Top 10 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Giữa kì 1 năm 2024 (có đáp án)
Trọn bộ 10 đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Giữa kì 1 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều có đáp án và ma trận sẽ giúp bạn ôn tập và đạt điểm cao trong bài thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4.
Top 10 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Giữa kì 1 năm 2024 (có đáp án)
Xem thử Đề thi GK1 Sử Địa lớp 4 KNTT Xem thử Đề thi GK1 Sử Địa lớp 4 CTST Xem thử Đề thi GK1 Sử Địa lớp 4 CD
Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Giữa kì 1 bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức (có đáp án)
Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều (có đáp án)
Xem thử Đề thi GK1 Sử Địa lớp 4 KNTT Xem thử Đề thi GK1 Sử Địa lớp 4 CTST Xem thử Đề thi GK1 Sử Địa lớp 4 CD
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4
(Bộ sách: Kết nối tri thức)
Thời gian làm bài: .... phút
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Lược đồ khác với bản đồ ở điểm:
A. Có nội dung chi tiết hơn.
B. Có nội dung giản lược hơn.
C. Có số liệu chính xác hơn.
D.Có hình ảnh rõ nét hơn.
Câu 2 (0,5 điểm). Lễ hội Lồng Tồng vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tổ chức còn gọi là:
A. Lễ hội Xuống đồng.
B. Lễ hội Tịch Điền.
C. Lễ hội Lúa mới.
D. Lễ hội Xuân mới.
Câu 3 (0,5 điểm). Phát biểu không đúng khi nói về vị trí địa lý của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. Là vùng lãnh thổ nằm ở phía Bắc nước ta.
B. Phía Nam giáp với Đồng bằng Bắc Bộ và Duyên hải miền Trung.
C. Phía Bắc giáp với Lào và Cam-pu-chia.
D. Có đường biên giới chung với hai nước là Lào và Trung Quốc.
Câu 4 (0,5 điểm). Đặc điểm của các đồi vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. Chân đồi thoải dần, các đồi nằm cách xa nhau.
B. Đỉnh nhọn, sườn dốc, có độ cao trên 500m so với mực nước biển.
C. Đỉnh tròn, sườn thoải, nằm ở nơi chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng
D. Sườn đồi dốc đứng, chân đồi thoải, các đồi liền kề nhau.
Câu 5 (0,5 điểm). Khi tìm hiểu về hoạt động nông nghiệp của địa phương em, em có thể tìm hiểu theo những thành phần nào?
A. Trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản.
B. Trồng trọt, thủy sản, hải sản, chăn nuôi.
C. Lâm nghiệp, ngư nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt.
D. Thủy sản, lâm nghiệp, hải sản, chăn nuôi.
Câu 6 (0,5 điểm). Đặc điểm không đúng khi nói về dân cư sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
A. Có diện tích rộng nhưng ít dân cư.
B. Dân cư phân bố không đồng đều, có sự chênh lệch đáng kể.
C. Các dân tộc vẫn giữ được nét truyền thống riêng.
D. Chỉ có các dân tộc Mông, Dao, Tày, Thái, sinh sống.
Câu 7 (0,5 điểm). Hình ảnh dưới đây nói về dân tộc nào ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Thái.
B. Tày.
C. Dao.
D. Nùng.
Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải là một trong những ý nghĩa của các lễ hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Cầu cho mọi người được mạnh khỏe.
B. Cầu cho một năm thật nhiều niềm vui, may mắn. .
C. Cầu cho mùa màng bội thu.
D. Cầu xin thần linh, trời đất ban tài phát lộc để cải thiện cuộc sống.
Câu 9 (0,5 điểm). Khi giới thiệu về trang phục tiêu biểu của địa phương em, em nên tập trung viết về điều gì?
A. Tên trang phục, một số nét nổi bật của trang phục, cảm nghĩ về trang phục.
B. Nhận xét, đánh giá về những mặt ưu điểm của trang phục.
C. Các công đoạn để may bộ trang phục của địa phương.
D. Cách bảo quản và sử dụng của bộ trang phục.
Câu 10 (0,5 điểm). Việc khai thác than ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nhằm phục vụ hoạt động:
A. Sản xuất các chế phẩm công nghiệp.
B. Dùng trong sinh hoạt.
C. Sản xuất điện.
D. Dùng trong nông nghiệp.
Câu 11 (0,5 điểm). Khu di tích Đền Hùng chủ yếu thuộc:
A. Thành phố Việt Trì.
B. Thị xã Phú Thọ.
C. Huyện Phù Ninh.
D. Huyện Thanh Thủy.
Câu 12 (0,5 điểm). Hình ảnh dưới đây mô tả nội dung gì?
A. Múa khèn người Mông.
B. Múa ô của người Tày.
C. Múa ô kết hợp thổi sáo của người Mường.
D. Biểu diễn hát múa giao duyên của người Nùng.
Câu 13 (0,5 điểm). Đâu không phải là truyền thuyết xuất hiện dưới thời Hùng Vương?
A. Hồ Ba Bể.
B. Con Rồng cháu Tiên.
C. Thánh Gióng.
D. Sơn Tinh – Thủy Tinh.
Câu 14 (0,5 điểm). Loại hình múa truyền thống của người Thái ở vùng núi phía Bắc là:
A. Múa lân.
B. Múa rối nước.
C. Múa chim lạc.
D. Múa xòe.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Quan sát hình lược đồ và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Nêu đặc điểm sông ngòi của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
b. Xác định các khoáng sản chính của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 2 (1,0 điểm). Lễ giỗ Tổ Hùng Vương thể hiện truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc? Nêu cảm nghĩ của em về công ơn của các vua Hùng.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4
(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)
Thời gian làm bài: .... phút
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái đất gọi là:
A. Lược đồ.
B. Bản đồ.
C. Sơ đồ.
D. Biểu đồ.
Câu 2 (0,5 điểm). Hoạt động chính của lễ hội Lồng Tồng là:
A. Nghi lễ xuống đồng.
B. Nghi lễ thượng đồng.
C. Thi cấy lúa.
D. Thi cày ruộng.
Câu 3 (0,5 điểm). Phát biểu không phải đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn là:
A. Là dãy núi đồ sộ nhất nước ta.
B. Có đỉnh Phan-xi-păng cao 4143m – nóc nhà Đông Dương.
C. Có các dãy núi nhỏ nằm san sát, tạo nên địa hình hiểm trở.
D. có độ dài khoảng 180km.
Câu 4 (0,5 điểm). Một số điểm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có tuyết vào mùa đông là:
A. Mộc Châu, Mẫu Sơn.
B. Sapa, Mộc Châu.
C. Sapa, Mẫu Sơn.
D. Bảo Hà, Sapa.
Câu 5 (0,5 điểm). Khi tìm hiểu về câu chuyện danh nhân ở địa phương em, em có thể tìm hiểu theo các ý chính nào?
A. Tên danh nhân, những đóng góp của danh nhân, bài học em rút ra.
B. Tên danh nhân, tiểu sử danh nhân, cảm nhận của em về danh nhân.
C. Tên danh nhân, câu chuyện về danh nhân, bài học em rút ra từ câu chuyện.
D. Tên danh nhân, sự nổi tiếng và tần ảnh hưởng của danh nhân đó.
Câu 6 (0,5 điểm). Chọn ý không đúng khi nói về ruộng bậc thang vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
A. Được tạo nên từ các sườn đồi núi có khe nước, ít sỏi đá.
B. Ở mỗi bậc ruộng có bờ để giữ nước, chặn đất khỏi xói mòn.
C. Được hình thành trên các sườn đồi thoải và thấp, bề mặt tương đối bằng phẳng.
D. Thể hiện cách sử dụng đất hợp lí của người dân vùng núi.
Câu 7 (0,5 điểm). Hình ảnh dưới đây có nội dung nào?
A. Quặng sắt
B. Than chì
C. Thiếc
D. A-pa-tít
Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải là đặc điểm của lễ hội Xương Giang?
A. Được tổ chức hằng năm ở thành phố Bắc Giang.
B. Để kỉ niệm chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang.
C. Lễ hội được tổ chức ở nhiều địa điểm.
D. Sau khi dâng hương, mọi người tụ tập chơi các trò chơi dân gian tại thành Xương Giang.
Câu 9 (0,5 điểm). Khi tìm hiểu về lễ hội đặc trưng của địa phương em, em nên tập trung viết về điều gì?
A. Tên lễ hội, thời gian, địa điểm tổ chức, các hoạt động chính, mục đích tổ chức và cảm nhận của em.
B. Tên lễ hội, thời gian, địa điểm tổ chức, sự nổi tiếng của lễ hội , mục đích tổ chức và cảm nhận của em.
C. Tên lễ hội, thời gian tổ chức, trang phục lễ hội, mục đích tổ chức và cảm nhận của em.
D. Tên lễ hội, địa điểm tổ chức, ý nghĩa lễ hội, sự thu hút khách tham gia và cảm nhận của em.
Câu 10 (0,5 điểm). Người dân vùng Trung du miền núi Bắc Bộ chọn những sườn núi và đồi như thế nào để làm ruộng bậc thang?
A. Có bề mặt nhẵn nhụi, ít sỏi đá.
B. Có khe nước, bề mặt bằng phẳng.
C. Có khe nước, ít sỏi đá.
D. Có bề mặt tương đối bằng phẳng, có vách để giữ nước.
Câu 11 (0,5 điểm). Ngày giỗ Tổ Hùng Vương năm được tổ chức vào ngày:
A. 10/3 (âm lịch).
B. 10/3 (dương lịch).
C. 3/10 (âm lịch).
D. 3/10 (dương lịch).
Câu 12 (0,5 điểm). Hình ảnh dưới đây mô tả nội dung gì?
A. Cờ tướng.
B. Cờ vua.
C. Cờ người
D. Cờ vây.
Câu 13 (0,5 điểm). Đâu không phải là địa điểm lễ rước kiệu đi qua?
A. Đền Giếng.
B. Núi Nghĩa Lĩnh.
C. Đền Hạ.
D. Cổng Đền.
Câu 14 (0,5 điểm). Tâm của các vòng xòe Thái thường là:
A. Một vật bất kì.
B. Người chỉ huy.
C. Cột cờ
D. Hũ rượu cần/ đống lửa.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Nêu đặc điểm vị trí địa lí vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 2 (1,0 điểm). Theo em, truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” thể hiện nội dung gì?
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4
(Bộ sách: Cánh diều)
Thời gian làm bài: .... phút
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Hình vẽ thể hiện trực quan mối quan hệ về số liệu của các đối tượng gọi là:
A. Sơ đồ.
B. Biểu đồ.
C. Lược đồ.
D. Bảng biểu.
Câu 2 (0,5 điểm). Lễ hội Xuống đồng của các dân tộc Nùng, Tày,...còn được gọi là:
A. Lễ hội Lồng Tồng.
B. Lễ hội Gầu Tào.
C. Lễ hội mùa Xuân.
D. Lễ hội hoa Mơ.
Câu 3 (0,5 điểm). Biện pháp không được sử dụng để bảo vệ thiên nhiên, phòng chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. Nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai.
B. Tích cực trồng rừng, bảo vệ rừng.
C. Tổ chức khai thác rừng làm nơi định canh, định cư cho người dân.
D. Tập huấn kĩ năng phòng chống thiên tai cho người dân.
Câu 4 (0,5 điểm). Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình:
A. Chủ yếu là núi cao, sườn dốc đứng.
B. Bằng phẳng, chủ yếu là các cao nguyên.
C. Có nhiều dạng địa hình khác nhau: núi, đồi, cao nguyên, trung du...
D. Bao gồm các dãy núi cao, xen kẽ là các đồng bằng lớn.
Câu 5 (0,5 điểm). Khi tìm hiểu về tự nhiên ở địa phương em, em có thể tìm hiểu theo các ý chính nào?
A. Tên địa phương, địa hình, sông hồ, khí hậu, các yếu tố tự nhiên khác.
B. Tên địa phương, đặc điểm địa mạo, nguồn nước, khí hậu.
C. Tên địa phương, địa hình, thời tiết, các yếu tố tự nhiên khác.
D. Tên địa phương, đặc điểm địa mạo, sông hồ, thời tiết.
Câu 6 (0,5 điểm). Chọn ý không đúng khi nói về dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
A. Có nhiều dân tộc cùng sinh sống như: Kinh, Mông, Dao, Tày, Thái, Mường, Nùng,…
B. Người dân có cùng một ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày.
C. Người dân cùng nhau xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa.
D. Ở vùng núi cao dân cư thưa thớt hơn các vùng thấp và đô thị.
Câu 7 (0,5 điểm). Hình ảnh dưới đây nói về dân tộc nào ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Tày.
B. Thái.
C. Mông.
D. Nùng.
Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải là một trong những đặc điểm của chợ phiên vùng cao?
A. Mua bán, trao đổi hàng hóa.
B. Gặp gỡ bạn bè, giao duyên.
C. Là nơi lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc về ẩm thực, trang phục...
D. Chợ mở mỗi ngày để người dân thuận tiện trong việc mua bán hàng hóa.
Câu 9 (0,5 điểm). Khi tìm hiểu về văn hóa của địa phương em, em nên tập trung viết về điều gì?
A. Nét đặc trưng về ẩm thực, kiến trúc nhà ở, lễ hội, trang phục, phong tục, tập quán.
B. Nét đặc trưng về ẩm thực, đặc trưng về tính cách con người, lễ hội, trang phục, phong tục, tập quán.
C. Nét đặc trưng về nhà ở, lễ hội, di sản nghệ thuật, nếp sống.
D. Nét đặc trưng về ẩm thực, ngoại hình con người, trang phục, món ăn.
Câu 10 (0,5 điểm). Nhờ đặc điểm sông dốc, nhiều nước...người dân ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đã tận dụng để:
A. Nuôi trồng hải sản.
B. Xây dựng nhiệt điện.
C. Xây dựng thủy điện.
D. Khai thác cát.
Câu 11 (0,5 điểm). Các công trình kiến trúc chính của khu di tích Đền Hùng thuộc:
A. Thành phố Việt Trì.
B. Huyện Lâm Thao.
C. Thị xã Phú Thọ.
D. Huyện Phù Ninh.
Câu 12 (0,5 điểm). Hình ảnh dưới đây mô tả nội dung gì?
A. Thi cấy trong lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày.
B. Thi cấy trong lễ hội Tịch Điền của dân tộc Kinh.
C. Thi cấy trong lễ hội mùa Xuân của dân tộc Nùng.
D. Thi cấy trong lễ hội Lúa mới của dân tộc Dao.
Câu 13 (0,5 điểm). Đâu không phải là một phần trong nghi lễ giỗ Tổ Hùng Vương?
A. Đóng ấn.
B. Rước kiệu.
C. Đọc văn tế.
D. Dâng hương.
Câu 14 (0,5 điểm). Loại hình múa hát truyền thống của người Thái ở vùng núi phía Bắc là:
A. Múa rối.
B. Múa ô
C. Múa Khmer.
D. Múa xòe.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Nêu hiểu biết về một số cách khai thác tự nhiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 2 (1,0 điểm). Trình bày các hoạt động được tổ chức ngày lễ giỗ Tổ Hùng Vương.
Xem thêm đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 có đáp án hay khác:
- Top 10 Đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 năm 2024 có đáp án
- Top 10 Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 năm 2024 có đáp án
- Top 10 Đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 năm 2024 có đáp án
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi các môn lớp 4 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk các môn lớp 4.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 4 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Công nghệ lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
- Bài tập Tiếng Việt lớp 4 (hàng ngày)
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Toán lớp 4 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 (có đáp án)
- 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (nâng cao)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Đạo Đức lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học lớp 4 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 4
- Đề thi Công nghệ lớp 4