TOP 30 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Giữa kì 1 (có đáp án, ma trận)



Trọn bộ 30 đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Giữa kì 1 có đáp án, ma trận sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và chọn lọc từ đề thi Giữa học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 8 của các trường THCS trên cả nước. Mời các bạn đón xem:

TOP 30 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Giữa kì 1 (có đáp án, ma trận)

Quảng cáo



Lưu trữ: Đề thi Địa Lí 8 Giữa kì 1 (sách cũ)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Địa Lí 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

Phần trắc nghiệm

Câu 1 : Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á?

A. Đồng bằng Lường Hà

B. Đồng bằng sông Nin

C. Đồng bằng Tu-ran

D. Đồng bằng Ấn-Hằng

Câu 2 : Đặc điểm không đúng với địa hình châu Á là:

A. Có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ.

B. Có nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.

C. Địa hình tường đối bằng phẳng, ít bị chia cắt.

D. Các núi và sơn nguyên cao chủ yếu tập trung ở trung tâm.

Quảng cáo

Câu 3 : Các kiểu khí hậu nào là khí hậu phổ biến ở châu Á?

A. khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa

B. khí hậu lục địa và khí hậu núi cao

C. khí hậu gió mùa và khí hậu núi cao

D. khí hậu hải dương và khí hậu lục địa

Câu 4 : Dọc theo kinh tuyến 80oĐ từ Bắc xuống nam có các cảnh quan nào dưới đây?

A. Đài nguyên, rừng lá kim, thảo nguyên, núi cao, xavan, cây bụi, rừng nhiệt đới ẩm.

B. Đài nguyên, rừng lá kim, thảo nguyên, hoang mạc, bán hoang mạc, núi cao, xavan, cây bụi, rừng nhiệt đới ẩm.

C. Đài nguyên, rừng lá kim, thảo nguyên, hoang mạc, bán hoang mạc, núi cao, cây bụi lá cứng Địa Trung Hải

D. Đài nguyên, rừng lá kim, thảo nguyên, hoang mạc, bán hoang mạc, núi cao, xavan, cây bụi

Câu 5 : Châu Á nằm trải dài từ vòng cực Bắc đến:

A. Xích đạo

B. Cận Xích đạo

C. Chí tuyến Bắc

D. Chí tuyến Nam

Quảng cáo

Câu 6 : Ở Đông Á về mùa đông gió thổi từ trung tâm áp cao nào đến áp thấp nào?

A. Từ áp cao Xi bia đến áp thấp Xích đạo.

B. Từ áp cao Xi bia đến áp thấp Ô xtrây li a.

C. Từ áp cao Xi bia đến áp thấp A lê út.

D. Tứ áp cao Ha oai đến áp thấp I ran.

Câu 7 : Dân cư châu Á chủ yếu theo chủng tộc nào dưới đây?

A. Môn-gô-lô-ít, Ô-xtra-lô-ít

B. Môn-gô-lô-ít, Ơ-rô-pê-ô-ít

C. Ơ-rô-pê-ô-ít, Nê-grô-ít.

D. Nê-grô-ít, Ô-xtra-lô-ít

Câu 8 : Châu Á là một bộ phận của lục địa:

A. Á – Phi

B. Á – Ô-xtray-li-a

C. Á – Âu

D. Á – Nam Mĩ

Quảng cáo

Câu 9 : Đông Nam Á có dòng sông lớn nào?

A. Sông Mê Công.

B. Sông Hoàng Hà.

C. Sông Ấn.

D. Sông Hằng.

Câu 10 : Khu vực Đông Nam Á có đới cảnh quan tự nhiên nào?

A. Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng.

B. Thảo nguyên.

C. Rừng nhiệt đới ẩm.

D. Cảnh quan núi cao.

Tự luận

Câu 1 (2 điểm) : Trình bày đặc điểm địa hình và khoáng sản châu Á?

Câu 2 (3 điểm) : Hãy nêu các biện pháp khắc phục những khó khăn của tự nhiên ở khu vực châu Á để phát triển sản xuất và nâng cao đời sống?

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Phần trắc nghiệm

Câu 1 : Sông Nin, là dòng sông thuộc châu Phi, là sông chính của khu vực Bắc Phi, thường được coi là con sông dài nhất trên thế giới, với chiều dài 6.853 km và đổ nước vào Địa Trung Hải. Đồng bằng sông Nin do con sông Nin bồi đắp nên.

Chọn : B

Câu 2 : Một số đặc điểm chính của địa hình châu Á là: Có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và các núi và sơn nguyên cao chủ yếu tập trung ở trung tâm còn các đồng bằng rộng lớn bậc nhất thế giới phân bố ở phía Đông, Đông Nam và Nam Á.

Chọn : C

Câu 3 : Các kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á là khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.

Chọn : A

Câu 4 : Dọc theo kinh tuyến 800Đ từ Bắc xuống nam có các cảnh quan: Đài nguyên, rừng lá kim, thảo nguyên, hoang mạc, bán hoang mạc, núi cao, xavan, cây bụi, rừng nhiệt đới ẩm. (Xem thêm lược đồ 3.1 SGK/11).

Chọn : B

Câu 5 : Châu Á nằm trải dài từ vòng cực Bắc đến Xích đạo, có kích thước rộng lớn và có cấu tạo địa hình phức tạp.

Chọn : A

Câu 6 : Ở Đông Á về mùa đông gió thổi từ trung tâm áp cao Xi-bia đến áp đến áp thấp A-lê-út.

Chọn : C

Câu 7 : Dân cư châu Á chủ yếu theo chủng tộc Môn-gô-lô-ít và Ơ-rô-pê-ô-ít (Tham khảo thêm lược đồ 5.1 SGK/17).

Chọn : B

Câu 8 : Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu với diện tích rộng khoảng 41,5 triệu km2.

Chọn : C

Câu 9 : Sông Ấn, sông Hằng nằm ở Ấn Độ; sông Hoàng Hà thuộc Trung Quốc; sông Mê Công thuộc khu vực Đông Nam Á.

Chọn : A

Câu 10 : Khu vực Đông Nam Á chủ yếu có đới cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm, ngoài ra còn có đới cảnh quan xavan và cây bụi (Tham khảo thêm lược đồ 3.1 SGK/11).

Chọn : C

Tự luận

Câu 1 :

- Địa hình châu Á gồm nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng. Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: Đông - tây hoặc gần đông - tây, bắc - nam hoặc gần bắc - nam. Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm. (1,5 điểm)

- Khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn. Nhiều khoáng sân quan trọng như dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm, đồng, thiếc,... (0,5 điểm)

Câu 2 :

Các biện pháp khắc phục khó khăn của tự nhiên ở khu vực Châu Á để phát triển sản xuất và nâng cao đời sống gồm:

- Trồng và bảo vệ rừng góp phần bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. (0,75 điểm)

- Đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông cho các khu vực miền núi. (0,75 điểm)

- Áp dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật cho công tác dự báo và phát hiện thiên tai để đưa ra biện pháp phòng trách kịp thời. (0,75 điểm)

- Giáo dục nâng cao dân trí con người để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cũng như ngăn chặn quá trình biến đổi khí hậu. (0,75 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Địa Lí 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 2)

TOP 30 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Giữa kì 1 (có đáp án, ma trận)

Phần trắc nghiệm

Câu 1 : Nguồn dầu mỏ và khí đốt của Châu Á tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

A. Bắc Á

B. Đông Nam Á

C. Nam Á

D. Tây Nam Á.

Câu 2 : Châu Á tiếp giáp với hai châu lục nào?

A. Châu Âu và châu Mĩ.

B. Châu Phi và châu Âu.

C. Châu Phi và châu Mĩ.

D. Châu Mĩ và châu Nam Cực.

Câu 3 : Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ở châu Á phân bố ở:

A. Nam Á

B. Trung Á

C. Bắc Á

D. Đông Á

Câu 4 : Những sông lớn ở Châu Á đổ ra Ấn Độ Dương là:

A. Hồng, Amua, Cửu Long

B. Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công

C. Ấn, Hằng, Tigrơ – Ơphrát

D. Ôbi, Iênitxây, Lêna

Câu 5 : Vào mùa hạ ở Châu Á có áp thấp nào ngự trị?

A. I-ran.

B. A-lê-út.

C. Nam Đại Tây Dương.

D. Nam Ấn Độ Dương.

Câu 6 : Hướng gió chính vào mùa Đông ở khu vực Đông Nam Á là:

A. Đông Nam

B. Tây Nam

C. Tây Bắc

D. Đông Bắc.

Câu 7 : Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít phân bố chủ yếu ở khu vực nào của Châu Á?

A. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á

B. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á

C. Đông Nam Á, Trung Á, Nam Á

D. Bắc Á, Tây Nam Á, Đông Á

Câu 8 : Khu vực Nam Á chủ yếu có đới cảnh quan:

A. Rừng nhiệt đới ẩm

B. Rừng cận nhiệt đới ẩm

C. Xavan và cây bụi

D. Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng.

Câu 9 : Châu Á không có loại khoáng sản nào?

A. Dầu khí

B. Kim cương

C. Đồng

D. Crôm

Câu 10 : Châu Mĩ có qui mô dân số lớn thứ hai, sau châu:

A. Châu Á

B. Châu Phi

C. Châu Âu

D. Châu Đại Dương

Tự luận

Câu 1 (3 điểm) : Trình bày các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu?

Câu 2 (2 điểm) : Trình bày đặc điểm dân cư, các tôn giáo lớn của châu Á?

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Phần trắc nghiệm

Câu 1 : Nguồn dầu mỏ và khí đốt của Châu Á tập trung chủ yếu ở khu Tây Nam Á với một số nước có trữ lượng lớn như Ả-rập Xê-út, I-ran, Y-men,…

Chọn : D

Câu 2 : Châu Á tiếp giáp với hai châu lục, đó là châu Âu và châu Phi.

Chọn : B

Câu 3 : Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ở châu Á phân bố chủ yếu ở khu vực Nam Á.

Chọn : A

Câu 4 : Những sông lớn ở Châu Á đổ ra Ấn Độ Dương là sông Ấn, sông Hằng, sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát.

Chọn : C

Câu 5 : Vào mùa hạ ở Châu Á có áp thấp I-ran ngự trị (Tham khảo thêm lược đồ 4.2 SGK/15).

Chọn : A

Câu 6 : Hướng gió chính vào mùa Đông ở khu vực Đông Nam Á là hướng Đông Bắc và ảnh hưởng chủ yếu đến phía Bắc Mi-an-ma, phía Bắc Việt Nam.

Chọn : D

Câu 7 : Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nam Á, Trung Á và Nam Á (Xem thêm lược đồ 5.1 SGK/17).

Chọn : B

Câu 8 : Khu vực Nam Á chủ yếu có đới cảnh quan Xavan và cây bụi. Ngoài ra còn có đới cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm (Xem thêm lược đồ 3.1 SGK/11).

Chọn : C

Câu 9 : Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn. Các khoáng sản quan trọng nhất là dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crom, đồng, thiếc,…

Chọn : B

Câu 10 : Châu Âu có qui mô dân số lớn thứ hai, sau châu Á (Châu Âu: 728 triệu người, châu Á: 3766 triệu người; châu Mĩ: 850 triệu người,… Số liệu năm 2002).

Chọn : A

Tự luận

Câu 1 :

- Đặc điểm vị trí địa lí: Châu Á tiếp giáp với hai châu lục lớn là châu Âu và châu Phi, tiếp giáp với ba đại dương là Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. (1 điểm)

- Về kích thước: (1 điểm)

+ Phần đất liền: Điểm cực Bắc là 77°44' B, điểm cực Nam là 1°16'B.

+ Châu Á là châu lục rộng nhất thế giới. Diện tích phần đất liền khoảng 41,5 triệu km2, nếu tính cả diện tích các đạo phụ thuộc thì rộng khoảng 44,4 triệu km2; chiều dài từ bắc đến nam là 8500 km, chiều rộng từ tây sang đông nơi lãnh thổ rộng nhất là 9200 km.

- Ý nghĩa của vị trí và kích thước tới khí hậu: Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc tới Xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều nên châu Á có nhiều đới khí hậu. Lãnh thô rộng lớn, ảnh hưởng của biển và bức chắn địa hình của các dãy núi, sơn nguyên đã làm cho khí hậu châu Á có sự phân hoá. (1 điểm)

Câu 2 :

- Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới. Năm 2002, dân số châu Á là 3766 triệu người (chưa tính số dân của Liên bang Nga). (0,5 điểm)

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á vẫn còn cao (1,3% năm 2002). (0,5 điểm)

- Dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc, nhưng chủ yếu là chủng tộc Môn-gô-lô-it và Ơ-rô-pê-ô-ít. Có sự hoà huyết giữa các chủng tộc và các dân tộc trong mỗi quốc gia. (0,5 điểm)

- Châu Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo có số tín đồ lớn: Phật giáo, Hồi giáo, Ki-Tô giáo, Ấn Độ giáo. (0,5 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Địa Lí 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 3)

Phần trắc nghiệm

Câu 1 : Phần đất liền châu Á không tiếp giáp đại dương nào sau đây?

A. Thái Bình Dương.

B. Bắc Băng Dương.

C. Đại Tây Dương.

D. Ấn Độ Dương.

Câu 2 : Kiểu khí hậu cận nhiệt và ôn đới gió mùa phân bố ở khu vực nào?

A. Nam Á

B. Đông Á

C. Đông Nam Á

D. Tây Á

Câu 3 : Ở Việt Nam, vào mùa đông khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc là:

A. Miền Bắc

B. Miền Trung

C. Miền Nam

D. Cả ba miền.

Câu 4 : Sông ở Bắc Á thường có hướng:

A. Tây – Đông

B. Bắc - Nam

C. Tây bắc – đông nam

D. vòng cung

Câu 5 : Sông lớn trong vùng thuộc khí hậu lục địa khô hạn là:

A. Hoàng Hà

B. Ô-bi

C. Mê Công

D. Xưa đa-ri-a

Câu 6 : Hướng gió chính vào mùa hạ ở Đông Nam Á là hướng nào?

A. Tây Bắc, Bắc

B. Đông Nam, Nam

C. Tây Nam, Nam

D. Đông Bắc, Đông

Câu 7 : Ấn Độ là nơi ra đời của tôn giáo lớn nào?

A. Ki tô giáo.

B. Phật giáo.

C. Thiên Chúa giáo.

D. Hồi giáo.

Câu 8 : Quốc gia nào có tín đồ Hồi giáo đông nhất Châu Á và thế giới?

A. In-đô-nê-xi-a

B. Ma-lai-xi-a

C. A-rập-xê-út

D. I – Ran.

Câu 9 : Châu Á có những khoáng sản lớn nào dưới đây?

A. Than đá, đồng, khí đốt, sắt, vàng.

B. Than đá, dầu mỏ, kim cương, sắt, vàng.

C. Than đá, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc.

D. Than đá, dầu mỏ, khí đốt, vàng, thiếc.

Câu 10 : Rừng lá kim của châu Á phân bố chủ yếu ở đâu?

A. Tây và Trung Xi-bia.

B. Tây và Bắc Xi-bia.

C. Trung và Nam Xi-bia.

D. Tây và Nam Xi-bia.

Tự luận

Câu 1 (2 điểm) : Trình bày những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á?

Câu 2 (3 điểm) : Trình bày đặc điểm, sự phân bố các chủng tộc lớn của châu Á?

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Phần trắc nghiệm

Câu 1 : Phần đất liền châu Á tiếp giáp với 3 đại dương, đó là Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Chọn : C

Câu 2 : Kiểu khí hậu cận nhiệt và ôn đới gió mùa phân bố ở chủ yếu ở khu vực Đông Á.

Chọn : B

Câu 3 : Ở Việt Nam, vào mùa đông khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc là miền Bắc nước ta với 3 tháng nhiệt độ dưới 18oC.

Chọn : A

Câu 4 : Sông ở Bắc Á thường có chạy theo hướng Nam – Bắc và gây lũ vào mùa thu đông.

Chọn : B

Câu 5 : Sông lớn trong vùng thuộc khí hậu lục địa khô hạn là sông Xưa đa-ri-a ở Trung Á. Con sông này bắt nguồn bằng hai đầu nguồn trong dãy Thiên Sơn ở Kyrgyzstan và đông Uzbekistan và chảy trong khoảng 2.212 km (1.380 dặm) theo hướng tây và tây bắc qua miền nam Kazakhstan tới phần còn lại của biển Aral.

Chọn : D

Câu 6 : Hướng gió chính vào mùa hạ ở Đông Nam Á là Tây Nam, Nam.

Chọn : C

Câu 7 : Ấn Độ là nơi ra đời của 2 tôn giáo lớn trên thế giới, đó là Ấn Độ giáo và Phật giáo.

Chọn : B

Câu 8 : Hồi giáo còn gọi là đạo Hồi, đạo Islam, là một tôn giáo độc thần thuộc nhóm các tôn giáo Abraham. Đây là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới, sau Kitô giáo và là tôn giáo đang phát triển nhanh nhất với số tín đồ hiện nay là 1,57 tỷ, chiếm 23% dân số thế giới. Có khoảng 13% người theo đạo Hồi sống ở Indonesia, cộng đồng quốc gia Hồi giáo lớn nhất chiếm 25% ở Nam Á, 20% Trung Đông và 15% ở hạ Sahara. Một số cộng đồng khác ở Châu Âu, Trung Quốc, Nga và châu Mỹ,…

Chọn : A

Câu 9 : Những khoáng sản có trữ lượng lớn ở châu Á là: than đá, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc,...

Chọn : C

Câu 10 : Rừng lá kim của châu Á phân bố chủ yếu ở đồng bằng Tây Xi-bia, sơn nguyên Trung Xi-bia và một phần ở Đông Xi-bia.

Chọn : A

Tự luận

Câu 1 :

- Thuận lợi Tài nguyên thiên nhiên khá đa dạng: Tài nguyên khoáng sản (than, dầu mỏ, khí đốt,...), tài nguyên đất, khí hậu, nước, sinh vật,... nguồn năng lượng dồi dào. (1 điểm)

- Khó khăn Núi cao, hoang mạc, những vùng lạnh giá,... cản trở sự giao lưu, sản xuất nông nghiệp; Các thiên tai: Động đất, núi lửa,... gây thiệt hại lớn cho người và của. (1 điểm)

Câu 2 :

- Môn-gô-lô-ít: Bao gồm cư dân sống ở Đông Á, Đông Nam Á, một phần ở Bắc Á và Nội Á. Người Môn-gô-lô-ít hay còn gọi là người da vàng, có đặc điếm chung là lớp lông phủ trên mặt và người ít, tóc đen, thẳng và hơi cứng, da màu vàng hung, mũi hơi thấp, mặt rộng, lưỡng quyền cao và xếp nếp mi mắt rõ. Tổ tiên của họ có lẽ là những cư dân cổ sống ở vùng Nam Siberi và Mông cổ. Người Môn-gô-lô-ít chiếm một tỉ lệ rất lớn trong tổng số dân cư châu Á, và được chia thành hai hay nhiều tiểu chủng tộc khác nhau. (1,25 điểm)

- Ơ-rô-pê-ô-ít: Bao gồm toàn bộ cư dân sống ở vùng Tây Nam Á và một số ở Bắc Ấn Độ, Trung Á và Nội Á. Để phân biệt với người châu Âu, nhóm người này được gọi chung là tiểu chủng tộc Ơrôpêôít phương Nam. Họ có đặc điểm da ngăm, tóc và mắt đen hơn người phương Bắc, đầu dài, tầm vóc trung bình. (1 điểm)

- Nê-grô-ít: Bao gồm cư dân sống ở vùng Nam Ấn Độ, Sri Lanka và một sô rải rác ở In-do-ne-si-a và Ma-lay-sia. Nhóm người này chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong tổng số dân toàn châu lục. (0,75 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Địa Lí 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 4)

Phần trắc nghiệm

Câu 1 : Điểm cực Bắc và cực Nam của Châu Á (phần đất liền) kéo dài trên những vĩ độ nào?

A. 76o44’B - 2o16’B B. 78o43’B - 1o17’B C. 77o44’B - 1o16’B D. 87o44’B - 1o16’B

Câu 2 : Hướng gió chính vào mùa đông ở Châu Á là hướng nào?

A. Tây Nam

B. Đông Bắc

C. Tây Bắc

D. Đông Nam

Câu 3 : Vào mùa đông ở Châu Á không có trung tâm áp thấp nào?

A. Áp thấp Ai-xơ-len.

B. Áp thấp A-lê-út.

C. Áp thấp xích đạo Ô-xtray-li-a.

D. Áp thấp Nam Đại Tây Dương.

Câu 4 : Cảnh quan tự nhiên phổ biến ở khu vực khí hậu nhiệt đới khô là:

A. hoang mạc và bán hoang mạc

B. rừng lá kim

C. rừng và cây bụi lá cứng địa trung hải

D. xavan và cây bụi

Câu 5 : Rừng cận nhiệt phổ biến ở khu vực nào của châu Á?

A. Tây Xi-bia

B. Trung xi-bia

C. Đông Á

D. Đông Xi-bia

Câu 6 : Dân số Châu Á năm 2002 chiếm bao nhiêu phần trăm dân số thế giới?

A. 60%

B. 60,6%

C. 61%

D. 62%

Câu 7 : So với các châu lục khác, châu Á có số dân như thế nào?

A. Đứng đầu.

B. Đứng thứ hai.

C. Đứng thứ ba.

D. Đứng thứ tư

Câu 8 : Các sông ngòi ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước:

A. khá điều hòa.

B. khá phức tạp.

C. khá ổn định.

D. khá thất thường.

Câu 9 : Vào mùa hạ, châu Á không có áp cao nào dưới đây?

A. Áp cao Ha-oai.

B. Áp cao Nam Ấn Độ Dương.

C. Áp cao I-ran.

D. Áp cao Nam Đại Tây Dương.

Câu 10 : Chủng tộc Ô-xtra-lô-ít phân bố chủ yếu ở khu vực nào?

A. Bắc Á.

B. Đông Á.

C. Trung Á.

D. Đông Nam Á.

Tự luận

Câu 1 (2 điểm) : Cho biết sự thay đổi các cảnh quan tự nhiên từ đông sang tây theo vĩ tuyến 40oB và giải thích nguyên nhân?

Câu 2 (3 điểm) : Trình bày sự phân bố các tôn giáo lớn ở Châu Á?

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Phần trắc nghiệm

Câu 1 : Điểm cực Bắc và cực Nam của Châu Á (phần đất liền) kéo dài từ vĩ độ 77o44’B - 1o16’B.

Chọn : C

Câu 2 : Hướng gió chính vào mùa đông ở Châu Á là hướng Đông Bắc.

Chọn : B

Câu 3 : Vào mùa đông ở Châu Á có 3 trung tâm áp thấp, đó là áp thấp Ai-xơ-len, A-lê-út và áp thấp xích đạo Ô-xtray-li-a. Nam Đại Tây Dương là áp cao.

Chọn : D

Câu 4 : Cảnh quan tự nhiên phổ biến ở khu vực khí hậu nhiệt đới khô là hoang mạc và bán hoang mạc.

Chọn : A

Câu 5 : Rừng cận nhiệt phổ biến ở Đông Á, đặc biệt là các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,...

Chọn : C

Câu 6 : Dân số Châu Á năm 2002 chiếm khoảng 60,6% dân số thế giới, châu Phi (13,5%), và châu Mĩ (13,7%),…

Chọn : B

Câu 7 : So với các châu lục khác, châu Á có số dân đứng đầu thế giới với hơn 60% dân số.

Chọn : A

Câu 8 : Các sông ngòi ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

Chọn : B

Câu 9 : Vào mùa hạ, châu Á có 4 khu áp cao, đó là áp cao Ha-oai, Nam Ấn Độ Dương, Nam Đại Tây Dương và áp cao Ô-xtray-li-a. I-ran là áp thấp.

Chọn : C

Câu 10 : Chủng tộc Ô-xtra-lô-ít phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á.

Chọn : D

Tự luận

Câu 1 :

- Từ đông sang tây dọc theo vĩ tuyến 40°B, các cảnh quan lần lượt là: Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng, thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc, núi cao, thảo nguyên, rừng và cây bụi lá cứng Địa Trung Hải. (1 điểm)

- Nguyên nhân: Do sự thay đổi của khí hậu mà cụ thể là lượng mưa. Vùng gần bờ phía đông, ảnh hưởng của biển, khí hậu ẩm hình thành cảnh quan rừng hỗn hợp. (1 điểm)

+ Càng vào sâu nội địa, khí hậu khô hơn do lượng mưa giảm, hình thành thảo nguyên.

+ Vào khu vực trung tâm, lượng mưa càng ít hình thành hoang mạc và bán hoang mạc.

+ Ở vùng núi cao do nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo chiều cao nên có cảnh quan núi cao.

+ Ở vùng ven Địa Trung Hải, do mưa vào thu đông nên cảnh quan rừng cây bụi lá cứng Địa Trung Hải.

Câu 2 :

- Bà na giáo: Hơn một nửa số người theo sống ở châu Á. (0,5 điểm)

- Phật giáo: Nhật Bản, Triều Tiên, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma, Malaysia, Ấn Độ. (0,5 điểm)

- Ấn giáo (đạo Hindu): Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Nepal. (0,25 điểm)

- Hồi giáo: Trung Á, Nam Á và Tây Nam Á, Malaysia và Indonesia. (0,25 điểm)

- Lão giáo: Trung Quốc, Việt Nam, Singapore và Malaysia. (0,25 điểm)

- Tin Lành: Hàn Quốc, Singapore, Việt Nam, Philipine, Malaysia,... (0,5 điểm)

- Thiên chúa giáo: Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Indonesia, Đông Timor, Philippines và Việt Nam. (0,5 điểm)

- Do Thái giáo: Có ít hơn một nửa số người theo ngày nay sống ở châu Á. (0,25 điểm)

Xem thêm các đề thi Địa Lí 8 năm học 2024 - 2025 chọn lọc, có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Tổng hợp Bộ đề thi Địa Lí lớp 8 năm học 2023-2024 học kì 1 và học kì 2 có đáp án của chúng tôi được biên soạn và sưu tầm từ đề thi môn Địa Lí của các trường THCS trên cả nước.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên