 100%.
Từ đó, ta có:
Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là H♂ = 40 : 160 = 25%.
Hiệu suất thụ tinh của trứng là H♀ = 40 : 256 = 15,625%.
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)