Top 100 Đề thi Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
Tuyển chọn 100 Đề thi Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 8 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Công nghệ 8.
Đề thi Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
Xem thử Đề thi GK1 Công nghệ 8 Xem thử Đề thi CK1 Công nghệ 8 Xem thử Đề thi GK2 Công nghệ 8 Xem thử Đề thi CK2 Công nghệ 8
Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Đề thi Công nghệ 8 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo
Đề thi Công nghệ 8 Học kì 1 Chân trời sáng tạo
Đề thi Công nghệ 8 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo
Đề thi Công nghệ 8 Học kì 2 Chân trời sáng tạo
Xem thêm Đề thi Công nghệ 8 cả ba sách:
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Công nghệ 8
Thời gian làm bài: phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Bản vẽ kĩ thuật trình bày thông tin dưới dạng?
A. Hình vẽ
B. Văn bản
C. Kí hiệu
D. Hình vẽ và kí hiệu
Câu 2. Công dụng của bản vẽ kĩ thuật là:
A. Hướng dẫn lắp ráp
B. Hướng dẫn vận hành
C. Hướng dẫn sử dụng
D. Hướng dẫn lắp ráp, vận hành, sử dụng sản phẩm
Câu 3. Tiêu chuẩn đầu tiên về bản vẽ kĩ thuật là gì?
A. Khổ giấy
B. Tỉ lệ
C. Nét vẽ
D. Ghi kích thước
Câu 4. Khổ giấy A2 có kích thước là:
A. 1 189 × 841
B. 841 × 594
C. 594 × 420
D. 420 × 297
Câu 5. Khổ giấy A3 có kích thước là:
A. 1 189 × 841
B. 841 × 594
C. 594 × 420
D. 420 × 297
Câu 6. Trong các khổ giấy sau, khổ giấy nào có kích thước lớn nhất?
A. A2
B. A0
C. A1
D. A4
Câu 7. Trong các khổ giấy sau, khổ giấy nào có kích thước nhỏ nhất?
A. A0
B. A2
C. A1
D. A4
Câu 8. Có loại tỉ lệ nào sau đây?
A. Tỉ lệ phóng to
B. Tỉ lệ thu nhỏ
C. Tỉ lệ nguyên hình
D. Tỉ lệ phóng to, thu nhỏ, nguyên hình
Câu 9. Tỉ lệ 2 : 1 là tỉ lệ nào sau đây?
A. Thu nhỏ
B. Phóng to
C. Nguyên hình
D. Thu nhỏ hoặc phóng to
Câu 10. Kí hiệu nào sau đây thể hiện tỉ lệ nguyên hình?
A. 7 : 1
B. 1 : 9
C. 1 : 1
D. 4 : 1
Câu 11. Nét vẽ nào sau đây được chọn làm cơ sở để xác định chiều rộng các loại nét còn lại?
A. Nét liền đậm
B. Nét liền mảnh
C. Nét đứt mảnh
D. Nét gạch chấm mảnh
Câu 12. Chiều rộng nét đứt mảnh như thế nào so với chiều rộng nét liền đậm?
A. Bằng nhau
B. Gấp đôi
C. Bằng một nửa
D. Lớn hơn
Câu 13. Chiều rộng nét đứt mảnh như thế nào so với chiều rộng nét liền mảnh?
A. Bằng nhau
B. Gấp đôi
C. Bằng một nửa
D. Lớn hơn
Câu 14. Chiều rộng nét gạch chấm mảnh như thế nào so với chiều rộng nét liền đậm?
A. Bằng nhau
B. Gấp đôi
C. Bằng một nửa
D. Lớn hơn
Câu 15. Nét liền đậm dùng để vẽ:
A. Đường bao thấy
B. Đường gióng
C. Cạnh khuất
D. Đường trục đối xứng
Câu 16. Đường tâm được vẽ bằng nét vẽ nào?
A. Nét liền đậm
B. Nét liền mảnh
C. Nét đứt mảnh
D. Nét gạch chấm mảnh
Câu 17. Đường kích thước được vẽ bằng nét vẽ nào?
A. Nét liền đậm
B. Nét liền mảnh
C. Nét đứt mảnh
D. Nét gạch chấm mảnh
Câu 18. Kí hiệu Ø đặt trước con số chỉ kích thước của?
A. Đường kính
B. Bán kính
C. Độ dài
D. Góc
Câu 19. Kí hiệu R đặt trước con số chỉ kích thước của?
A. Đường kính
B. Bán kính
C. Độ dài
D. Góc
Câu 20. Có phép chiếu nào sau đây?
A. Phép chiếu vuông góc
B. Phép chiếu song song
C. Phép chiếu xuyên tâm
D. Phép chiếu vuông góc, song song, xuyên tâm
Câu 21. Phép chiếu vuông góc để vẽ:
A. Hình chiếu vuông góc
B. Hình biểu diễn ba chiều
C. Hình chiếu vuông góc và hình biểu diễn ba chiều
D. Đáp án khác
Câu 22. Phép chiếu song song để vẽ:
A. Hình chiếu vuông góc
B. Hình biểu diễn ba chiều
C. Hình chiếu vuông góc và hình biểu diễn ba chiều
D. Đáp án khác
Câu 23. Phép chiếu xuyên tâm để vẽ:
A. Hình chiếu vuông góc
B. Hình biểu diễn ba chiều
C. Hình chiếu vuông góc và hình biểu diễn ba chiều
D. Đáp án khác
Câu 24. Để thu được hình chiếu bằng, ta nhìn vật thể theo hướng nào?
A. Từ trước vào
B. Từ trên xuống
C. Từ trái sang
D. Từ phải sang
Câu 25. Để thu được hình chiếu cạnh, ta nhìn vật thể theo hướng nào?
A. Từ trước vào
B. Từ trên xuống
C. Từ trái sang
D. Từ phải sang
Câu 26. Vị trí của hình chiếu cạnh như thế nào so với hình chiếu đứng:
A. Phía trên
B. Phía dưới
C. Bên phải
D. Bên trái
Câu 27. Trình tự đọc bản vẽ chi tiết gồm mấy bước?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 28. Bước 3 của trình tự đọc bản vẽ chi tiết là?
A. Khung tên
B. Hình biểu diễn
C. Kích thước
D. Yêu cầu kĩ thuật
II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm)
Câu 1.
Vẽ hình chiếu vuông góc và ghi kích thước:
Câu 2. Nội dung cần đọc của bản vẽ chi tiết là gì?
…………………HẾT…………………
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Công nghệ 8
Thời gian làm bài: phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (16 câu - 4,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Khổ giấy A2 có kích thước là:
A. 1189 × 841
B. 841 × 594
C. 594 × 420
D. 420 ×297
Câu 2. “10 : 1” thể hiện loại tỉ lệ nào?
A. Thu nhỏ
B. Nguyên hình
C. Phóng to
D. Đáp án khác
Câu 3. Nét liền mảnh dùng để vẽ:
A. Đường bao thấy
B. Đường kích thước
C. Đường bao khuất
D. Đường tâm
Câu 4. Đường gióng có đặc điểm:
A. Song song với phần tử cần ghi kích thước.
B. Hai đầu có mũi tên
C. Vuông góc với đường kích thước
D. Song song với đường kích thước
Câu 5. Kí hiệu Ø trước con số chỉ:
A. Đường kính
B. Bán kính
C. Độ dài
D. Đường kính, bán kính
Câu 6. Phép chiếu xuyên tâm dùng để vẽ:
A. Hình chiếu vuông góc
B. Hình chiếu trục đo
C. Hình chiếu phối cảnh
D. Hình chiếu vuông góc và hình chiếu trục đo
Câu 7. Hình vẽ sau thể hiện phép chiếu gì?
A. Hình chiếu vuông góc
B. Hình chiếu trục đo
C. Hình chiếu phối cảnh
D. Hình chiếu vuông góc và hình chiếu trục đo
Câu 8. Hướng chiếu từ trước vào sẽ thu được hình chiếu gì?
A. Hình chiếu đứng
B. Hình chiếu bằng
C. Hình chiếu cạnh
D. Hình chiếu đứng, bằng và cạnh
Câu 9. Quy trình vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản gồm mấy bước?
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 10. Bản vẽ chi tiết có mấy nội dung?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 11. Bước 3 của quy trình đọc bản vẽ chi tiết là:
A. Khung tên
B. Hình biểu diễn
C. Kích thước
D. Yêu cầu kĩ thuật
Câu 12. Bước 4 của quy trình đọc bản vẽ lắp là:
A. Khung tên
B. Bảng kê
C. Hình biểu diễn
D. Kích thước
Câu 13. Sản phẩm nào sau đây làm từ kim loại đen?
A. Vòng bi
B. Lõi dây điện
C. Nồi nhôm
D. Đế giày
Câu 14. Chất dẻo được chia làm mấy loại?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 15. Đâu là dụng cụ đo chiều sâu của lỗ?
A. Thước lá
B. Thước cuộn
C. Thước lá, thước cuộn
D. Thước cặp
Câu 16. Bước 3 của quy trình cưa là gì?
A. Lắp lưỡi cưa vào khung cưa
B. Lấy dấu trên vật cần cưa
C. Kẹp vật cần cưa lên ê tô
D. Cưa theo vạch dấu
II. PHẦN TỰ LUẬN (4 câu - 6,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Kể tên các nét vẽ được sử dụng trong hình sau:
Câu 2 (2 điểm). Vẽ hình chiếu của vật thể sau:
Câu 3 (1 điểm). So sánh nội dung cần đọc của bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp.
Câu 4 (1 điểm). Hãy kể tên một số sản phẩm trong gia đình được làm từ vật liệu phi kim
…………………HẾT…………………
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Công nghệ 8
Thời gian làm bài: phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM(16 câu - 4,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Đối với truyền động ăn khớp, khi tỉ số truyền bằng 1 thì:
A. Bộ truyền giữ nguyên tốc độ.
B. Bộ truyền giúp tăng tốc.
C. Bộ truyền làm giảm tốc.
D. Không liên quan gì đến tốc độ.
Câu 2. Bộ truyền động đai cấu tạo gồm mấy phần?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 3. Bước 1 của quy trình tháo lắp bộ truyền động là:
A. Tháo bộ truyền động.
B. Lắp cụm nánh dẫn.
C. Lắp dây xích hoặc dây đai vào bánh dẫn.
D. Lắp cụm bánh bị dẫn vào bộ truyền động.
Câu 4. Quy trình tính tỉ số truyền của bộ truyền động gồm mấy bước?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 5. Đặc điểm của thợ cơ khí là:
A. Thiết kế, tổ chức chế tạo, sửa chữa, bảo trì máy móc, thiết bị cơ khí.
B. Hỗ trợ kĩ thuật để thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, bảo trì máy móc và thiết bị cơ khí.
C. Lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa động cơ và thiết bị cơ khí của các loại xe cơ giới.
D. Lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa động cơ và thiết bị cơ khí của các loại xe thô sơ.
Câu 6. Yêu cầu riêng đối với kĩ sư cơ khí là gì?
A. Có tư duy sáng tạo để thiết kế, chế tạo các máy móc, thiết bị cơ khí.
B. Có kĩ năng quản lí, giám sát để hỗ trợ kĩ thuật cho thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo trì, sửa chữa máy móc và thiết bị cơ khí.
C. Sử dụng thành thạo các dụng cụ, máy công cụ gia công cơ khí.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 7. Khi có người bị tai nạn điện giật, Bước 3 cần làm là gì?
A. Ngắt nguồn điện.
B. Dùng vật cách điện tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
C. Đưa nạn nhân đến nơi thoáng khí để kiểm tra hô hấp và sơ cứu.
D. Đưa nạn nhân đến trạm y tế gần nhất.
Câu 8. Đâu là dụng cụ bảo vệ an toàn điện thường được sử dụng?
A. Găng tay cách điện.
B. Giày cách điện.
C. Dụng cụ có chuôi cách điện.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 9. Có mấy nguyên nhân chính gây tai nạn điện?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 10. Đâu là nguyên nhân tai nạn điện do vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp?
A. Chạm vào dây điện trần.
B. Chạm vào dây dẫn điện bị hở.
C. Trạm biến áp phóng điện qua không khí.
D. Chạm vào dây điện trần hoặc dây dẫn điện bị hở.
Câu 11. Chức năng của nguồn điện là gì?
A. Cung cấp năng lượng điện cho toàn mạch.
B. Kết nối các bộ phận của mạch điện.
C. Đóng, ngắt nguồn điện.
D. Tiêu thụ năng lượng điện từ nguồn điện.
Câu 12. Đâu là bộ phận đóng, cắt nguồn điện?
A. Bóng đèn.
B. Quạt.
C. Cầu dao.
D. Công tắc.
Câu 13. Sơ đồ khối của mạch điện điều khiển gồm mấy khối?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 14. Mô đun cảm biến phân loại dựa vào đâu?
A. Theo tên gọi và chức năng của cảm biến nối vào mạch điện tử.
B. Theo dạng tín hiệu phản hồi cho mạch điện điều khiển.
C. Theo tên gọi và chức năng của cảm biến nối vào mạch điện tử và theo dạng tín hiệu phản hồi cho mạch điện điều khiển.
D. Đáp án khác.
Câu 15. Cảm biến nào sau đây được phân loại theo tên gọi và vai trò của cảm biến?
A. Mô đun cảm biến tín hiệu tương tự.
B. Mô đun cảm biến tín hiệu số.
C. Mô đun cảm biến nhiệt độ.
D. Mô đun cảm biến dạng bật, tắt.
Câu 16. Hãy cho biết tên gọi của loại mô đun cảm biến sau?
A. Cảm biến âm thanh.
B. Cảm biến khí gas.
C. Cảm biến hồng ngoại.
D. Cảm biến siêu âm.
II. PHẦN TỰ LUẬN (4 câu - 6,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Kể tên một số công ty, xí nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí?
Câu 2 (2 điểm). Để đàm bảo an toàn khi sử dụng các thiết bị điện như nồi cơm điện, bàn là,... em cần phải làm gì?
Câu 3 (1 điểm). Em hãy nêu tên, chức năng của một số thiết bị đóng, cắt và bảo vệ mạch điện?
Câu 4 (1 điểm). Kể tên một số phụ tải trong thực tế?
…………………HẾT…………………
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Công nghệ 8
Thời gian làm bài: phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM(16 câu - 4,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Vai trò của khối điều khiển trong sơ đồ khối của mạch điện điều khiển là?
A. Cấp điện
B. Điều khiển hoạt động của phụ tải theo nhu cầu sử dụng.
C. Hoạt động theo tín hiệu chỉ dẫn của khối điều khiển.
D. Điều khiển hoạt động của nguồn điện theo nhu cầu sử dụng.
Câu 2. Đâu là cách phân loại mô đun cảm biến dựa theo tên gọi và chức năng của cảm biến nối vào mạch điện tử?
A. Mô đun cảm biến ánh sáng
B. Mô đun cảm biến nhiệt độ
C. Mô đun cảm biến ánh sáng, mô đun cảm biến nhiệt độ
D. Mô đun cảm biến có tín hiệu phản hồi dạng tín hiệu tương tự và tín hiệu số.
Câu 3. Tên gọi của cảm biến sau đây là gì?
A. Cảm biến hồng ngoại
B. Cảm biến siêu âm
C. Cảm biến âm thanh
D. Cảm biến khí gas
Câu 4. Quy trình lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến nhiệt độ gồm mấy bước?
A. 1
B. 3
C. 5
D. 6
Câu 5. Bước 3 của quy trình lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng là:
A. Kết nối cảm biến ánh vào mô đun cảm biến.
B. Kết nối bóng đèn sợi đốt vào mô đun cảm biến.
C. Kết nối Adapter vào cực nguồn mô đun cảm biến
D. Cài đặt mức ngưỡng ánh sáng tác động của mô đun cảm biến
Câu 6. Thiết bị, vật liệu chính để lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng là:
A. Bóng đèn sợi đốt
B. Mô đun cảm biến ánh sáng
C. Adapter
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7. Có mấy ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện được đề cập đến trong chương trình?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 8. Đặc điểm của ngành kĩ thuật viên kĩ thuật điện là gì?
A. Nghiên cứu, thiết kế, chỉ đạo xây dựng, vận hành, bảo trì và sửa chữa hệ thống, linh kiện, động cơ và thiết bị điện.
B. Nghiên cứu, thiết kế, chỉ đạo xây dựng, vận hành, bảo trì và sửa chữa linh kiện, thiết bị điện tử.
C. Hỗ trợ kĩ thuật để nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, lắp ráp, vận hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị điện và hệ thống phân phối điện.
D. Trực tiếp lắp đặt, bảo trì, sửa chữa hệ thống điện, đường dây truyền tải điện, máy móc và thiết bị điện.
Câu 9. Yêu cầu chung về phẩm chất đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực kĩ thuật điện là:
A. Trung thực
B. Trách nhiệm
C. Yêu nghề
D. Trung thực, trách nhiệm, yêu nghề
Câu 10. Yêu cầu chung về năng lực đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực kĩ thuật điện là:
A. Thích nghi tooys với môi trường làm việc
B. Thích gnhi tốt với điều kiện làm việc
C. Có chuyên môn phù hợp với điều kiện làm việc
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 11. Các ngành nghề liên quan đến thiết kế đòi hỏi hiểu biết về lĩnh vực nào?
A. Toán học
B. Khoa học
C. Công nghệ
D. Toán học, khoa học, công nghệ, nghệ thuật
Câu 12. Kĩ sư xây dựng là gì?
A. Là người thiết kế, tổ chức chế tạo, lắp đặt, vận hành và bảo trì các hệ thống máy móc.
B. Là người thiết kế và giám sát việc xây dựng các toàn nhà, khu dân cư, khu thương mại, khu giải trí.
C. Là người thiết kế các sản phẩm may mặc, giày dép, phụ kiện thời trang phục vụ cho nhu cầu làm đẹp của con người.
D. Là người thiết kế nội dung các trò chơi máy tính, phim ảnh, video âm nhạc, phương tiện in ấn và quảng cáo.
Câu 13. Người lao động trong lĩnh vực thiết kế cần có kiến thức, kĩ năng cơ bản nào sau đây?
A. Có kiến thức về thiết kế
B. Có kĩ năng thực hiện bản vẽ, bản phác thảo ý tưởng.
C. Yêu thích sự sáng tạo.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 14. Quy trình thiết kế kĩ thuật gồm mấy bước?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 15. Bước 3 của quy trình thiết kế kĩ thuật là gì?
A. Hình thành ý tưởng thiết kế
B. Tiến hành thiết kế
C. Đánh giá phương án thiết kế
D. Lập hồ sơ kĩ thuật của sản phẩm
Câu 16. Nội dung của tiến hành thiết kế là:
A. Thu thập thông tin liên quan đến sản phẩm
B. Đề xuất phương án thiết kế
C. Lập bản vẽ kĩ thuật của sản phẩm
D. Cả 3 đáp án trên
II. PHẦN TỰ LUẬN (4 câu - 6,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm) Nêu chức năng của cầu dao, cầu chì, aptomat?
Câu 2 (2 điểm). Kể tên một số công ty, xí nghiệp, nhà máy có sử dụng lao động thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện?
Câu 3 (1 điểm). Em hãy tìm hiểu và giới thiệu ba nghề có liên quan tới thiết kế?
Câu 4 (1 điểm). Trình bày quy trình thiết kế kĩ thuật?
…………………HẾT…………………
Tham khảo đề thi Công nghệ 8 bộ sách khác có đáp án hay khác:
Xem thêm đề thi lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Bộ đề thi các môn học lớp 8 năm học 2023-2024 Học kì 1, Học kì 2 của chúng tôi được biên soạn và sưu tầm từ đề thi khối lớp 8 của các trường THCS trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều