Top 10 Đề thi KTPL 10 Cuối học kì 1 năm 2024 có đáp án (ba sách)
Để ôn luyện và làm tốt các bài thi Kinh tế Pháp luật 10, dưới đây là Top 10 Đề thi KTPL 10 Học kì 1 năm 2024 sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo có đáp án, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi Kinh tế Pháp luật 10.
Top 10 Đề thi KTPL 10 Cuối học kì 1 năm 2024 có đáp án (ba sách)
Xem thử Đề CK1 KTPL 10 KNTT Xem thử Đề CK1 KTPL 10 CTST Xem thử Đề CK1 KTPL 10 CD
Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi KTPL 10 Cuối kì 1 (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Kinh tế Pháp luật 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Các hoạt động kinh tế có mối quan hệ như thế nào với nhau?
A. Thống nhất, tác động qua lại với nhau.
B. Mâu thuẫn, bài trừ lẫn nhau.
C. Tách rời, không liên quan tới nhau.
D. Rời rạc, bài xích lẫn nhau.
Câu 2. Phương án nào sau đây thuộc thị trường tư liệu sản xuất?
A. Thị trường máy gặt.
B. Thị trường tủ lạnh.
C. Thị trường bảo hiểm.
D. Thị trường vàng.
Câu 3. Phương án nào sau đây không thuộc một trong những chức năng của thị trường?
A. Chức năng thừa nhận.
B. Chức năng thông tin.
C. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.
D. Chức năng điều khiển.
Câu 4. Cơ chế thị trường có ưu điểm: Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế, thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và
A. tăng trưởng kinh tế.
B. đa dạng sinh học.
C. phân hóa giai cấp.
D. khai hóa văn minh.
Câu 5. Số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó được gọi là
A. giá trị hàng hóa.
B. giá trị sử dụng hàng hóa.
C. giá cả hàng hóa.
D. chất lượng hàng hóa.
Câu 6. Nguồn thu chủ yếu nhất của ngân sách nhà nước là
A. thuế.
B. vốn đầu tư nước ngoài.
C. lệ phí.
D. phí.
Câu 7. Việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu được lợi nhuận là hoạt động của
A. kinh doanh.
B. tiêu dùng.
C. sản xuất.
D. tiêu thụ.
Câu 8. Theo quy định của pháp luật, hộ sản xuất kinh doanh có quyền hạn nào sau đây?
A. Không cần phải đăng ký kinh doanh.
B. Tự chủ trong quản lí và tiêu thụ sản phẩm.
C. Được phép kinh doanh bất kì hàng hóa nào.
D. Được phép kinh doanh cả mặt hàng chưa đăng ký.
Câu 9. Trên thị trường, doanh nghiệp Q nhận thấy giá của nguyên vật liệu đang có xu hướng gia tăng, nhưng hợp đồng đã kí với đối tác không thể thay đổi giá, nên doanh nghiệp đã quyết định cắt giảm một số chi phí về xử lý chất thải để giữ chi phí sản xuất sản phẩm không tăng, đảm bảo được mức lợi nhuận ban đầu. Trong trường hợp trên, doanh nghiệp Q đã làm gì để đảm bảo được mức lợi nhuận ban đầu?
A. Giảm chi phí xử lý chất thải gây nguy hiểm cho môi trường.
B. Đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của đối tác theo hợp đồng.
C. Tạo việc làm, thu nhập cho người lao động.
D. Đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 10. Cầu nối đáp ứng những nhu cầu vay và cho vay của các chủ thể trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy mọi mặt đời sống xã hội phát triển là
A. tín dụng.
B. ngân hàng.
C. vay nặng lãi.
D. doanh nghiệp.
Câu 11. Tín dụng là khái niệm thể hiện quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu (người cho vay) và chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi (người vay), theo nguyên tắc
A. hoàn trả sau thời gian hứa hẹn.
B. hoàn trả có kì hạn cả vốn gốc và lãi.
C. hoàn trả gốc có kì hạn theo thỏa thuận.
D. bồi thường theo quy định của pháp luật.
Câu 12. H đã tư vấn cho bạn mình đến vay tiền ở một ngân hàng uy tín. Đến thời hạn, bạn của H không thể trả nổi tiền vì kinh tế gặp khó khăn nên đã bỏ trốn để không phải trả số tiền đó. Trong trường hợp trên, bạn của H đã vi phạm nghĩa vụ và trách nhiệm nào của người vay trong quan hệ tín dụng?
A. Phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi vô điều kiện.
B. Nhường quyền sử dụng tạm thời một lượng vốn.
C. Cho vay dựa trên cơ sở tin tưởng và tín nhiệm.
D. Sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả.
Câu 13. Khi vay tín chấp, người vay cần thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?
A. Cung cấp trung thực, chính xác cácthông tin cá nhân.
B. Trả ít nhất 50% vốn vay và lãi theo đúng hạn.
C. Có thể mượn thông tin của người khác để vay.
D. Có thể có hoặc không cần thiết giấy tờ vay.
Câu 14. Khi vay tín chấp, người vay cần có trách nhiệm nào sau đây?
A. Phải trả đủ vốn vay và lãi đúng hạn.
B. Miễn, giảm lãi suất cấp tín dụng tùy ý.
C. Thu mọi loại phí liên quan.
D. Trả vốn vay và lãi không gia hạn thời gian.
Câu 15. Bản kế hoạch thu chi giúp quản lý tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu tiết kiệm, đầu tư, để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân được gọi là
A. kế hoạch tài chính cá nhân.
B. kế hoạch công việc cần làm.
C. kế hoạch công việc hằng ngày.
D. quản lý công việc.
Câu 16. Có mấy loại kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp lứa tuổi học sinh?
A. Ba loại.
B. Bốn loại.
C. Hai loại.
D. Năm loại.
Câu 17. Mục tiêu tiết kiệm trong thời gian ngắn thì thường là số tiền
A. rất nhỏ.
B. rất lớn.
C. không xác định.
D. vượt chỉ tiêu.
Câu 18. R chia sẻ rằng muốn dành dụm tiền mua chiếc máy tính cầm tay casio mới để tính toán tiện lợi hơn. R đã tiết kiệm được 300.000 chỉ còn thiếu khoản nhỏ nữa. Trong trường hợp này, R nên áp dụng loại kế hoạch tài chính nào là phù hợp nhất?
A. Ngắn hạn.
B. Trung hạn.
C. Dài hạn.
D. Có hạn.
Câu 19. Pháp luật được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người thể hiện đặc điểm cơ bản nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
Câu 20. Pháp luật phải được thể hiện bằng các văn bản có chứa quy phạm pháp luật thể hiện đặc điểm nào sau đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
Câu 21. Đối tượng thực thiện của văn bản quy phạm pháp luật là
A. tất cả các chủ thể trên phạm vi cả nước.
B. toàn bộ công chức, viên chức.
C. các cá nhân liên quan đến văn bản.
D. các cơ quan có chức năng hành pháp.
Câu 22. Quyết định quy định về định danh và xác thực điện tử trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh thuộc loại văn bản pháp luật nào?
A. Văn bản quy phạm pháp luật.
B. Văn bản về căn cước công dân.
C. Văn bản áp dụng pháp luật.
D. Văn bản hành chính nhà nước.
Câu 23.Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Thực hiện pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 24.Chị S đã tố cáo lên cơ quan chức năng hành vi rải truyền đơn chống phá Đảng và nhà nước của một số nhóm đối tượng xuất hiện trên địa bàn nơi chị cư trú. Trong trường hợp trên, chị S đã thực hiện hình thức pháp luật nào?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Thế nào là thực hiện pháp luật? Lấy một tình huống cụ thể về thực hiện pháp luật?
Câu 2. Hiện nay, nhu cầu về sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngày càng cao. Anh P quyết định xây thêm nhà xưởng, tuyển thêm thợ lành nghề, thiết lập quy trình sản xuất chặt chẽ, liên kết với nhiều đơn vị cung ứng nguyên vật liệu. Anh đã làm hài lòng khách hàng bằng các sản phẩm đa dạng, phong phú về kiểu dáng và chất liệu. Cửa hàng của anh vừa bán trực tiếp vừa bán trực tuyến và doanh thu luôn tăng trưởng. Anh còn sẵn sàng nhận các học viên để truyền nghề, giúp cho nghề truyền thống của cha ông không bị mai một.
- Hãy nêu những yếu tố tạo nên sự thành công trong mô hình kinh doanh hộ gia đình của anh P.
-Cho biết bài học mà em rút ra được qua trường hợp trên.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
I. TRẮC NGHIỆM
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
A |
A |
D |
A |
C |
A |
A |
B |
Câu |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
A |
A |
B |
A |
A |
A |
A |
A |
Câu |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
Đáp án |
A |
A |
A |
A |
A |
A |
A |
A |
II. TỰ LUẬN
Câu 1.
- Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật (tổ chức, cá nhân) chủ động thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm (bắt buộc phải làm).
- Ví dụ: Các doanh nghiệp kinh doanh chủ động nộp thuế theo quy định hàng tháng.
Câu 2.
- Yếu tố tạo nên sự thành công trong mô hình kinh doanh hộ gia đình của anh P:
+ Nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
+ Chiến lược kinh doanh phù hợp.
+ Kênh bán hàng đa dạng.
+ Chất lượng sản phẩm tốt.
- Bài học: Muốn kinh doanh tốt phải nắm bắt thị trường, thời cuộc, nhu cầu của người tiêu dùng và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Kinh tế Pháp luật 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Hoạt động mà con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội được gọi là
A. hoạt động tiêu dùng.
B. hoạt động sản xuất.
C. phân phối sản phẩm.
D. tiêu thụ hàng hóa.
Câu 2. Phương án nào sau đây không thuộc một trong những chức năng của thị trường?
A. Chức năng thừa nhận.
B. Chức năng thông tin.
C. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.
D. Chức năng điều khiển.
Câu 3. Phương án nào sau đây không thuộc thị trường tư liệu tiêu dùng?
A. Thị trường vận tải.
B. Thị trường nước giải khát.
C. Thị trường bột giặt.
D. Thị trường sữa.
Câu 4. Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như: quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận,... chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế, đóng vai trò như bàn tay vô hình điều tiết
A. nền kinh tế.
B. thị trường.
C. quá trình sản xuất.
D. quá trình phân phối.
Câu 5. Giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa
A. người mua và người bán.
B. người sản xuất và người tiêu dùng.
C. chủ thể trung gian và người sản xuất.
D. người sử dụng lao động và lao động.
Câu 6. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện
A. các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
B. các hoạt động và tổ chức bộ máy Nhà nước.
C. vai trò và trách nhiệm của Nhà nước.
D. thẩm quyền và trách nhiệm của Nhà nước.
Câu 7. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích nào sau đây?
A. Đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
B. Thu lợi nhuận.
C. Phát triển kinh tế nhà nước.
D. Cung ứng hàng hóa.
Câu 8. Theo quy định của pháp luật, hộ sản xuất kinh doanh có quyền hạn nào sau đây?
A. Không cần phải đăng ký kinh doanh.
B. Tự chủ trong quản lí và tiêu thụ sản phẩm.
C. Được phép kinh doanh bất kì hàng hóa nào.
D. Được phép kinh doanh cả mặt hàng chưa đăng ký.
Câu 9. Trên thị trường, doanh nghiệp Q nhận thấy giá của nguyên vật liệu đang có xu hướng gia tăng, nhưng hợp đồng đã kí với đối tác không thể thay đổi giá, nên doanh nghiệp đã quyết định cắt giảm một số chi phí về xử lý chất thải để giữ chi phí sản xuất sản phẩm không tăng, đảm bảo được mức lợi nhuận ban đầu. Trong trường hợp trên, doanh nghiệp Q đã làm gì để đảm bảo được mức lợi nhuận ban đầu?
A. Giảm chi phí xử lý chất thải gây nguy hiểm cho môi trường.
B. Đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của đối tác theo hợp đồng.
C. Tạo việc làm, thu nhập cho người lao động.
D. Đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 10. Việc cho vay chỉ là nhường quyền sử dụng tạm thời một lượng vốn trong một thời hạn nhất định là nói đến đặc điểm nào sau đây của tín dụng?
A. Dựa trên sự tin tưởng.
B. Có tính tạm thời.
C. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
D. Có tính thời hạn.
Câu 11. Người cho vay chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng
A. hoàn trả đúng hạn.
B. tạm thời trả tiền.
C. ít hoàn trả lại.
D. đưa lãi tùy ý.
Câu 12. H và L lợi dụng danh nghĩa là cán bộ của một ngân hàng trên địa bàn tỉnh X để làm thủ tục đáo hạn ngân hàng và hứa trả lãi suất cao để tạo niềm tin cho người dân. Quen biết chị T nên H đã đặt vấn đề vay chị T số tiền là 3,5 tỉ đồng và đã được chị đồng ý, sau đó cả hai thống nhất viết giấy ghi nợ. H giới thiệu L cho chị T, tiếp tục vay tiền của chị T nhiều lần. Số tiền H và L phải hoàn trả chị T là 35 tỷ đồng. Sau khi chuyển tiền thì H, L đã lấy tiền gốc và lãi rồi tẩu thoát. Trong trường hợp trên, những ai là người vi phạm pháp luật về tín dụng?
A. H và L.
B. Chị T và H.
C. Chị T và L.
D. Chỉ có H.
Câu 13. Việc cho vay tín chấp dựa hoàn toàn vào uy tín của người vay, thủ tục vay đơn giản, số tiền vay ít, thời hạn cho vay ngắn với mức lãi
A. khá cao.
B. thấp.
C. ổn định.
D. trên 20%/năm.
Câu 14. Hình thức cho vay đòi hỏi người vay phải có tài sản thế chấp có giá trị tương đương với lượng vốn cho vay gọi là cho vay
A. thế chấp.
B. tín chấp.
C. lưu vụ.
D. hợp vốn.
Câu 15. Bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện một mục tiêu tài chính trong một thời gian từ 3 đến 6 tháng gọi là kế hoạch tài chính cá nhân
A. ngắn hạn.
B. trung hạn.
C. dài hạn.
D. có hạn.
Câu 16. Bước đi quan trọng để có căn cứ xác định các định mức cho các khoản chi khi phân bổ tài chính, đồng thời kiểm soát được việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân theo đúng mục tiêu đã đề ra là
A. theo dõi và kiểm soát thu chi cá nhân.
B. thiết lập quy tắc thu chi cá nhân.
C. xác định mục tiêu tài chính và thời hạn thực hiện.
D. tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân.
Câu 17. Phương án nào sau đây không phải là đặc điểm của kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn?
A. Thời gian thực hiện tùy cá nhân xác định.
B. Cân đối chi tiêu với mức thu nhập đang có.
C. Tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ.
D. Thời gian thực hiện ngắn dưới 3 tháng.
Câu 18. Anh P, sinh viên năm hai, muốn lập kế hoạch tiết kiệm tiền đi du lịch vàđăng kí học một khoá ngoại ngữ trong 6 tháng tiếp theo. Trong trường hợp này, anh P nên áp dụng loại kế hoạch tài chính nào là phù hợp nhất?
A. Ngắn hạn.
B. Trung hạn.
C. Dài hạn.
D. Có hạn.
Câu 19. Pháp luật xác lập, ghi nhận các quyền của công dân trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội thể hiện vai trò nào của pháp luật đối với đời sống?
A. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích.
B. Pháp luật là phương tiện đề Nhà nước kiểm tra, hoạt động của cá nhân.
C. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước điều chỉnh, định hướng xã hội.
D. Pháp luật tạo cơ sở pháp lý đề Nhà nước phát huy quyền lực sức mạnh.
Câu 20. Quy định xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toànphản ánh đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B.Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
Câu 21. Nội dung nào sau đây là đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật?
A. Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
B. Chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, quyền lực.
C. Xác lập quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân.
D. Ban hành theo trình tự, thủ tục luật định.
Câu 22. H, K và G cùng đi xe điện đi học. H thấy G đội mũ bảo hiểm nhưng lại cài quai ra sau gáy nên nhắc bạn, G không nghe và cho rằng cứ đội mũ là được. Còn K thì không đội mũ và cho rằng đi xe điện thì không cần đội mũ bảo hiểm. P đi qua nhắc các bạn không nên cãi nhau trên đường và đừng dàn hàng để các phương tiện khác còn lưu thông. Trong trường hợp trên, những ai sau đây đã vi phạm pháp luật về an toàn giao thông?
A. Bạn H, K và G.
B. Bạn K, G.
C. Bạn H, K và P.
D. Bạn P và K.
Câu 23.Các chủ thể pháp luật thực hiện các quyền và tự do pháp lí của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là
A. sử dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. áp dụng pháp luật.
D. chấp hành pháp luật.
Câu 24.Bạn V luôn đi học đúng giờ, ghi chép bài đầy đủ, thực hiện tốt công việc mà giáo viên giao phó. Trong trường hợp này, bạn V đã thực hiện tốt pháp luật ở hình thức nào?
A. Thi hành pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Thế nào là tài chính cá nhân? Kể tên các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân?
Câu 2. Nêu quy trình làm và sửa đổi Hiến pháp?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
I. TRẮC NGHIỆM
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
B |
D |
A |
A |
A |
A |
B |
B |
Câu |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
A |
B |
A |
A |
A |
B |
B |
A |
Câu |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
Đáp án |
A |
C |
A |
A |
A |
A |
A |
A |
II. TỰ LUẬN
Câu 1.
- Tài chính cá nhân là những vấn đề về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm,... của mỗi người.
- Kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch thu chi giúp quản lý tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư,... để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân.
- Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân:
Bước 1: Xác định mục tiêu tài chính và thời hạn thực hiện
Bước 2: Theo dõi và kiểm soát thu chi cá nhân
Bước 3: Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân
Bước 4: Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân
Câu 2. Quy trình làm và sửa đổi Hiến pháp:
- Bước 1: Yêu cầu làm, sửa đổi Hiến pháp
- Bước 2: Quốc hội quyết định làm, sửa đổi Hiến pháp
- Bước 3: Quốc hội thành lập Ban Dự thảo Hiến pháp
- Bước 4: Soạn thảo Dự thảo Hiến pháp
- Bước 5: Lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Hiến pháp
- Bước 6: Trình Quốc hội thảo luận Dự thảo Hiến pháp
- Bước 7: Quốc hội thông qua Hiến pháp
- Bước 8: Chủ tịch nước công bố Hiến pháp
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Kinh tế Pháp luật 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Khái niệm dùng để chỉ tất cả các hoạt động kinh tế của một quốc gia được gọi là hoạt động
A. tiêu dùng.
B.kinh tế.
C.phân phối.
D. sản xuất.
Câu 2. Chủ thể nào cần phải có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội; lựa chọn, tiêu dùng hàng hoá có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; phê phán hành vi trái pháp luật trong hoạt động kinh tế?
A. Chủ thể tiêu dùng.
B. Chủ thể sản xuất.
C. Nhà nước.
D. Chủ thể kinh doanh.
Câu 3. Chủ thể nào dưới đây đang thực hiện hoạt động tiêu dùng?
A. Bà M đi chợ bán cá.
B. Chị K mang hoa đi bán.
C. Q mua đồ dùng học tập.
D. Ông T đang đi bừa.
Câu 4. Do nhu cầu hoa ngày lễ 8/3 cao nên các thương lái đã nhập hoa với số lượng lớn để bán trên thị trường. Trong trường hợp trên, chức năng nào của thị trường đã được vận dụng?
A. Chức năng thừa nhận.
B. Chức năng định hướng.
C. Chức năng điều khiển.
D. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.
Câu 5. Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như: quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận,... chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế, đóng vai trò như bàn tay vô hình điều tiết
A. nền kinh tế.
B. thị trường.
C. quá trình sản xuất.
D. quá trình phân phối.
Câu 6. Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của
A. người tiêu dùng.
B. các quy luật kinh tế.
C. người sản xuất.
D. quan hệ cung - cầu.
Câu 7. Nhà nước thu thuế thu nhập đặc biệt nhằm mục đích nào sau đây?
A. Điều tiết việc sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.
B. Kích thích sản xuất, tiêu dùng những mặt hàng thiết yếu.
C.Làm gián đoạn quá trình sản xuất hàng hóa đặc biệt.
D. Làm gián đoạn quá trình sử dụng dịch vụ đặc biệt.
Câu 8. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích nào sau đây?
A. Đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
B. Thu lợi nhuận.
C. Phát triển kinh tế nhà nước.
D. Cung ứng hàng hóa.
Câu 9. Theo quy định của pháp luật, công dân đủ từ bao nhiêu tuổi trở lên được phép đăng ký kinh doanh?
A. 18 tuổi.
B. 19 tuổi.
C. 20 tuổi.
D. 21 tuổi.
Câu 10. Cầu nối đáp ứng những nhu cầu vay và cho vay của các chủ thể trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy mọi mặt đời sống xã hội phát triển là
A. tín dụng.
B. ngân hàng.
C. vay nặng lãi.
D. doanh nghiệp.
Câu 11. Người cho vay chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng
A. hoàn trả đúng hạn.
B. tạm thời trả tiền.
C. ít hoàn trả lại.
D. đưa lãi tùy ý.
Câu 12. Việc cho vay một lượng vốn trong một thời hạn nhất định chỉ mang tính
A. nhường quyền sử dụng tạm thời.
B. toàn quyền sử dụng tuyệt đối.
C. linh hoạt, tùy ý người sử dụng.
D. quyền lực, bắt buộc.
Câu 13. Cho vay tín chấp là hình thức cho vay dựa vào
A. uy tín của người vay, nhưng cần tài sản bảo đảm.
B. uy tín của người cho vay, không cần tài sản bảo đảm.
C. uy tín của người vay, không cần tài sản bảo đảm.
D. uy tín của người cho vay, cần tài sản bảo đảm.
Câu 14. Cho vay thế chấp là hình thức cho vay đòi hỏi người vay phải có tài sản thế chấp có giá trị
A. tương đương với lượng vốn cho vay.
B. cao hơn với lượng vốn cho vay.
C. thấp hơn với lượng vốn cho vay.
D. không đổi với lượng vốn cho vay.
Câu 15. Những vấn đề về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm,... của mỗi người được gọi là
A. tài chính cá nhân.
B. tài chính Nhà nước.
C. đầu tư tài chính.
D. đầu tư tích trữ.
Câu 16. Có mấy loại kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp lứa tuổi học sinh?
A. Ba loại.
B. Bốn loại.
C. Hai loại.
D. Năm loại.
Câu 17. Bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện được những mục tiêu tài chính quan trọng trong thời gian từ 6 tháng trở lên gọi là kế hoạch tài chính cá nhân
A. ngắn hạn.
B. trung hạn.
C. dài hạn.
D. có hạn.
Câu 18. Anh P, sinh viên năm hai, muốn lập kế hoạch tiết kiệm tiền đi du lịch vàđăng kí học một khoá ngoại ngữ trong 6 tháng tiếp theo. Trong trường hợp này, anh P nên áp dụng loại kế hoạch tài chính nào là phù hợp nhất?
A. Ngắn hạn.
B. Trung hạn.
C. Dài hạn.
D. Có hạn.
Câu 19. Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực
A. nhà nước.
B. chính trị.
C. xã hội.
D. kinh tế.
Câu 20. Pháp luật được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người thể hiện đặc điểm cơ bản nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
Câu 21. Hệ thống pháp luật Việt Nam được thể hiện qua
A. văn bản quy phạm pháp luật.
B. văn bản hành chính nhà nước.
C. chứng chỉ, văn bằng giáo dục.
D. hợp đồng kinh doanh, mua bán.
Câu 22. H, K và G cùng đi xe điện đi học. H thấy G đội mũ bảo hiểm nhưng lại cài quai ra sau gáy nên nhắc bạn, G không nghe và cho rằng cứ đội mũ là được. Còn K thì không đội mũ và cho rằng đi xe điện thì không cần đội mũ bảo hiểm. P đi qua nhắc các bạn không nên cãi nhau trên đường và đừng dàn hàng để các phương tiện khác còn lưu thông. Trong trường hợp trên, những ai sau đây đã vi phạm pháp luật về an toàn giao thông?
A. Bạn H, K và G.
B. Bạn K, G.
C. Bạn H, K và P.
D. Bạn P và K.
Câu 23.Các chủ thể pháp luật chủ động thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật buộc phải làm là
A. thi hành pháp luật.
B. tuân theo pháp luật.
C. vận dụng pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
Câu 24. Anh T khiếu nại Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường vì bồi thường giải phóng mặt bằng chưa thỏa đáng. Trong trường hợp trên, anh T đã thực hiện pháp luật bằng hình thức nào?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Thế nào là áp dụng pháp luật? Lấy ví dụ cụ thể?
Câu 2. Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến sau đây? Vì sao?
Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo khi không đồng tình với quyết định, việc làm trái pháp luật của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
I. TRẮC NGHIỆM
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
B |
A |
C |
D |
A |
B |
A |
B |
Câu |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
A |
A |
A |
A |
C |
A |
A |
A |
Câu |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
Đáp án |
C |
C |
A |
A |
A |
A |
A |
A |
II. TỰ LUẬN
Câu 1.
- Áp dụng pháp luật là việc các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền, căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.
- Ví dụ: Cảnh sát giao thông sử dụng quyền hạn của mình để xử phạt người vi phạm luật giao thông.
Câu 2.
- Đồng tình, vì pháp luật đã bảo vệ quyền con người thông qua luật khiếu nại, tố cáo, vì vậy Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo khi không đồng tình với quyết định, việc làm trái pháp luật của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
Xem thử Đề CK1 KTPL 10 KNTT Xem thử Đề CK1 KTPL 10 CTST Xem thử Đề CK1 KTPL 10 CD
Xem thêm đề thi các môn học lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)