Top 10 Đề thi KHTN 7 Giữa kì 2 năm 2024 có đáp án (ba sách)



Để ôn luyện và làm tốt các bài thi Khoa học tự nhiên lớp 7, dưới đây là Top 10 Đề thi Khoa học tự nhiên 7 Giữa kì 2 năm 2024 sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo có đáp án, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi KHTN 7.

Top 10 Đề thi KHTN 7 Giữa kì 2 năm 2024 có đáp án (ba sách)

Xem thử Đề GK2 KHTN 7 KNTT Xem thử Đề GK2 KHTN 7 CTST Xem thử Đề GK2 KHTN 7 CD

Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi Giữa kì 2 KHTN 7 (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Quảng cáo

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trái Đất là một nam châm khổng lồ.

B. Cực Bắc địa từ nằm ở nửa bán cầu Nam.

C. Trục từ và trục quay của Trái Đất không trùng nhau.

D. Cực Bắc địa từ nằm ở nửa bán cầu Bắc.

Câu 2: Chữ SW trên la bàn có nghĩa là hướng

A. Đông Nam.

B. Đông Bắc.

C. Tây Nam.

D. Tây Bắc.

Câu 3: Trong các thiết bị sau đây, thiết bị nào không sử dụng nam châm?

A. Loa ti vi.

B. Máy bơm nước.

C. Quạt điện.

D. Ấm điện.

Quảng cáo

Câu 4: Tại sao cần cẩu dùng lực từ trường thường dùng nam châm điện mà không dùng nam châm vĩnh cửu?

A. Vì nam châm điện rẻ hơn.

B. Vì từ trường của nam châm điện mạnh hơn của nam châm vĩnh cửu.

C. Vì nam châm điện dễ tìm kiếm hơn.

D. Vì từ trường của nam châm điện yếu hơn của nam châm vĩnh cửu.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể?

A. Tạo ra nguồn nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể.

B. Sinh ra nhiệt để giải phóng ra ngoài môi trường.

C. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.

D. Tạo ra các sản phẩm tham gia hoạt động chức năng của tế bào.

Câu 6: Đặc điểm nào của lá giúp lá nhận được nhiều ánh sáng?

A. Phiến lá có dạng bản mỏng.

B. Lá có màu xanh.

C. Lá có cuống lá.

D. Lá có nhiều khí khổng.

Quảng cáo

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điểm khác nhau giữa quang hợp và hô hấp tế bào?

A. Quang hợp giải phóng ATP, còn hô hấp tế bào dự trữ ATP.

B. Quang hợp sử dụng oxygen, còn hô hấp tế bào tạo ra oxygen.

C. Quang hợp giải phóng năng lượng, còn hô hấp tế bào tích trữ năng lượng.

D. Quang hợp sử dụng khí carbon dioxide, còn hô hấp tế bào tạo ra khí carbon dioxide.

Câu 8: Hô hấp tế bào diễn ra càng mạnh thì

A. lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trong nông sản được tích lũy càng nhiều.

B. lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trong nông sản bị tiêu hao càng nhiều.

C. lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trong nông sản bị tiêu hao càng ít.

D. lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trong nông sản càng được duy trì ổn định.

Câu 9: Trong các phát biểu sau:

(1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.

(2) Cung cấp khí oxygen.

(3) Điều hòa trực tiếp mực nước biển.

(4) Tăng hàm lượng khí carbon dioxide trong không khí.

Số phát biểu đúng về vai trò của quang hợp là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Câu 10: Trao đổi khí ở thực vật diễn ra thông qua quá trình nào sau đây?

A. Quang hợp.

B. Hô hấp.

C. Thoát hơi nước.

D. Quang hợp và hô hấp.

Câu 11: Một số nguyên tố khoáng cây trồng cần một lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu như Cu, Bo, Mo. Các nguyên tố này thường tham gia cấu tạo nên

A. diệp lục.

B. các chất hữu cơ xây dựng nên tế bào.

C. các enzyme xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào.

D. protein và nucleic acid.

Câu 12: Ở thực vật, các chất nào dưới đây thường được vận chuyển từ rễ lên lá?

A. Chất hữu cơ và chất khoáng.

B. Nước và chất khoáng.

C. Chất hữu cơ và nước.

D. Nước, chất hữu cơ và chất khoáng.

Câu 13: Các chất nào sau đây được hệ tuần hoàn vận chuyển đến các cơ quan bài tiết?

A. Nước, CO2, kháng thể.

B. CO2, các chất thải, nước.

C. CO2, hormone, chất dinh dưỡng.

D. Nước, hormone, kháng thể.

Câu 14: Hoạt động nào sau đây giúp bảo vệ tim và mạch máu?

A. Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

B. Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, lao động vừa sức, nghỉ ngơi hợp lí.

C. Ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ.

D. Chỉ đi khám sức khỏe khi có các dấu hiệu đau, ốm.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật?

A. Chất hữu cơ do mạch gỗ vận chuyển có nguồn gốc chủ yếu từ quá trình quang hợp.

B. Quá trình hấp thụ và vận chuyển chất khoáng luôn đi kèm với quá trình hấp thụ và vận chuyển nước.

C. Độ ẩm không khí càng cao thì sự thoát hơi nước diễn ra càng mạnh.

D. Lá cây không có khả năng hấp thụ các chất khoáng.

Câu 16: Vì sao người ta lại bảo quản nhiều loại trái cây trong môi trường có nồng độ khí carbon dioxide cao?

A. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao sẽ ức chế quá trình hô hấp tế bào, nhờ đó, lượng chất hữu cơ trong trái cây bị phân giải giảm giúp kéo dài thời gian bảo quản.

B. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao sẽ ức chế quá trình hô hấp tế bào, nhờ đó, lượng chất hữu cơ trong trái cây bị phân giải tăng giúp kéo dài thời gian bảo quản.

C. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao sẽ kích thích quá trình hô hấp tế bào, nhờ đó, lượng chất hữu cơ trong trái cây bị phân giải giảm giúp kéo dài thời gian bảo quản.

D. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao sẽ kích thích quá trình hô hấp tế bào, nhờ đó, lượng chất hữu cơ trong trái cây bị phân giải tăng giúp kéo dài thời gian bảo quản.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1 (2 điểm):Trong phòng thí nghiệm có một số nam châm thẳng, để bảo quản từ tính của nam châm, theo em người ta nên để các nam châm như thế nào?

Bài 2 (2 điểm): Nêu vai trò của nước đối với sinh vật.

Bài 3:

a) (1,5 điểm) Phân tích sự phù hợp giữa cấu tạo của khí khổng với chức năng trao đổi khí ở thực vật.

b) (0,5 điểm) Giải thích tại sao khi sưởi ấm bằng than hoặc củi trong phòng kín, người trong phòng có thể bị ngất hoặc nguy hiểm đến tính mạng.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Cách nào sau đây không làm thay đổi độ lớn của từ trường của nam châm điện?

A. Giảm số vòng dây.

B. Giữ nguyên số vòng dây.

C. Đổi chiều dòng điện.

D. Cả B và C.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng về từ trường của Trái Đất?

A. Từ trường của Trái Đất mạnh ở hai địa cực.

B. Từ trường của Trái Đất yếu hơn ở xích đạo.

C. Từ trường của Trái Đất bằng nhau tại mọi vị trí.

D. Cả A và B đúng.

Câu 3: Trên la bàn, chữ W chỉ hướng

A. Đông.

B. Tây.

C. Nam.

D. Bắc

Câu 4: Thiết bị nào sau đây sử dụng nam châm vĩnh cửu?

A. Loa điện.

B. Rơ le điện từ.

C. Chuông điện.

D. Cả B và C.

Câu 5: Trong tế bào và cơ thể sinh vật, năng lượng chủ yếu được tích trữ trong

A. các liên kết hóa học.

B. các mô mỡ và máu.

C. các phản ứng.

D. các bào quan của tế bào.

Câu 6: Chất tham gia vào quá trình quang hợp là

A. nước và khí carbon dioxide.

B. nước và khí oxygen.

C. chất hữu cơ và khí oxygen.

D. chất hữu cơ và khí carbon dioxide.

Câu 7: Cây ưa sáng mạnh không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Thường mọc ở những nơi quang đãng.

B. Phiến lá thường nhỏ.

C. Thường mọc dưới tán cây khác.

D. Lá thường có màu xanh sáng.

Câu 8: Quá trình tổng hợp và hô hấp tế bào có mối quan hệ hai chiều. Trong đó, quá trình tổng hợp có vai trò

A. tạo chất hữu cơ là nguyên liệu cho quá trình phân giải trong hô hấp tế bào.

B. giải phóng năng lượng cần cho quá trình phân giải trong hô hấp tế bào.

C. giải phóng ra các chất khí cần cho quá trình phân giải trong hô hấp tế bào.

D. tạo chất vô cơ là nguyên liệu cho phân giải trong hô hấp tế bào.

Câu 9: Nồng độ khí carbon dioxide thuận lợi cho hô hấp tế bào khoảng

A. 0,02%.

B. 0,01%.

C. 0,03%.

D. 0,04%.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình trao đổi khí qua khí khổng ở lá cây trong hô hấp?

A. Khí carbon dioxide khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí oxygen khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.

B. Khí oxygen và khí carbon dioxide đều khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá.

C. Khí oxygen khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí carbon dioxide khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.

D. Khí oxygen và khí carbon dioxide đều khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.

Câu 11: Trong cơ thể người, nước không có vai trò nào sau đây?

A. Tạo nước bọt.

B. Điều chỉnh thân nhiệt.

C. Cung cấp năng lượng cho cơ thể.

D. Tạo nên môi trường trong cơ thể.

Câu 12: Quá trình thoát hơi nước có vai trò nào sau đây?

A. Tạo động lực cho quá trình vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ theo mạch gỗ lên thân đến lá và các bộ phận khác của cây.

B. Giúp cho lá cây không bị đốt nóng dưới ánh nắng mặt trời.

C. Tạo động lực cho quá trình vận chuyển chất hữu cơ được tổng hợp từ lá theo mạch rây đến các bộ phận khác của cây.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 13: Nhu cầu dinh dưỡng ở động vật là

A. lượng thức ăn mà động vật cần thu nhận hằng ngày để xây dựng cơ thể và duy trì sự sống.

B. lượng thức ăn và nước uống mà động vật cần thu nhận hằng ngày để xây dựng cơ thể và duy trì sự sống.

C. lượng thức ăn và nước uống mà động vật cần thu nhận hằng ngày để duy trì sự sống.

D. lượng thức ăn và nước uống mà động vật cần thu nhận hằng ngày để xây dựng cơ thể.

Câu 14: Nhận định nào sau đây sai khi nói về trao đổi khí ở sinh vật?

A. Khi hô hấp, sinh vật hấp thụ khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide.

B. Khi quang hợp, thực vật thu nhận oxygen và thải ra khí carbon dioxide.

C. Sự trao đổi khí ở sinh vật diễn ra theo cơ chế khuếch tán.

D. Trao đổi khí diễn ra nhanh khi diện tích khuếch tán lớn.

Câu 15: Carbohydrate có nhiều trong nhóm thực phẩm nào sau đây?

A. Cơm, bánh mì, đường, khoai.

B. Rau, củ, quả tươi.

C. Các loại thịt như thịt gà, thịt lợn,…

D. Các loại hải sản như tôm, cua, cá,…

Câu 16: Vì sao mở nắp mang cá có thể biết cá còn tươi hay không?

A. Vì khi cá còn tươi, hệ hô hấp vẫn hoạt động, khi đó mang cá có màu đỏ tươi. Ngược lại, mang cá có màu đỏ sẫm.

B. Vì khi cá còn tươi, hệ hô hấp vẫn hoạt động, khi đó mang cá có màu đỏ sẫm. Ngược lại, mang cá có màu đỏ tươi.

C. Vì khi cá còn tươi, mang cá vẫn đóng mở bình thường. Ngược lại, mang cá khép kín.

D. Vì khi cá còn tươi, mang cá khép lại. Ngược lại, mang cá mở ra.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1 (2 điểm):Trong tay em chỉ có một thanh nam châm đã bị mờ mất hai cực Bắc Nam và một sợi chỉ, em hãy đưa ra phương án để xác định hai cực bắc nam của thanh nam châm đó.

Bài 2 (1,5 điểm): Trình bày vai trò của hô hấp tế bào đối với hoạt động sống của sinh vật.

Bài 3 (2 điểm): Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở sinh vật.

Bài 4 (0,5 điểm): Vì sao trong trồng trọt cần phải bón phân đúng liều lượng, đúng loại và có cách bón thích hợp?

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Khi nam châm để tự do thì

A. cực Bắc của nam châm luôn chỉ hướng Bắc địa lí.

B. cực Bắc của nam châm luôn chỉ hướng Nam địa lí.

C. cực Bắc của nam châm luôn chỉ hướng Đông địa lí.

D. cực Bắc của nam châm luôn chỉ hướng Tây địa lí.

Câu 2: Chữ ES trên la bàn có nghĩa là hướng

A. Đông Nam.

B. Đông Bắc.

C. Tây Nam.

D. Tây Bắc.

Câu 3: Để chế tạo một Nam Châm điện mạnh ta cần điều kiện:

A. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng thép.

B. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng sắt non.

C. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có ít vòng, lõi bằng sắt non.

D. Cường độ dòng điện qua ống dây nhỏ, ống dây có ít vòng, lõi bằng thép.

Câu 4: Sở dĩ xung quanh Trái Đất có từ trường là do trong lòng Trái Đất có những ................. khổng lồ.

A. Nam châm.

B. Cảm ứng từ.

C. Từ trường.

D. Dòng điện.

Câu 5: Phát biểu nào không đúng khi nói về mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng?

A. Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

B. Quá trình phân giải glucose trong tế bào có cả sự chuyển hóa các chất và năng lượng.

C. Tập hợp tất cả các phản ứng diễn ra trong và ngoài cơ thể được gọi là quá trình trao đổi chất.

D. Trong quá trình quang hợp ở thực vật, có sự chuyển hóa năng lượng từ quang năng thành hóa năng.

Câu 6: Nguồn cung cấp năng lượng cho thực vật thực hiện quá trình quang hợp là

A. quang năng.

B. hóa năng.

C. điện năng.

D. nhiệt năng.

Câu 7: Trong quá trình hô hấp tế bào, chất hữu cơ bị phân giải thành sản phẩm cuối cùng là

A. carbon dioxide và nước.

B. carbon dioxide và oxygen.

C. oxygen và nitrogen.

D. oxygen và nước.

Câu 8: Khi hô hấp, quá trình trao đổi khí ở sinh vật diễn ra như thế nào?

A. Lấy vào khí carbon dioxide, thải ra khí oxygen.

B. Lấy vào khí oxygen, thải ra khí carbon dioxide.

C. Lấy vào khí carbon dioxide và oxygen, thải ra hơi nước.

D. Lấy vào hơi nước, thải ra khí carbon dioxide và oxygen.

Câu 9: Phát biểu nào không đúng khi nói về trao đổi khí ở động vật?

A. Các loài đơn bào trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.

B. Các loài côn trùng trao đổi khí qua hệ thống ống khí.

C. Các loài sống dưới nước như cá, tôm, cua trao đổi khí qua da.

D. Ở người, sự trao đổi khí giữa môi trường và mạch máu diễn ra ở phế nang.

Câu 10: Phân tử nước có tính phân cực do

A. nguyên tử oxygen có khả năng hút electron mạnh hơn nguyên tử hydrogen khiến đầu oxygen tích điện âm một phần còn đầu hydrogen tích điện dương một phần.

B. nguyên tử oxygen có khả năng hút electron mạnh hơn nguyên tử hydrogen khiến đầu oxygen tích điện dương một phần còn đầu hydrogen tích điện âm một phần.

C. nguyên tử hydrogen có khả năng hút electron mạnh hơn nguyên tử oxygen khiến đầu oxygen tích điện âm một phần còn đầu hydrogen tích điện dương một phần.

D. nguyên tử hydrogen có khả năng hút electron mạnh hơn nguyên tử oxygen khiến đầu oxygen tích điện dương một phần còn đầu hydrogen tích điện âm một phần.

Câu 11: Nitrogen có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật vì

A. nitrogen là thành phần cấu tạo protein, chất diệp lục,…

B. nitrogen đảm bảo sự cân bằng nước và ion trong cây.

C. nitrogen giữ vai trò chính trong việc đóng mở khí khổng.

D. nitrogen giúp kích thích sự hấp thụ muối khoáng của rễ cây.

Câu 12: Lông hút ở rễ có nguồn gốc từ

A. các tế bào ở phần trụ giữa kéo dài ra hình thành.

B. các tế bào biểu bì kéo dài ra hình thành.

C. các tế bào ở vỏ kéo dài ra hình thành.

D. các tế bào mạch gỗ và mạch rây kéo dài ra hình thành.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về vai trò của quá trình thoát hơi nước ở lá cây?

A. Tạo điều kiện cho quá trình trao đổi khí ở thực vật.

B. Giúp lá cây không bị nóng dưới tác động của ánh mặt trời.

C. Tạo lực hút để vận chuyển các chất dinh dưỡng được tổng hợp từ lá đến các bộ phận khác của cây.

D. Tạo lực hút để vận chuyển nước và các chất từ rễ lên thân và lá trong mạch gỗ.

Câu 14: Quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người được thực hiện thông qua các hoạt động gồm

A. thu nhận và biến đổi thức ăn.

B. thu nhận, biến đổi thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng.

C. thu nhận, biến đổi thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng và thải các chất cặn bã.

D. thu nhận, biến đổi thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng và vận chuyển các chất.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong hệ tuần hoàn ở người?

A. Trong vòng tuần hoàn phổi, máu giàu carbon dioxide từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi lên phổi.

B. Trong vòng tuần hoàn phổi, máu giàu oxygen theo tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái có màu đỏ thẫm.

C. Trong vòng tuần hoàn các cơ quan, máu giàu oxygen từ tâm thất trái theo động mạch chủ đi đến các cơ quan trong cơ thể.

D. Trong vòng tuần hoàn các cơ quan, sau khi diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và các cơ quan, máu đổ về tim có màu đỏ thẫm.

Câu 16: Bón quá nhiều phân sẽ khiến cây bị héo và chết do

A. rễcây hấp thụ quá lượng chất khoáng cần thiết dẫn đến cây mất khả năng hô hấp.

B. rễ cây không hút được nước từ môi trường vào dẫn đến mất cân bằng nước trong cây.

C. rễcây hấp thụ quá lượng chất khoáng cần thiết dẫn đến cây mất khả năng quang hợp.

D. rễ cây hút quá nhiều nước từ môi trường vào dẫn đến mất cân bằng nước trong cây.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1 (2 điểm):Em hãy quan sát sơ đồ cấu tạo của chuông điện và giải thích nguyên tắc hoạt động của nó.

Đề thi Giữa kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (3 đề) | KHTN 7

Bài 2 (2 điểm): Mô tả sự trao đổi khí diễn ra ở lá cây trong quá trình quang hợp.

Bài 3:

a) (1,5 điểm) Hệ tuần hoàn nhận những chất nào từ hệ hô hấp và hệ tiêu hóa? Các chất dinh dưỡng và chất thải được vận chuyển đi đến đâu trong cơ thể?

b) (0,5 điểm) Tại sao trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn gây nên?

Xem thử Đề GK2 KHTN 7 KNTT Xem thử Đề GK2 KHTN 7 CTST Xem thử Đề GK2 KHTN 7 CD

Xem thêm đề thi các môn học lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tuyển tập Đề thi các môn học lớp 7 năm học 2023-2024 học kì 1, học kì 2 được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát chương trình và cấu trúc ra đề thi trắc nghiệm và tự luận mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên