Đề cương ôn tập Giữa kì 2 Vật Lí 11 Cánh diều (có lời giải)



Bộ đề cương ôn tập Giữa kì 2 Vật Lí 11 Cánh diều với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Lí 11 Giữa kì 2.

Đề cương ôn tập Giữa kì 2 Vật Lí 11 Cánh diều (có lời giải)

Xem thử

Chỉ từ 80k mua trọn bộ đề cương ôn tập Giữa kì 2 Vật Lí 11 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

Bài 1. Lực tương tác giữa các điện tích

I. Lực hút và lực đẩy giữa các điện tích

II. Định luật Coulomb (Cu-lông)

Bài 2. Điện trường

I. Khái niệm điện trường

II. Cường độ điện trường

III. Đường sức điện trường

IV. Điện trường đều

Bài 3. Điện thế, hiệu điện thế, tụ điện

I. Thế năng của điện tích trong điện trường

II. Điện thế và hiệu điện thế

III. Tụ điện

Quảng cáo

B. BÀI TẬP CỦNG CỐ

Bài tự luyện số 1

Phần 1. Trắc nghiệm

Câu 1. Vật A mang điện với điện tích 2 μC, vật B mang điện với điện tích 6 μC. Lực điện do vật A tác dụng lên vật B là FAB. Lực điện do vật B tác dụng lên vật A là FBA. Biểu thức nào sau đây đúng?

A. FAB=3FBA.

B. FAB=FBA.

C. 3FAB=FBA.

D. FAB=3FBA.

Câu 2. Một điện tích 2.10-6 C đặt trong chân không sinh ra điện trường tại một điểm cách nó 1m có độ lớn và hướng là

A. 18000 V/m, hướng về phía nó.

B. 18000 V/m, hướng ra xa nó.

C. 9000 V/m, hướng về phía nó.

D. 9000 V/m, hướng ra xa nó.

Câu 3. Trong một điện trường đều, nếu trên một đường sức, giữa hai điểm cách nhau 5 cm có hiệu điện thế 10 V, giữa hai điểm cách nhau 8 cm có hiệu điện thế là

A. 10 V.

B. 16 V.

Quảng cáo

C. 20 V.

D. 6,25 V.

Câu 4. Trên vỏ một tụ điện có ghi 5µF - 110V. Điện tích lớn nhất mà tụ điện tích được là:

A. 11.10-4 C.

B. 5,5.10-4 C.

C. 5,5 C.

D. 11 C.

Câu 5: Xét các tụ điện giống nhau có điện dung C = 20pF. Ghép các tụ điện thành bộ tụ như hình vẽ và nối hai điểm M, N với nguồn điện có hiệu điện thế U = 12V. Điện tích của bộ tụ là

Đề cương ôn tập Giữa kì 2 Vật Lí 11 Cánh diều (có lời giải)

A. 720 pC.

B. 360 pC.

C. 160 pC.

D. 240 pC.

Quảng cáo

Câu 6. Hai quả cầu kim loại nhỏ, giống hệt nhau, mang điện tích 2Q và -Q được đặt cách nhau một khoảng r, lực điện tác dụng lên nhau có độ lớn là F. Nối chúng lại với nhau bằng một dây dẫn điện, sau đó bỏ dây dẫn đi. Sau khi bỏ dây nối, hai quả cầu tác dụng lên nhau một lực điện có độ lớn là

A. F.

B. F/2.

C. F/4.

D. F/8.

Câu 7. Tại một điểm có 2 cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau và có độ lớn là 6000 V/m và 8000V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp là

A. 10000 V/m.

B. 7000 V/m.

C. 5000 V/m.

D. 6000 V/m.

Câu 8. Hai điểm trên một đường sức trong một điện trường đều cách nhau 0,5 m. Độ lớn cường độ điện trường là 1000 V/m. Hiệu điện thế giữa hai điểm đó là

A. 500 V.

B. 1000 V.

C. 2000 V.

D. chưa đủ dữ kiện để xác định.

Câu 9. Trên vỏ một tụ điện có ghi 5µF - 220V. Nối hai bản tụ với hiệu điện thế 120 V. Điện tích của tụ điện tích là:

A. 12.10-4 C.

B. 1,2.10-4 C.

C. 6.10-4 C.

D. 0,6 .10-4 C.

Câu 10: Trong một đèn flash chụp ảnh đơn giản, người ta sử dụng một tụ điện để có thể phát ra một chùm sáng với cường độ đủ lớn trong thời gian ngắn. Giả sử tụ điện được sử dụng có điện dung 0,20 F được sạc bằng pin 9,0 V, sau đó tụ phóng điện trong 0,001 s. Công suất phóng điện của tụ là

A. 8,1 W.

B. 8100 W.

C. 810 W.

D. 81 W.

................................

................................

................................

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Vật Lí 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề 1)

Câu 1. Điện tích của một electron có giá trị bằng bao nhiêu?

A. 1,6.10-19 C.

B. -1,6.10-19 C.

C. 3,2.10-19 C.

D. -3,2.10-19 C.

Câu 2. Điện trường là

A. môi trường không khí quanh điện tích.

B. môi trường chứa các điện tích.

C. môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.

D. môi trường dẫn điện.

Câu 3. Công của lực điện trong dịch chuyển của một điện tích trong điện trường đều được tính bằng công thức: A = qEd, trong đó:

A. d là quãng đường đi được của điện tích q.

B. d là độ dịch chuyển của điện tích q.

C. d là hình chiếu của độ dịch chuyển trên phương vuông góc với đường sức điện trường.

D. d là hình chiếu của độ dịch chuyển trên phương song song với đường sức điện trường.

Câu 4. Thông thường sau khi sử dụng khăn lông để lau mắt kính ta thấy sẽ có một vài mảnh vụn của lông tơ còn bám lại trên kính, đó là hiện tượng nhiễm điện do

A. hưởng ứng.

B. tiếp xúc.

C. cọ xát.

D. khác cấu tạo vật chất.

Câu 5. Cho một điện tích điểm + Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều

A. hướng về phía nó.

B. hướng ra xa nó.

C. phụ thuộc độ lớn của nó.

D. phụ thuộc vào điện môi xung quanh.

Câu 6. Đặt vào hai bản kim loại phẳng song song một hiệu điện thế U = 100V. Một hạt bụi mịn có điện tích q=+3,21019C lọt vào chính giữa khoảng điện trường đều giữa hai bản phẳng. Coi tốc độ hạt bụi khi bắt đầu vào điện trường đều bằng 0, bỏ qua lực cản của môi trường. Động năng của hạt bụi khi va chạm với bản nhiễm điện âm bằng:

A. W0=6,41017 J.

B. Wd=3,21017 J.

C. Wd=1,61017 J.

D. Wd=0 J.

Câu 7. Xét hai điện tích điểm q1 và q2 có tương tác đẩy. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. q1 > 0 và q2 < 0.

B. q1 < 0 và q2 > 0.

C. q1q2 > 0.

D. q1q2 < 0.

Câu 8. Nếu khoảng cách từ điện tích nguồn đến điểm đang xét tăng 3 lần thì cường độ điện trường

A. giảm 3 lần.

B. tăng 3 lần.

C. giảm 9 lần.

D. tăng 9 lần.

Câu 9. Biết điện thế tại điểm M trong một điện trường là 20 V. Electron có điện tích e = 1,6.10-19 C đặt tại điểm M có thế năng là:

A. 3,2.10-18 J.

B. -3,2.10-18 J.

C. 1,6.1020 J.

D. -1,6.1020 J.

Câu 10. Hai điện tích điểm có độ lớn không đổi được đặt trong cùng một môi trường có hằng số điện môi là ε, nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích lên 2 lần thì lực tương tác giữa chúng sẽ

A. tăng 2 lần.

B. giảm 2 lần.

C. tăng 4 lần.

D. giảm 4 lần.

Câu 11. Quả cầu nhỏ mang điện tích 10-9 C đặt trong không khí. Cường độ điện trường tại 1 điểm cách quả cầu 5 cm là

A. 6.105 V/m.

B. 2.104 V/m.

C. 7,2.103 V/m.

D. 3,6.103 V/m.

Câu 12. Đặt vào hai bản kim loại phẳng song song một hiệu điện thế U = 100V. Một hạt bụi mịn có điện tích q=+3,21019C lọt vào chính giữa khoảng điện trường đều giữa hai bản phẳng. Coi tốc độ hạt bụi khi bắt đầu vào điện trường đều bằng 0, bỏ qua lực cản của môi trường. Động năng của hạt bụi khi va chạm với bản nhiễm điện âm bằng:

A. W0=6,41017 J.

B. Wd=3,21017 J.

C. Wd=1,61017 J.

D. Wd=0 J.

Câu 13. Hai điện tích điểm cùng độ lớn 10-9 C đặt trong chân không. Khoảng cách giữa chúng bằng bao nhiêu để lực tĩnh điện giữa chúng có độ lớn 2,5.10-6 N ?

A. 0,06 cm.

B. 6 cm.

C. 36 cm.

D. 6 m.

Câu 14. Một điện tích điểm q = 5.10-7 C đặt tại điểm M trong điện trường, chịu tác dụng của lực điện trường có độ lớn 6.10-2 N. Cường độ điện trường tại M là:

A. 2,4.105 V/m.

B. 1,2 V/m.

C. 1,2.105 V/m.

D. 12.10-6 V/m.

Câu 15. Điện thế tại một điểm M trong điện trường bất kì có cường độ điện trường E không phụ thuộc vào

A. vị trí điểm M.

B. cường độ điện trường E.

C. điện tích q đặt tại điểm M.

D. vị trí được chọn làm mốc của điện thế.

Câu 16. Mỗi hại bụi trong không khí mang điện tích q=9,61013C. Hỏi mỗi hại bụi ấy thừa hay thiếu bao nhiêu electron? Biết điện tích electron có độ lớn là 1,6.10-19 C.

A. Thừa 6,106 hạt.

B. Thừa 6.105 hạt.

C. Thiếu 6,106 hạt.

D. Thiếu 6.105 hạt.

Câu 17. Đặt một điện tích thử - 2.10-6 C tại một điểm, nó chịu một lực điện 2.10-3 N có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là

A. 100 V/m, từ trái sang phải.

B. 100 V/m, từ phải sang trái.

C. 1000 V/m, từ trái sang phải.

D. 1000 V/m, từ phải sang trái.

Câu 18. Biết điện thế tại điểm M trong điện trường đều trái đất là 120V. Mốc thế năng điện được chọn tại mặt đất. Electron đặt tại điểm M có thế năng là:

A. -192.10-19 V.

B. -192.10-19 J.

C. 192.10-19 V.

D. 192.10-19 J.

Câu 19. Vật A mang điện với điện tích 2 μC, vật B mang điện với điện tích 6 μC. Lực điện do vật A tác dụng lên vật B là FAB. Lực điện do vật B tác dụng lên vật A là FAB. Biểu thức nào sau đây đúng?

A. FAB=3FBA.

B. FAB=FBA.

C. 3FAB=FBA.

D. FAB=3FBA.

Câu 20. Đặt một điện tích thử 2.10-6 C tại một điểm, nó chịu một lực điện 2.10-3 N có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là

A. 100 V/m, từ trái sang phải.

B. 100 V/m, từ phải sang trái.

C. 1000 V/m, từ trái sang phải.

D. 1000 V/m, từ phải sang trái.

Câu 21. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5.10-6 C dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 0,5 m là

A. 25.10-3 J.

B. 5.10-3 J.

C. 2,5.10-3 J.

D. 5.10-4 J.

Câu 22. Hai quả cầu kim loại nhỏ, giống hệt nhau, mang điện tích 2Q và -Q được đặt cách nhau một khoảng r, lực điện tác dụng lên nhau có độ lớn là F. Nối chúng lại với nhau bằng một dây dẫn điện, sau đó bỏ dây dẫn đi. Sau khi bỏ dây nối, hai quả cầu tác dụng lên nhau một lực điện có độ lớn là

A. F.

B. F/2.

C. F/4.

D. F/8.

Câu 23. Tại một điểm có 2 cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau và có độ lớn là 3000 V/m và 4000V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp là

A. 10000 V/m.

B. 7000 V/m.

C. 5000 V/m.

D. 6000 V/m.

Câu 24. Hai tụ điện có điện dung lần lượt C1=1μF,C2=3μF ghép nối tiếp. Mắc bộ tụ điện đó vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 40V. Điện tích của các tụ điện là:

A. Q1 = 40.10-6 C và Q2 = 120.10-6 C.

B. Q1 = Q2 = 30.10-6 C.

C. Q1 = 7,5.10-6 C và Q2 = 22,5.10-6 C.

D. Q1 = Q2 = 160.10-6 C.

Câu 25. Lực tương tác điện giữa điện tích 4,0 μC và điện tích –3,0 μC là 1,7.10-1 N. Tính khoảng cách giữa hai điện tích.

A. 79 m.

B. 7,9 m.

C. 0,79 cm.

D. 0,79 m.

Câu 26. Giữa hai bản kim loại phẳng song song cách nhau 4 cm có một hiệu điện thế không đổi 50 V. Cường độ điện trường ở khoảng giữa hai bản kim loại là

A. 5000 V/m.

B. 1250 V/m.

C. 2500 V/m.

D. 1000 V/m.

Câu 27. Đại lượng nào đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện?

A. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ.

B. Hằng số điện môi.

C. Cường độ điện trường bên trong tụ.

D. Điện dung của tụ điện.

Câu 28. Hai vật tích điện giống hệt nhau tác dụng lên nhau một lực 2,0.10-2 N khi được đặt cách nhau 34 cm. Tính độ lớn điện tích của mỗi vật.

A. 51.10-6 C.

B. 5,1.10-7 C.

C. 5,1.10-6 C.

D. 51.10-7 C.

Câu 29. Một hạt bụi nhỏ có khối lượng m = 0,1 mg, nằm lơ lửng trong điện trường giữa hai bản kim loại phẳng. Các đường sức điện có phương thẳng đứng và chiều hướng từ dưới lên trên. Hiệu điện thế giữa hai bản là 120 V. Khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Xác định điện tích của hạt bụi. Lấy g = 10 m/s2.

A. 8,3.10-8 C.

B. 8,0.10-10 C.

C. 3,8.10-11 C.

D. 8,9.10-11 C.

Câu 30. Trên vỏ một tụ điện có ghi 20 pF – 200 V. Tụ điện tích trữ được năng lượng tối đa là

A. 4.10-7 J.

B. 8.10-7 J.

C. 4.10-4 J.

D. 4.105 J.

---------------------------------HẾT-------------------------------------

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm đề cương ôn tập Vật Lí 11 Cánh diều có lời giải hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học
Tài liệu giáo viên