Đề kiểm tra Địa Lí lớp 7 Giữa kì 2 có đáp án (Đề 3)
Đề kiểm tra Địa Lí lớp 7 Giữa kì 2 có đáp án (Đề 3)
Môn Địa Lí lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
Phần trắc nghiệm
Câu 1: Chủ nhân của châu Mĩ là người thuộc chủng tộc nào?
A. Nê-grô-ít
B. Môn-gô-lô-ít
C. Ơ-rô-pê-ô-ít
D. Ôt-xtra-lo-it
Câu 2: Hệ thống núi Cooc-đi-ê theo hướng nào dưới đây?
A. Đông – Tây.
B. Tây Bắc – Đông Nam.
C. Bắc – Nam.
D. Đông Bắc – Tây Nam.
Câu 3: Dân cư đang chuyển từ phía Nam hồ lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới năng động hơn ở:
A. Phía Tây Bắc và duyên hải ven Đại Tây Dương.
B. Phía Nam và duyên hải ven Đại Tây Dương.
C. Phía Tây Bắc và duyên hải ven Thái Bình Dương.
D. Phía Nam và duyên hải ven Thái Bình Dương.
Câu 4: Đâu không phải hạn chế của nền nông nghiệp của khu vực Bắc Mỹ?
A. Ô nhiễm môi trường.
B. Nền nông nghiệp tiến tiến
C. Giá thành cao.
D. Nhiều phân hóa học, thuốc hóa học.
Câu 5: Ngành công nghiệp phát triển mạnh ở vùng công nghiệp "Vành đai Mặt Trời" là:
A. Dệt và thực phẩm.
B. Khai thác than, sắt, dầu mỏ.
C. Luyện kim và cơ khí.
D. Điện tử và hàng không vũ trụ.
Câu 6: Điểm khác biệt về địa hình giữa hai hệ thống Coóc-đi-e và An-đét là:
A. Hướng phân bố núi.
B. Tính chất trẻ của núi.
C. Chiều rộng và độ cao của núi.
D. Thứ tự sắp xếp địa hình.
Câu 7: Các đồng bằng Nam Mĩ xếp theo thứ tự từ Nam lên Bắc lần lượt là:
A. La-pla-ta, Pam-pa, A-ma-dôn
B. Pam-pa, La-pla-ta, A-ma-dôn.
C. Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pam-pa.
D. Pam-pa, A-ma-dôn, La-pla-ta
Câu 8: Bán hoang mạc ôn đới phát triển ở:
A. Cao nguyên Pa-ta-gô-ni.
B. Quần đảo Ảng-ti.
C. Eo đất phía tây Trung Mĩ.
D. Miền núi An-đét.
Câu 9: Trung và Nam Mĩ dẫn đầu thế giới về:
A. Sản lượng lúa gạo
B. Doanh thu du lịch
C. Công nghiệp hóa
D. Đô thị hóa
Câu 10: Thành phần nào chiếm nhiều diện tích đất trồng nhất ở Trung và Nam Mĩ?
A. Các hộ nông dân.
B. Các đại điền chủ.
C. Các hợp tác xã.
D. Các công ti tư bản nước ngoài.
Phần tự luận
Câu 1 (3 điểm). Trình bày đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ?
Câu 2 (2 điểm). Địa hình và khoáng sản Trung và Nam Mĩ có thuận lợi gì cho việc phát triển nền kinh tế?
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
Phần trắc nghiệm
Câu 1:
Trước khi Côm-lôm-bô phát hiện ra châu Mĩ, chủ nhân của châu Mĩ là người Anh điêng và người Ê-xki-mô thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it.
Chọn: B.
Câu 2:
Hệ thống núi Cooc-đi-ê nằm ở phía Tây Bắc Mĩ và chạy theo hướng Bắc – Nam ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ Thái Bình Dương vào sâu trong nội địa.
Chọn: C.
Câu 3:
Dân cư đang chuyển từ phía Nam hồ lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới năng động hơn ở phía Nam và duyên hải ven Thái Bình Dương.
Chọn: D.
Câu 4:
Nền nông nghiệp Bắc Mĩ còn nhiều hạn chế. Đó là giá thành cao nên thường bị cạnh tranh mạnh trên thị trường, nhiều phân hóa học và thuốc hóa học, ô nhiễm môi trường,…
Chọn: B.
Câu 5:
Vùng công nghiệp "Vành đai Mặt Trời" là nơi chiếm ưu thể của ngành sản xuất máy móc tự động, điện tử, vi điện tử và hàng không vũ trụ nằm ở phía nam và duyên hải Thái Bình Dương.
Chọn: D.
Câu 6:
Điểm khác biệt về địa hình giữa hai hệ thống Coóc-đi-e và An-đét là chiều rộng và độ cao của núi. Hệ thống núi Cooc-di-e có chiều rộng lớn hơn nhưng lại có độ cao thấp hơn dãy An-đét.
Chọn: C.
Câu 7:
Xếp theo thứ tự từ Nam lên Bắc ở lục địa Nam Mĩ lần lượt là ba đồng bằng lớn là đồng bằng Pam-pa, La-pla-ta và cuối cùng ở phía Bắc là đồng bằng A-ma-dôn.
Chọn: B.
Câu 8:
Trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni, do lượng mưa hằng năm rất thấp nên bán hoang mạc ôn đới phát triển.
Chọn: A.
Câu 9:
Trung và Nam Mĩ dẫn đầu thế giới về tốc độ đô thị hóa. Tỉ lệ dân thành thị chiếm khoảng 75% dân số.
Chọn: D.
Câu 10:
Các đại điền chủ là thành phần chiếm nhiều diện tích đất trồng nhất ở Trung và Nam Mĩ.
Chọn: B.
Phần tự luận
Câu 1:
Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.
- Dải núi Coóc-di-e đồ sộ ở phía tây, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên. (1 điểm)
- Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam. (1 điểm)
- Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc - tây nam. (1 điểm)
Câu 2:
Địa hình và khoáng sản Trung và Nam Mĩ có thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế:
- Địa hình đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi. (1 điểm)
- Nhiều khoáng sản thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp khái thác, công nghiệp chế biến. (1 điểm)
Xem thêm các đề kiểm tra, đề thi Địa Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Đề kiểm tra Địa Lí lớp 7 Giữa kì 2 có đáp án (Đề 1)
- Đề kiểm tra Địa Lí lớp 7 Giữa kì 2 có đáp án (Đề 2)
- Đề kiểm tra Địa Lí lớp 7 Giữa kì 2 có đáp án (Đề 4)
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Địa Lí 7 khác:
- Giải bài tập Địa Lí 7 (hay nhất)
- Giải bài tập Địa Lí 7 (ngắn nhất)
- Lý thuyết & 600 câu trắc nghiệm Địa Lí 7 có đáp án
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 7
- Giải Sách bài tập Địa Lí 7
- Giải vở bài tập Địa Lí 7
Tuyển tập Đề kiểm tra Địa Lí 7 có đáp án | Đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết, học kì 1, học kì 2 Địa Lí 7 được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát chương trình Địa Lí lớp 7 và cấu trúc ra đề kiểm tra trắc nghiệm và tự luận mới.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn Văn 7
- Soạn Văn 7 (bản ngắn nhất)
- Văn mẫu lớp 7
- Giải bài tập Toán 7
- Giải SBT Toán 7
- Giải bài tập Vật lí 7
- Giải sách bài tập Vật lí 7
- Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 7
- Giải bài tập Sinh học 7
- Giải bài tập Sinh 7 (ngắn nhất)
- Giải vở bài tập Sinh học 7
- Bài tập trắc nghiệm Sinh học 7
- Giải bài tập Địa Lí 7
- Giải bài tập Địa Lí 7 (ngắn nhất)
- Giải sách bài tập Địa Lí 7
- Giải Tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí 7
- Giải bài tập Tiếng anh 7
- Giải sách bài tập Tiếng Anh 7
- Giải bài tập Tiếng anh 7 thí điểm
- Giải sách bài tập Tiếng Anh 7 mới
- Giải bài tập Lịch sử 7
- Giải bài tập Lịch sử 7 (ngắn nhất)
- Giải vở bài tập Lịch sử 7
- Giải tập bản đồ Lịch sử 7
- Giải bài tập Tin học 7
- Giải bài tập GDCD 7
- Giải bài tập GDCD 7 (ngắn nhất)
- Giải sách bài tập GDCD 7
- Giải bài tập tình huống GDCD 7
- Giải bài tập Công nghệ 7