Top 100 Đề thi Tin học 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
Tuyển chọn 100 Đề thi Tin học 8 Chân trời sáng tạo Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 8 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Tin học 8.
Đề thi Tin học 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
Xem thử Đề thi GK1 Tin 8 Xem thử Đề thi CK1 Tin 8 Xem thử Đề thi GK2 Tin 8 Xem thử Đề thi CK2 Tin 8
Chỉ từ 70k mua trọn bộ đề thi Tin học 8 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Đề thi Tin học 8 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo
Đề thi Tin học 8 Học kì 1 Chân trời sáng tạo
Đề thi Tin học 8 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo
Đề thi Tin học 8 Học kì 2 Chân trời sáng tạo
Xem thêm Đề thi Tin học 8 cả ba sách:
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Tin học 8
Thời gian làm bài: phút
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Sản phẩm được phát minh, sáng chế vào năm 1642 là
A. Máy tính Z1
B. Máy tính Z2
C. Máy Turing
D. Máy tính Pascaline
Câu 2: Máy tính được phát triển từ những năm 1990 sử dụng công nghệ
A. Bóng bán dẫn
B. Mạch tích hợp
C. Vi xử lí VLSI
D. Vi xử lí ULSI
Câu 3: Máy tính thế hệ thứ nhất có tốc độ xử lí ….. phép tính mỗi giây
A. Vài chục nghìn
B. Vài nghìn
C. Hàng triệu
D. Hàng tỉ
Câu 4: Máy phân tích được phát minh vào năm
A. 1837
B. 1642
C. 1936
D. 1939
Câu 5: Máy tính nào dưới đây không có bộ nhớ
A. Máy Turing
B. Máy phân tích
C. Máy tính Pascaline
D. Máy tính Z2
Câu 6: Máy nào dưới đây sử dụng điện?
A. Máy tính Z1
B. Máy tính Z2
C. Máy phân tích
D. Máy tính Pascaline
Câu 7: Nguyên lí hoạt động của máy tính với khái niệm " chương trình được lưu trữ" có nội dung nào dưới đây?
A. Các lệnh của chương trình được lưu trữ trong bộ nhớ giống như dữ liệu
B. Để thực hiện nhiệm vụ nào chỉ cần tải chương trình tương ứng vào bộ nhớ
C. Chương trình được nạp từ bộ nhớ vào bộ xử lí từng lệnh một và thực hiện xong mới nạp lệnh tiếp theo
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 8: Máy tính điện tử đã phát triển qua mấy thế hệ?
A. Năm thế hệ
B. Ba thế hệ
C. Bốn thế hệ
D. Sáu thế hệ
Câu 9: Thông tin trong những trường hợp nào sau đây là không đáng tin cậy?
A. Thông tin trên website có tên miền là .gov.
B. Bài viết của một cá nhân đăng tải trên mạng xã hội với mục đích bôi nhọ người khác.
C. Bài viết hướng dẫn phòng tránh dịch bệnh trên trang web của cơ quan y tế.
D. Bài viết trên tài khoản mạng xã hội của một nhà báo có uy tín và có trích dẫn nguồn thông tin từ trang web của Chính phủ.
Câu 10: Khi khai thác thông tin trên Internet, em sẽ dựa vào yếu tố nào để xác định được độ tin cậy của thông tin?
A. Tác giả viết bài là người có uy tín, trách nhiệm, trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực của bài viết.
B. Bài viết có trích dẫn dẫn chứng, nguồn thông tin sử dụng trong bài.
C. Nguồn thông tin từ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
D. Tất cả đáp án trên.
Câu 11: Trang thông tin của cơ quan chính phủ có tên miền là?
A. gov.vn
B. even.com.vn
C. .html
D. Đáp án khác
Câu 12: Hành động nào dưới đây vi phạm pháp luật khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số?
A. Đăng tải hình ảnh gia đình sum họp ngày Tết.
B. Chặn các hình ảnh, video quảng cáo về cá cược bóng đá qua Internet.
C. Chia sẻ thông tin mua bán động vật hoang dã quý hiếm.
D. Bình luận chào hỏi trên Facebook.
Câu 13: Để tìm hiểu về cách sử dụng một chiếc ảnh mới, nguồn thông tin nào sau đây cần được tham khảo nhất?
A. Hướng dẫn của một người từng chụp ảnh.
B. Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
C. Hướng dẫn của một người giỏi Tin học.
D. Câu trả lời trên một số diễn đàn về chụp ảnh.
Câu 14: Tình huống nào dưới đây là vi phạm quy định của pháp luật?
A. Nghe nhạc to ở nơi công cộng.
B. Khách du lịch tự ý quay phim, chụp ảnh ở khu vực quốc phòng, an ninh.
C. Minh tự ý sử dụng điện thoại thông minh để làm bài tập trên lớp.
D. My lén dùng điện thoại để lướt Facebook trong tiết học.
Câu 15: Sao chép, chỉnh sửa, chia sẻ sản phẩm số khi chưa được phép là
A. vi phạm bản quyền.
B. vi phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
C. vi phạm quyền riêng tư.
D. vi phạm quyền sáng tác.
Câu 16: Đặc điểm nào của sản phẩm số trên mạng khiến hành vi vi phạm bản quyền trở nên phổ biến?
A. Được lưu truyền rộng rãi, không giới hạn thời gian.
B. Dễ dàng chia sẻ với nhiều đối tượng.
C. Dễ bị lấy, phát tán, sửa đổi, khó thu hồi, xóa bỏ.
D. Tất cả đáp án trên
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 17. Hãy sắp xếp các thiết bị dưới đây theo trình tự của quá trình phát triển các thế hệ máy tính điện tử. (1 điểm)
Câu 18. Em hãy nêu ví dụ về máy tính làm thay đổi các lĩnh vực khác như: văn hoá, giáo dục, y tế, giao thống, thương mại, du lịch, giải trí, ... (1.5 điểm)
Câu 19. Hãy nêu những thay đổi mà máy tính mang lại cho bản thân em, gia đình em. (2.0 điểm)
Câu 20. Trong quá trình thực hành, em đã sử dụng công cụ, phần mềm nào để tìm kiếm, xử lí và trao đổi thông tin? (1.5 điểm)
…………………Hết……………….
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Tin học 8
Thời gian làm bài: phút
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1. Máy tính nào dưới đây không có bộ nhớ
A. Máy Turing
B. Máy phân tích
C. Máy tính Pascaline
D. Máy tính Z2
Câu 2. Sản phẩm phát minh, sáng chế nào dưới đây không thể lập trình?
A. Máy Turing
B. Máy phân tích
C. Máy tính Z1
D. Máy tính Z2
Câu 3. Câu 24: Bộ nhớ của máy tính thế hệ thứ nhất là?
A. Lõi từ lớn, đĩa từ, băng từ
B. Bộ nhớ chính: trống từ
C. Lõi từ, băng từ
D. Trống từ
Câu 4. “….. từ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, được kiểm duyệt trước khi đăng tải sẽ có độ tin cậy cao hơn”
Cụm từ thích hợp để điền vào ….. là
A. tác giả
B. tính cập nhật
C. trích dẫn
D. nguồn thông tin
Câu 5. Thông tin được mã hóa thành gì mới được chuyển vào máy tính, máy tính bảng?
A. Số liệu dạng số
B. Dãy bit
C. Hình ảnh
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 6. Đâu là đặc điểm chính của thông tin số?
A. Dễ dàng được nhân bản và lan truyền
B. Khó bị xóa bỏ hoàn toàn
C. Có thể được truy cập từ xa nếu người quản lý đó cho phép
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 7. Tầm quan trọng của việc biết khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy là
A. đưa ra được quyết định phù hợp
B. sử dụng nguồn thông tin sai lệch
C. hành động không phù hợp
D. suy nghĩ không phù hợp
Câu 8. Thông tin số có thể được truy cập từ xa nếu
A. Người quản lý thông tin đó cho phép
B. Thông tin có khả năng truyền tải xa
C. Thông tin ít dữ liệu
D. Đáp án khác
Câu 9. Để tìm hiểu về cách sử dụng một chiếc máy ảnh mới, nguồn thông tin nào sau đây cần được tham khảo nhất?
A. Hướng dẫn của một người đã từng chụp ảnh
B. Hướng dẫn của một người gởi Tin học
C. Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất
D. Câu trả lời trên một số diễn đàn về chụp ảnh
Câu 10. Phương tiện kĩ thuật em có thể lựa chọn để chia sẻ bài trình chiếu là?
A. Thư điện tử
B. Mạng xã hội
C. Không gian lưu trữ dùng chung
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 11.Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Địa chỉ tương đối là địa chỉ ô tính không có dấu $ được thêm vào trước tên cột và tên hàng.
B. Địa chỉ tuyệt đối là địa chỉ ô tính có dấu $ được thêm vào trước tên cột và tên hàng.
C. Địa chỉ hỗn hợp là địa chỉ ô tính có dấu $ chỉ được thêm vào trước tên cột hoặc tên hàng.
D. Chỉ có hai loại địa chỉ ô tính là địa chỉ tương đối và địa chỉ tuyệt đối.
Câu 12.Phát biểu nào sau đây là sai về thiết lập điều kiện lọc dữ liệu?
A. Có thể lựa chọn giá trị có sẵn trong danh sách giá trị dữ liệu xuất hiện trong cột cần lọc.
B. Có thể chọn điều kiện lọc được phần mềm bảng tính cung cấp sẵn.
C. Không thể chỉnh sửa điều kiện lọc có sẵn để tự thiết lập điều kiện lọc.
Câu 13.Phát biểu nào dưới đây sai về sắp xếp và lọc dữ liệu?
A. Chỉ sắp xếp được dữ liệu kiểu số.
B. Có thể sắp xếp được dữ liệu kiểu kí tự (text).
C. Trong mục Number Filters, ta có thể chọn, chỉnh sửa điều kiện để lọc dữ liệu kiểu số.
D. Trong mục Text Filters, ta có thể chọn, chỉnh sửa điều kiện để lọc dữ liệu kiểu kí tự (text).
Câu 14.Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về lọc dữ liệu?
A. Khi lọc dữ liệu, các hàng thoả mãn điều kiện được giữ lại và các hàng không thoả mãn điều kiện bị xoá.
B. Khi lọc dữ liệu, các hàng thoả mãn điều kiện được hiển thị và các hàng không thoả mãn điều kiện được ẩn đi.
C. Khi bỏ chế độ lọc, bảng dữ liệu sẽ trở về trạng thái trước khi đặt chế độ lọc.
Câu 15.Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Đầu trang, chân trang có thể chứa chữ, hình ảnh, hình vẽ đồ họa và số trang (được đánh tự động).
B. Nếu nhập nội dung chân trang, đầu trang, sau đó thực hiện chọn mẫu đầu trang, chân trang thì nội dung đã nhập sẽ bị mất.
C. Nội dung đầu trang, chân trang chỉ xuất hiện tại trang được thực hiện thêm đầu trang, chân trang.
D. Có thể tự thiết kế đầu trang, chân trang hoặc chọn mẫu có sẵn.
Câu 16.Phát biểu nào sau đây sai về sử dụng cỡ chữ trên trang chiếu.
A. Cỡ chữ trên trang chiếu thường từ 20pt trở lên.
B. Nên sử dụng cùng cỡ chữ cho tiêu đề và nội dung của bài trình chiếu.
C. Sử dụng cỡ chữ thống nhất cho các mục cùng mức phân cấp, mức phân cấp tiếp theo có cỡ chữ nhỏ hơn mức phân cấp trước đó.
D. Cùng một cỡ chữ nhưng với phông chữ khác nhau thì kích thước chữ không hoàn toàn như nhau.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 17. (2đ)Phần mềm bảng tính Excel có các loại địa chỉ ô tính nào?
Câu 18.(2đ)Ghép nối địa chỉ ô tính ở cột bên trái với đặc điểm tương ứng ở cột bên phải khi sao chép công thức.
Địa chỉ ô tính |
Đặc điểm |
1) C$4 |
a) Địa chỉ ô tính có thể thay đổi (cả tên cột và tên hàng đều có thể thay đổi) |
2) $C$4 |
b) Địa chỉ cột luôn được giữ nguyên, địa chỉ hàng có thể thay đổi |
3) C4 |
c) Địa chỉ cột có thể thay đổi, địa chỉ hàng luôn được giữ nguyên |
4) $C4 |
d) Địa chỉ ô tính không thay đổi (cả tên cột và tên hàng luôn được giữ nguyên) |
Câu 19. (2.đ)Mở tệp bảng tính ở Hình 5 (giáo viên cung cấp) và thực hiện các công việc sau:
a) Tại ô tính B5, nhập công thức tính tiền lãi, sau đó sao chép công thức đến khối ô tính B6:B10, C5:D10.
b) Kiểm tra và cho biết kết quả tính tiền lãi ở ô tính D10 có đúng hay không? Tại sao?
…………………Hết……………….
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Tin học 8
Thời gian làm bài: phút
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Nếu được sử dụng đúng cách, các dấu đầu dòng và thứ tự có tác dụng như?
A. Hình thức nhấn mạnh tầm quan trọng của nội dung đoạn văn bản
B. Cách để biểu thị tầm quan trọng của nội dung văn bản
C. Điểm truy cấp cho người đọc
D. Trang trí văn bản
Câu 2: Đầu trang và chân trang thường được sử dụng để chứa?
A. Chú thích
B. Số trang
C. Tên văn bản, tên tác giả
D. Các đáp án trên đều đúng
Câu 3: Trong danh sách dấu đầu dòng, mỗi đoạn văn bản bắt đầu bằng?
A. Một kí tư đặc biệt
B. Một chữ đầu dòng
C. Một số đầu dòng
D. Một dấu đầu dòng
Câu 4: Để đánh số trang vào vị trí giữa, dưới trang văn bản thì chọn?
A. Blank
B. Footer
C. Bottom of Page/ Plain Number 2
D. Header
Câu 5: Nội dung trên trang chiếu có thể là:
A. Văn bản, hình ảnh, âm thanh
B. Biểu đồ, trang vẽ, ca khúc
C. Văn bản, hình ảnh, biểu đồ, âm thanh, đoạn phim …
D. A và B đều đúng
Câu 6: Để định dạng dòng chữ "Nét chữ nết người" thành "Nét chữ nết người" (kiểu chữ đậm, nghiêng, gạch dưới), toàn bộ các thao tác phải thực hiện là:
A. Đưa con trỏ văn bản vào giữa dòng chữ đó, nhấn Ctrl + U, Ctrl + I và Ctrl + B
B. Đưa con trỏ văn bản vào cuối dòng chữ đó, nhấn Ctrl + B, Ctrl + U và Ctrl + I
C. Chọn dòng chữ đó, nhấn Ctrl + U, Ctrl + I và Ctrl + B
D. Nhấn Ctrl + U, Ctrl + I và Ctrl + B
Câu 7: khi đang làm việc với PowerPoint, muốn xóa bỏ một trang chiếu ta dùng lệnh:
A. File → Delete Slide
B. Edit → Delete Slide
C. Tool → Delete Slide
D. Slide Show → Delete Slide
Câu 8: Apply to selected slides là câu lệnh nào?
A. Mở bản mẫu.
B. Áp dụng mẫu định dạng cho trang chiếu được chọn.
C. Chọn ảnh minh họa.
D. Thay đổi thứ tự trang chiếu.
Câu 9: Phương án nào sau đây mô tả tạo bài trình chiếu mới?
A. Nháy chuột chọn Design/Themes, Blank Presentation.
B. Nháy chuột chọn Design/Variants, Blank Presentation
C. Nháy chuột chọn File/New, chọn Blank Presentation.
D. Nháy chuột chọn File/New, chọn New Slide.
Câu 10: Đang thiết kế giáo án điện tử, trước khi thoát khỏi PowerPoint nếu người sử dụng chưa lưu lại tập tin thì máy sẽ hiện một thông báo. Để lưu lại tập tin này ta sẽ kích chuột trái vào nút nào trong bảng thông báo này?
A. Nút Yes
B. Nút No
C. Nút Cancel
D. Nút Save
Câu 11: Bản mẫu có công dụng như nào?
A. Chứa bố cục, màu sắc, phông chữ, hiệu ứng, kiểu nền,… và cả nội dụng.
B. Giúp bài trình chiếu có giao diện thống nhất, chuyên nghiệp mà không tốn thời gian.
C. Gợi ý các nội dung cần có cho bài trình chiếu; có thể chỉnh sửa, chia sẻ, tái sử dụng bản mẫu.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 12: Chương trình máy tính là gì?
A. Các lệnh trong chương trình được thực hiện tuần tự từ trên xuống dưới.
B. Các lệnh viết bằng ngôn ngữ lập trình chỉ dẫn máy tính thực hiện các bước của thuật toán.
C. Là bước thực hiện công việc đó.
D. Các bước của thuật toán được thực hiện tuần tự từ trên xuống dưới.
Câu 13: Điều kiện của các bước thực hiện trong thuật toán là gì?
A. Các lệnh trong chương trình được thực hiện tuần tự từ trên xuống dưới.
B. Các lệnh viết bằng ngôn ngữ lập trình chỉ dẫn máy tính thực hiện các bước của thuật toán.
C. Là bước thực hiện công việc đó.
D. Các bước của thuật toán được thực hiện tuần tự từ trên xuống dưới.
Câu 14: Có mấy bước để tạo chương trình máy tính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 15: Lợi thế của việc sử dụng sơ đồ khối so với ngôn ngữ tự nhiên để mô tả thuật toán là gì?
A. Sơ đồ khối tuân theo một tiêu chuẩn quốc tế nên con người dù ở bất kể quốc gia nào cũng có thể hiểu.
B. Sơ đồ khối dễ vẽ.
C. Sơ đồ khối dễ thay đổi.
D. Vẽ sơ đồ khối không tốn thời gian.
Câu 16: Trong các ví dụ sau, đâu là thuật toán:
A. một dãy các bước hướng dẫn tính diện tích của hình thang cân
B. một bài văn tả cảnh hoàng hôn ở biển
C. một bài hát mang âm điệu dân gian
D. một bản nhạc tình ca
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 17: (1 điểm)Nêu đặc điểm của đầu trang và chân trang trong trang văn bản.
Câu 18: (2 điểm)Làm thế nào để sử dụng cỡ chữ trong trang chiếu hài hòa và hợp lí?.
Câu 19: (1 điểm)Em sẽ sử dụng gam màu nào để tạo bài trình chiếu về các chủ đề sau:
a) Bài trình chiếu về chủ đề lễ hội, giải trí.
b) Bài trình chiếu về chủ đề giáo dục.
c) Bài trình chiếu về chủ đề nghệ thuật, ngày tri ân.
Câu 20: (2 điểm)Em hãy xác định kiểu dữ liệu của biến a sau khi thực hiện mỗi câu lệnh dưới đây:
a)
b)
c)
…………………Hết……………….
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Tin học 8
Thời gian làm bài: phút
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Chương trình máy tính là gì?
A. Các lệnh trong chương trình được thực hiện tuần tự từ trên xuống dưới.
B. Các lệnh viết bằng ngôn ngữ lập trình chỉ dẫn máy tính thực hiện các bước của thuật toán.
C. Là bước thực hiện công việc đó.
D. Các bước của thuật toán được thực hiện tuần tự từ trên xuống dưới.
Câu 2: Điều kiện của các bước thực hiện trong thuật toán là gì?
A. Các lệnh trong chương trình được thực hiện tuần tự từ trên xuống dưới.
B. Các lệnh viết bằng ngôn ngữ lập trình chỉ dẫn máy tính thực hiện các bước của thuật toán.
C. Là bước thực hiện công việc đó.
D. Các bước của thuật toán được thực hiện tuần tự từ trên xuống dưới.
Câu 3: Đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu, có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình được gọi là:
A. Tên
B. Từ khóa
C. Biến
D. Hằng
Câu 4: Cấu trúc rẽ nhánh gồm:
A. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ
B. Cấu trúc rẽ nhánh dư
C. Cấu trúc rẽ nhánh thiếu
D. Cả A và C đều đúng
Câu 5: Mọi quá trình tính toán đều có thể mô tả và thực hiện dựa trên cấu trúc cơ bản là:
A. Cấu trúc tuần tự
B. Cấu trúc rẽ nhánh
C. Cấu trúc lặp
D. Cả ba cấu trúc
Câu 6: Đây là khối lệnh gì trong Scratch?
A. Rẽ nhánh dạng thiếu
B. Rẽ nhánh dạng đủ
C. Câu lệnh lặp mãi mãi
D. Câu lệnh lặp với 1 số lần xác định
Câu 7: Biểu thức trong Scartch tương ứng với biểu thức nào trong Toán học?
A.
B.
C.
D.
Câu 8: Để chọn và kéo thả lệnh vào chương trình, em vào nhóm lệnh nào sau đây?
A.
B.
C.
D.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Dùng câu lệnh while ta cũng thể hiện được cấu trúc lặp với số lần biết trước.
B. Dùng câu lệnh for ta cũng thể hiện được cấu trúc lặp với số lần không biết trước.
C. Trong Python có 2 dạng lặp: Lặp với số lần biết trước và lặp với số lần không biết trước.
D. Câu lệnh thể hiện lặp với số lần không biết trước phải sử dụng một biểu thức logic làm điều kiện lặp.
Câu 10: Khi có một (hay nhiều) thao tác cần được thực hiện lặp lại một số lần liên tiếp trong quá trình thực hiện thuật toán thì cần dùng
A. Cấu trúc vòng
B. Cấu trúc so sánh
C. Cấu trúc lặp
D. Cấu trúc rẽ nhánh
Câu 11: Mục đích của việc chảy thử chương trình là gì?
A. Gợi ý nội dung cho bài trình chiếu.
B. Nhằm phát hiện những tình huống bất thường (được gọi là lỗi) khi thực hiện chương trình.
C. Cung cấp công cụ đề chèn thêm văn bản, điều chỉnh độ sáng, tối, tương phản, làm mờ, sắc nét,…
D. Sự kết hợp của biến, hằng, dấu ngoặc, phép toán và các hàm để trả lại giá trị thuộc một kiểu dữ liệu nhất định.
Câu 12: Chọn phát biểu đúng nhất về hoạt động gỡ lỗi.
A. Gỡ lỗi là phát hiện và loại bỏ lỗi. Trong lập trình, không nhất thiết phải gỡ lỗi.
B. Gỡ lỗi là chạy thử chương trình để phát hiện lỗi. Trong lập trình, không nhất thiết phải gỡ lỗi.
C. Gỡ lỗi là chạy thử chương trình để phát hiện lỗi. Gỡ lỗi là một phần quan trọng của lập trình.
D. Gỡ lỗi là phát hiện và loại bỏ lỗi. Gỡ lỗi là một phần quan trọng của lập trình.
Câu 13: Đâu là công việc của người phát triển phần mềm?
A. Nhà báo, biên tập viên,…
B. Khảo sát, phân tích, thiết kế, lập trình,…
C. Bác sĩ, y tá, điều dưỡng,…
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 14: Lợi ích của ứng dụng tin học trong giáo dục như nào?
A. Việc giảng dạy của giáo viên trở nên hiệu quả hơn với sự hỗ trợ của công nghệ đa phương tiện, mô phỏng.
B. Nguồn tài liệu phong phú, đa dạng, dễ truy cập trên Internet giúp giáo viên xây dựng những bài giảng trực quan, sinh động, giúp người học dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức, rèn luyện kĩ năng.
C. Lớp học trực tuyến giúp giáo viên mở rộng lớp học mà không bị hạn chế bởi khoảng cách địa lí.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 15: Tình huống nào sau đây cần có nguồn nhân lực phát triển phần mềm?
A. Tổ chức hoặc doanh nghiệp muốn áp dụng công nghệ số để phục vụ quản lí, sản xuất hay kinh doanh.
B. Tổ chức hoặc doanh nghiệp muốn có thêm nguồn nhân lực.
C. Tổ chức hoặc doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường kinh doanh.
D. Tổ chức hoặc doanh nghiệp muốn đầu tư thêm máy móc thiết bị để sản xuất.
Câu 16: Ứng dụng nào của tin học có thể tăng hiệu quả công việc của nhà báo?
A. Tạo bản vẽ 3D để khách hàng có thể hình dung rõ về căn nhà định xây dựng.
B. Nhận hình ảnh tức thì từ sân vận động được chụp bởi một đồng nghiệp khác để biên tập thành một bài báo.
C. Tạo khóa học trực tuyến để học sinh có thể học bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu.
D. Theo dõi sức khỏe, quá trình điều trị của bệnh nhân qua hồ sơ sức khỏe điện tử.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 17: (2 điểm) Em hãy nêu một số lợi ích của việc ứng dụng tin học trong giáo dục.
Câu 18: (1.5 điểm) Lợi ích của việc ứng dụng tin học vào ngành y tế là gì?
Câu 19. (1 điểm) Biểu thức số học là gì? Biểu thức logic là gì?
Câu 20: (1.5 điểm) Nêu ý nghĩa của các lệnh sau trong phép toán logic:
a)
b)
c)
…………………Hết……………….
Tham khảo đề thi Tin học 8 bộ sách khác có đáp án hay khác:
Xem thêm đề thi lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Bộ đề thi các môn học lớp 8 năm học 2023-2024 Học kì 1, Học kì 2 của chúng tôi được biên soạn và sưu tầm từ đề thi khối lớp 8 của các trường THCS trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều