Top 100 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức (có đáp án)
Tuyển chọn 100 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 4 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4.
Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức (có đáp án)
Xem thử Đề thi GK1 Sử Địa lớp 4 Xem thử Đề thi CK1 Sử Địa lớp 4 Xem thử Đề thi GK2 Sử Địa lớp 4 Xem thử Đề thi CK2 Sử Địa lớp 4
Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Giữa kì 1 Kết nối tri thức
Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Học kì 1 Kết nối tri thức
Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Giữa kì 2 Kết nối tri thức
Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Học kì 2 Kết nối tri thức
Xem thêm Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 cả ba sách:
- Top 10 Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 năm 2024 có đáp án
- Top 10 Đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 năm 2024 có đáp án
- Top 10 Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 năm 2024 có đáp án
- Top 10 Đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 năm 2024 có đáp án
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4
(Bộ sách: Kết nối tri thức)
Thời gian làm bài: .... phút
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Lược đồ khác với bản đồ ở điểm:
A. Có nội dung chi tiết hơn.
B. Có nội dung giản lược hơn.
C. Có số liệu chính xác hơn.
D.Có hình ảnh rõ nét hơn.
Câu 2 (0,5 điểm). Lễ hội Lồng Tồng vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tổ chức còn gọi là:
A. Lễ hội Xuống đồng.
B. Lễ hội Tịch Điền.
C. Lễ hội Lúa mới.
D. Lễ hội Xuân mới.
Câu 3 (0,5 điểm). Phát biểu không đúng khi nói về vị trí địa lý của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. Là vùng lãnh thổ nằm ở phía Bắc nước ta.
B. Phía Nam giáp với Đồng bằng Bắc Bộ và Duyên hải miền Trung.
C. Phía Bắc giáp với Lào và Cam-pu-chia.
D. Có đường biên giới chung với hai nước là Lào và Trung Quốc.
Câu 4 (0,5 điểm). Đặc điểm của các đồi vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. Chân đồi thoải dần, các đồi nằm cách xa nhau.
B. Đỉnh nhọn, sườn dốc, có độ cao trên 500m so với mực nước biển.
C. Đỉnh tròn, sườn thoải, nằm ở nơi chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng
D. Sườn đồi dốc đứng, chân đồi thoải, các đồi liền kề nhau.
Câu 5 (0,5 điểm). Khi tìm hiểu về hoạt động nông nghiệp của địa phương em, em có thể tìm hiểu theo những thành phần nào?
A. Trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản.
B. Trồng trọt, thủy sản, hải sản, chăn nuôi.
C. Lâm nghiệp, ngư nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt.
D. Thủy sản, lâm nghiệp, hải sản, chăn nuôi.
Câu 6 (0,5 điểm). Đặc điểm không đúng khi nói về dân cư sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
A. Có diện tích rộng nhưng ít dân cư.
B. Dân cư phân bố không đồng đều, có sự chênh lệch đáng kể.
C. Các dân tộc vẫn giữ được nét truyền thống riêng.
D. Chỉ có các dân tộc Mông, Dao, Tày, Thái, sinh sống.
Câu 7 (0,5 điểm). Hình ảnh dưới đây nói về dân tộc nào ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Thái.
B. Tày.
C. Dao.
D. Nùng.
Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải là một trong những ý nghĩa của các lễ hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Cầu cho mọi người được mạnh khỏe.
B. Cầu cho một năm thật nhiều niềm vui, may mắn. .
C. Cầu cho mùa màng bội thu.
D. Cầu xin thần linh, trời đất ban tài phát lộc để cải thiện cuộc sống.
Câu 9 (0,5 điểm). Khi giới thiệu về trang phục tiêu biểu của địa phương em, em nên tập trung viết về điều gì?
A. Tên trang phục, một số nét nổi bật của trang phục, cảm nghĩ về trang phục.
B. Nhận xét, đánh giá về những mặt ưu điểm của trang phục.
C. Các công đoạn để may bộ trang phục của địa phương.
D. Cách bảo quản và sử dụng của bộ trang phục.
Câu 10 (0,5 điểm). Việc khai thác than ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nhằm phục vụ hoạt động:
A. Sản xuất các chế phẩm công nghiệp.
B. Dùng trong sinh hoạt.
C. Sản xuất điện.
D. Dùng trong nông nghiệp.
Câu 11 (0,5 điểm). Khu di tích Đền Hùng chủ yếu thuộc:
A. Thành phố Việt Trì.
B. Thị xã Phú Thọ.
C. Huyện Phù Ninh.
D. Huyện Thanh Thủy.
Câu 12 (0,5 điểm). Hình ảnh dưới đây mô tả nội dung gì?
A. Múa khèn người Mông.
B. Múa ô của người Tày.
C. Múa ô kết hợp thổi sáo của người Mường.
D. Biểu diễn hát múa giao duyên của người Nùng.
Câu 13 (0,5 điểm). Đâu không phải là truyền thuyết xuất hiện dưới thời Hùng Vương?
A. Hồ Ba Bể.
B. Con Rồng cháu Tiên.
C. Thánh Gióng.
D. Sơn Tinh – Thủy Tinh.
Câu 14 (0,5 điểm). Loại hình múa truyền thống của người Thái ở vùng núi phía Bắc là:
A. Múa lân.
B. Múa rối nước.
C. Múa chim lạc.
D. Múa xòe.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Quan sát hình lược đồ và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Nêu đặc điểm sông ngòi của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
b. Xác định các khoáng sản chính của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 2 (1,0 điểm). Lễ giỗ Tổ Hùng Vương thể hiện truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc? Nêu cảm nghĩ của em về công ơn của các vua Hùng.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4
(Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống)
Thời gian làm bài: .... phút
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 ĐIỂM)
Bài 1 (5,0 điểm). Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi sau:
Câu hỏi 1. Vai trò quan trọng nhất của các nhà máy thuỷ điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. phát triển du lịch.
B. nuôi trồng thuỷ sản.
C. giảm lũ cho các vùng đồng bằng.
D. cung cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất.
Câu hỏi 2. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương được chọn là ngày Quốc lễ, điều này thể hiện truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc?
A. Hiếu học.
B. Uống nước nhớ nguồn.
C. Yêu thương con người.
D. Hiếu thảo.
Câu hỏi 3. Vùng Đồng bằng Bắc Bộ không tiếp giáp với
A. vùng Duyên hải miền Trung.
B. vùng Nam Bộ.
C. vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. vịnh Bắc Bộ.
Câu hỏi 4. Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có độ cao trung bình dưới
A. 10 m.
B. 15 m.
C. 20 m.
D. 25 m.
Câu hỏi 5. Dân tộc chủ yếu ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là
A. dân tộc Kinh.
B. dân tộc Mông.
C. dân tộc Thái.
D. dân tộc Chăm.
Câu hỏi 6. Hệ thống đê ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ có vai trò
A. ngăn lũ và giúp trồng lúa nhiều vụ trong năm.
B. là đường giao thông kết nối với các vùng khác.
C. ngăn phù sa sông bồi đắp.
D. ngăn sạt lở ven sông.
Câu hỏi 7. Làng quê truyền thống vùng Đồng bằng Bắc Bộ thường có
A. nhà sàn làm từ gỗ, tre, nứa.
B. lũy tre, cổng làng, cây đa, giếng nước,…
C. nhà cao tầng, các trung tâm thương mại lớn.
D. nhà tường trình được đắp bằng đất.
Câu hỏi 8. Nền văn minh sông Hồng hình thành cách ngày nay bao nhiêu năm?
A. Khoảng 1500 năm.
B. Khoảng 2 500 năm.
C. Khoảng 2 700 năm.
D. Khoảng 3 000 năm.
Câu hỏi 9. Vị vua nào thời Lý đổi tên Đại La thành Thăng Long?
A. Lý Thái Tổ.
B. Lý Thánh Tông.
C. Lý Nhân Tông.
D. Lý Huệ Tông.
Câu hỏi 10. Công trình nào ở khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám được chọn là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội?
A. Cổng Văn Miếu.
B. Khuê Văn Các.
C. Nhà bia Tiến sĩ.
D. Khu Đại Thành.
Bài 2 (1,0 điểm). Điền Đúng (Đ) hoặc sai (S) cho những thông tin dưới đây về thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
STT |
Nội dung |
Đúng (Đ) |
Sai (S) |
1 |
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với hai quốc gia là Lào và Campuchia. |
|
|
2 |
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh nhất cả nước. |
|
|
3 |
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều sông lớn thuận lợi cho phát triển thuỷ điện. |
|
|
4 |
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất cả nước. |
|
|
Bài 3 (1,0 điểm). Lựa chọn từ hoặc cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống (...) để hoàn thành đoạn thông tin về đặc điểm khí hậu của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
từ 1600 mm đến 1800 mm |
23°C |
mưa nhiều |
ít mưa |
Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ trung bình năm trên …………………..Mùa đông lạnh, ………………..... Mùa hạ nóng, ……………………….Lượng mưa trung bình năm từ……………………………
II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)
Bài 1 (2,0 điểm): Chứng minh: Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của cả nước.
Bài 2 (1,0 điểm): Em hãy kể tên 4 phong tục, tập quán của người Việt cổ còn được lưu giữ đến ngày nay.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4
(Bộ sách: Kết nối tri thức)
Thời gian làm bài: .... phút
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1 (0,5 điểm). Một trong các sông quan trọng của vùng Duyên hải miền Trung là
A. Sông Hồng
B. Sông Mã
C. Sông Mekong
D. Sông Sài Gòn
Câu 2 (0,5 điểm). Phần lớn dân cư vùng Duyên hải miền Trung phân bố ở đâu?
A. Miền núi
B. Đồng bằng và ven biển
C. Trung tâm thành phố
D. Cả đồng bằng và miền núi
Câu 3 (0,5 điểm). Năm 2020, vùng Duyên hải miền Trung có khoảng bao nhiêu người?
A. Dưới 10 triệu người
B. Khoảng 15 triệu người
C. Hơn 20 triệu người
D. Trên 25 triệu người
Câu 4 (0,5 điểm). Ngư dân vùng Duyên hải miền Trung góp phần bảo vệ chủ quyền biển - đảo nước ta qua hoạt động nào?
A. Nuôi trồng hải sản
B. Sản xuất muối
C. Đánh bắt trên biển
D. Xây dựng cảng biển
Câu 5 (0,5 điểm). Dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh là di sản của khu vực nào
A. Nghệ An
B. Quảng Bình
C. Quảng Trị
D. Thừa Thiên Huế
Câu 6 (0,5 điểm). Nhà máy thuỷ điện nào là có công suất lớn nhất ở Tây Nguyên?
A. Ialy
B. Sê San
C. Sê-rê-pốk
D. Đồng Nai
Câu 7 (0,5 điểm). Lễ hội Ka-tê có ý nghĩa gì đối với người Chăm?
A. Góp phần tôn vinh văn hóa dân tộc
B. Thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng
C. Cầu xin mưa thuận gió hoà
D. Tạo dịp để du khách tham quan, trải nghiệm văn hóa
Câu 8 (0,5 điểm). Địa phận nào thuộc Cố đô Huế ngày nay?
A. Thành phố Huế
B. Thành phố Hà Nội
C. Thành phố Hồ Chí Minh
D. Thành phố Đà Nẵng
Câu 9 (0,5 điểm). Cây công nghiệp chủ yếu được trồng ở Tây Nguyên là
A. Lúa, ngô, đậu
B. Cà phê, hồ tiêu, cao su, chè
C. Cam, bưởi, xoài
D. Thanh long, mít
Câu 10 (0,5 điểm). Núi Ngự có vai trò gì trong Cố đô Huế?
A. Che chắn cho kinh thành Huế
B. Cung điện của vua
C. Chùa chiền
D. Cung cấm dành riêng cho vua và gia đình
Câu 11 (0,5 điểm). Phần lớn phố cổ Hội An nằm ở phường nào?
A. Minh An
B. Cẩm Châu
C. Sơn Phong
D. Cẩm Nam
Câu 12 (0,5 điểm). Biện pháp nào không thuộc biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của phố cổ Hội An?
A. Bảo vệ các công trình trong khu phố cổ
B. Trùng tu các công trình đã xuống cấp
C. Tuyên truyền, quảng bá vẻ đẹp của phố cổ Hội An
D. Xây dựng thêm các tòa nhà hiện đại trong khu phố cổ
Câu 13 (0,5 điểm). Vùng Tây Nguyên giáp với
A. Lào và Cam-pu-chia (Cambodia)
B. Thái Lan và Myanmar
C. Trung Quốc và Việt Nam
D. Campuchia và Việt Nam
Câu 14 (0,5 điểm). Địa hình chủ yếu của vùng Tây Nguyên là
A. Đồng bằng
B. Đồng cỏ
C. Núi
D. Cao nguyên
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Nêu những đặc điểm về địa hình và khí hậu của vùng Duyên hải miền Trung.
Câu 2 (1,0 điểm). Hãy cho biết lí do diện tích rừng ở vùng Tây Nguyên bị thu hẹp. Từ đó đề xuất các biện pháp bảo vệ rừng.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4
(Bộ sách: Kết nối tri thức)
Thời gian làm bài: .... phút
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Nhà sàn truyền thống của đồng bào Tây Nguyên được làm bằng vật liệu gì?
A. Các vật liệu như: gỗ, tre, nứa, lá
B. Làm bằng khung sắt, tôn.
C. Xây bằng gạch, mái lợp ngói.
D. Nhà được làm bằng nhựa.
Câu 2. Anh hùng Đinh Núp là người dân tộc nào?
A. Ba Na.
B. Ê Đê.
C. Cơ Ho.
D. Mnông.
Câu 3. Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên thuộc địa bàn các tỉnh nào?
A. Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
B. Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum.
C. Gia Lai, Đắc Lắk, Đắk Nông.
D. Lâm Đồng, Kon Tum.
Câu 4. Một hoạt động không thể thiếu trong các lễ hội ở Tây Nguyên?
A. Thi nấu cơm.
B. Đánh cồng chiêng.
C. Kéo co.
D. Múa Xoè.
Câu 5. Đối với các dân tộc Tây Nguyên, Cồng chiêng có vai trò rất quan trọng. Loại nhạc cụ này
A. được sử dụng để thúc giục người dân lao động.
B. được sử dụng trong các hoạt động nghi lễ, vui chơi, giải trí, đón tiếp khách.
C. chỉ được sử dụng trong các nghi lễ tổ chức vào mùa đông.
D. chỉ được sử dụng bởi các già làng, trong các dịp tiếp đón khách quý.
Câu 6. Các dân tộc sống chủ yếu ở vùng Nam Bộ là
A. Khơ-me, Hoa, Chăm, Xơ Đăng,...
B. Kinh, Thái, Mường, Chăm,
C. Dao, Mông, Tày, Hoa,...
D. Kinh, Khơ-me, Hoa, Chăm,...
Câu 7. Cây công nghiệp được trồng chủ yếu ở
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng Tháp Mười.
C. đồng bằng sông Cửu Long.
D. Tứ giác Long Xuyên.
Câu 8. Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho ngành công nghiệp phát triển mạnh ở vùng Nam Bộ?
A. Nguồn lao động dồi dào.
B. Nguồn nguyên liệu dồi dào.
C. Khí hậu nắng nóng quanh năm.
D. Được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy.
Câu 9. Nhà ở truyền thống của nhân dân vùng sông nước Nam Bộ phổ biến là kiểu nhà nào?
A. Nhà lợp bằng lá.
B. Nhà Rông
C. Nhà lợp ngói.
D. Nhà sàn, nhà nổi.
Câu 10. Một trong những câu nói nổi tiếng của anh hùng Nguyễn Trung Trực là
A. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”.
B. “Nếu bệ hạ muốn hàng, thì hãy chém đầu thần trước đã”.
C. “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ chớ lo gì”.
D. “Ta thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương phương Bắc”.
Câu 11. Tên gọi Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu từ năm nào?
A. Năm 1945.
B. Năm 1954.
C. Năm 1975.
D. Năm 1976.
Câu 12. Di tích Địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở những xã nào hiện nay?
A. Phú Mỹ Hưng và Nhuận Đức.
B. Nhuận Đức và An Phú.
C. An Phú và An Nhơn Tây.
D. Nhuận Đức và Phước Hiệp.
Câu 13. Địa đạo Củ Chi rất khó bị địch phát hiện vì
A. được xây dựng kiên cố và bảo vệ chặt chẽ.
B. được nguỵ trang rất sâu và kín đáo dưới lòng đất, trong rừng rậm.
C. thường xuyên được thay đổi địa điểm.
D. có cấu tạo phức tạp, kiên cố.
Câu 14. Ý nào không đúng về tác dụng của hệ thống Địa đạo Củ Chi?
A. Nơi cất giấu tài liệu, vũ khí, lương thực.
B. Để tránh các cuộc càn quét của quân địch và làm nơi trú ẩn cho quân ta.
C. Nơi nghiên cứu, chế tạo và sản xuất các loại vũ khí sinh học.
D. Nơi nghỉ ngơi, cứu thương.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Nêu đặc điểm về địa hình và khí hậu của vùng Nam Bộ.
Câu 2 (1,0 điểm): Nêu những biểu hiện chứng tỏ Thành phố Hồ Chí Minh là trung kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục kinh tế, chính trị, quan trọng của đất nước.
Tham khảo đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 bộ sách khác có đáp án hay khác:
Xem thêm đề thi lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi các môn lớp 4 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk các môn lớp 4.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 4 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Công nghệ lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
- Bài tập Tiếng Việt lớp 4 (hàng ngày)
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Toán lớp 4 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 (có đáp án)
- 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (nâng cao)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Đạo Đức lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học lớp 4 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 4
- Đề thi Công nghệ lớp 4