Đề thi Giữa kì 2 Vật Lí 9 có đáp án (8 đề)
Với Đề thi Giữa kì 2 Vật Lí 9 có đáp án (8 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giữa kì 2 Vật lí 9.
Đề thi Giữa kì 2 Vật Lí 9 có đáp án (8 đề)
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Vật Lí 9 Giữa kì 2 bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất!
Câu 1. Máy biến thế có tác dụng gì?
A. Làm thay đổi vị trí của máy.
B. Giữ cho hiệu điện thế ổn định.
C. Làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế.
D. Giữ cho cường độ dòng điện ổn định.
Câu 2: Tác dụng từ của dòng điện thay đổi như thế nào khi dòng điện đổi chiều?
A. Lực từ đổi chiều.
B. Tác dụng từ giảm đi.
C. Không còn tác dụng từ.
D. Tác dụng từ mạnh lên.
Câu 3: Trong máy phát điện xoay chiều, rôto hoạt động như thế nào khi máy làm việc?
A. Luôn đứng yên.
B. Luân phiên đổi chiều quay.
C. Chuyển động đi lại như con thoi.
D. Luôn quay tròn quanh một trục theo một chiều.
Câu 4: Chọn phát biểu đúng về dòng điện xoay chiều :
A. Dòng điện xoay chiều có tác dụng từ yếu hơn dòng điện một chiều
B. Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt yếu hơn dòng điện một chiều
C. Dòng điện xoay chiều có tác dụng sinh lý mạnh hơn dòng điện một chiều
D. Dòng điện xoay chiều tác dụng một cách không liên tục.
Câu 5: Trong máy phát điện xoay chiều phải có những bộ phận chính nào?
A. Cuộn dây và lõi sắt.
B. Cuộn dây và nam châm.
C. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối với nam châm điện.
D. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối hai cực của nam châm.
Câu 6: Một máy biến thế có số vòng cuộn sơ cấp 100 vòng và cuộn thứ cấp 10 vòng, nếu đặt hiệu điện thế xoay chiều 20V vào hai đầu cuộn dây sơ cấp thì hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp có giá trị bao nhiêu?
A. 200V
B. 2V
C. 30V
D. 0V
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1. (2 điểm) So sánh tính chất của ảnh ảo tạo bởi các loại thấu kính?
Bài 2. (2 điểm) Công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết biểu thức tính công suất hao phí.
Bài 3. (3 điểm) Cho vật AB đặt vuông góc với trục chính có A nằm trên trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 12 cm, AB cách thấu kính 36cm.
a) Vẽ ảnh A’B’ của AB qua thấu kính, nêu đặc điểm ảnh của AB qua thấu kính.
b) Tính khoảng cách từ ảnh A’B’ đến thấu kính.
c) Muốn ảnh bằng vật ta di chuyển vật AB lại gần hay ra xa thấu kính bao nhiêu cm?
----------HẾT---------
Đáp án
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Máy biến thế có tác dụng làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế.
Chọn đáp án C
Câu 2.
Khi dòng điện đổi chiều thì lực từ đổi chiều.
Chọn đáp án A
Câu 3.
Trong máy phát điện xoay chiều, rôto luôn quay tròn quanh một trục theo một chiều.
Chọn đáp án D
Câu 4.
A, B, C - sai
D - đúng vì dòng điện xoay chiều có chiều luân phiên thay đổi
Chọn đáp án D
Câu 5.
Trong máy phát điện xoay chiều phải có cuộn dây và nam châm.
Chọn đáp án B
Câu 6.
Cuộn sơ cấp: U1 = 20V ; n1 = 100 vòng
Cuộn thứ cấp: U2 = ? ; n2 = 10 vòng
Ta có:
Vậy hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây thứ cấp có giá trị là 2V
Chọn đáp án B
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1.
- Giống nhau: Đều cho ảnh ảo, cùng chiều với vật.
- Khác nhau:
+ Thấu kính hội tụ: Cho ảnh lớn hơn vật, nằm xa thấu kính hơn vật.
+ Thấu kính phân kì: Cho ảnh nhỏ hơn vật, nằm gần thấu kính hơn vật.
Bài 2.
- Công suất hao phí điện năng trên đường dây truyền tải tỉ lệ thuận với bình phương công suất công suất truyền tải điện, với điện trở của dây dẫn và tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây
- Công thức tính công suất hao phí:
Bài 3.
a)
- Đặc điểm của ảnh: là ảnh thật, ảnh ngược chiều với vật, ảnh bé hơn vật.
b) Ta có: ∆OAB ~ ∆OA’B’ (g,g) => (1)
∆F’OI ~ ∆F’A’B’ (g,g) =>
ABIO là hình chữ nhật => AB = OI (3)
Từ (1),(2),(3) => (4)
OA’ = 18cm
c) Để ảnh thật bằng vật thì: OA = OA’ = 2.f = 2.12 = 24 cm
Vì 24cm < 36cm nên ta phải di chuyển vật lại gần thấu kính hội tụ một đoạn: 36 – 24 = 12 cm
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất!
Câu 1. Đối với thấu kính phân kì. Khi chiếu tia tới song song trục chính thì tia ló có đặc điểm nào sau đây?
A. Tia ló qua tiêu điểm.
B. Tia ló kéo dài qua tiêu điểm.
C. Tia ló song song với trục chính.
D. Tia ló truyền thẳng theo phương tia tới.
Câu 2. Thấu kính phân kì là thấu kính:
A. được tạo bởi hai mặt cong.
B. có phần giữa mỏng hơn phần rìa.
C. có phần giữa dày hơn phần rìa.
D. được tạo bởi một mặt phẳng và một mặt cong.
Câu 3. Thấu kính hội tụ có đặc điểm và tác dụng nào dưới đây?
A. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.
B. Có phần giữa dày hơn phần rìa và cho phép thu được hình ảnh của Mặt Trời.
C. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và không cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.
D. Có phần giữa dày hơn phần rìa và không cho phép thu được hình ảnh của Mặt Trời.
Câu 4. Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 15cm, A nằm trên trục chính cách thấu kính 10cm. Ảnh của AB tạo bởi thấu kính có đặc điểm gì?
A. Ảnh ảo, cùng chiều, bé hơn vật.
B. Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.
C. Ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật.
D. Ảnh thật, ngược chiều, bé hơn vật.
Câu 5. Trên cùng một đường dây tải điện, nếu tăng hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn lên 100 lần thì công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây sẽ
A. Tăng 100 lần.
B. Giảm 100 lần.
C. Tăng 10000 lần.
D. Giảm 10000 lần.
Câu 6. Trong máy biến thế :
A. Cả hai cuộn dây đều được gọi chung là cuộn sơ cấp.
B. Cả hai cuộn dây đều được gọi chung là cuộn thứ cấp.
C. Cuộn dẫn điện vào là cuộn sơ cấp, cuộn dẫn điện ra là cuộn thứ cấp.
D. Cuộn dẫn điện vào là cuộn thứ cấp, cuộn dẫn điện ra là cuộn sơ cấp.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1. (2 điểm) Người ta truyền tải một công suất điện 10kW bằng một đường dây dẫn có điện trở 4Ω thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,1kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là bao nhiêu?
Bài 2. (2 điểm) Đường dây tải điện có hiệu điện thế 15kV ở hai đầu nơi truyền tải, công suất cung cấp ở nơi truyền tải P = 3000kW. Dây dẫn tải điện cứ 1km có điện trở 0,2Ω, công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây = 160kW. Tính chiều dài tổng cộng L của dây dẫn.
Bài 3. (3 điểm) Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính và cách thấu kính hội tụ 10cm cho một ảnh thật cao gấp 2 vật. Hỏi ảnh cách thấu kính bao xa?
----------HẾT---------
Đáp án
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Đối với thấu kính phân kì, khi chiếu tia tới song song với trục chính tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm.
Chọn đáp án B
Câu 2.
Thấu kính phân kì là thấu kính có phần giữa mỏng hơn phần rìa
Chọn đáp án B
Câu 3.
Thấu kính hội tụ có phần giữa dày hơn phần rìa.
Vì Mặt Trời ở rất xa thấu kính nên ảnh tạo bởi thấu kính sẽ là ảnh thật => Ta có thể thu được ảnh của Mặt Trời.
Chọn đáp án B
Câu 4.
Vì 10cm < 15cm nên vật AB nằm trong khoảng tiêu cự
=> Ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ là ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.
Chọn đáp án B
Câu 5.
- Công thức tính công suất hao phí:
- Công suất hao phí tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế . Vì vậy nếu U tăng 100 lần thì giảm 1002 = 10000 lần
Chọn đáp án D
Câu 6.
Máy biến thế có cuộn dây đưa điện vào là cuộn sơ cấp và cuộn dây lấy điện ra là cuộn thứ cấp.
Chọn đáp án C
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1.
Tóm tắt:
P = 10kW = 10000W
R = 4Ω
= 0,1kW = 100W
U = ?
Giải:
Ta có:
Vậy hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 2000V
Bài 2.
Tóm tắt:
U = 15kV = 15000V
P = 3000kW = 3000000W
l = 1 km có r = 0,2Ω
= 160kW = 160000W
L = ?
Giải:
Ta có:
Chiều dài tổng cộng của dây dẫn là: L =
Bài 3.
Từ giả thiết vật cho ảnh thật cao gấp hai vật ta có hình vẽ:
Xét ∆ABO ~ ∆A’B’O
Ta có:
Mà d = 10 => d’ = 2d = 20cm
Vậy khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là 20cm
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất!
Câu 1. Các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng khi nói về máy phát điện xoay chiều?
A. Phần ứng: là phần quay, phần cảm ứng đứng yên.
B. Rôtô là phần cảm, stato là phần ứng.
C. Rôtô là phần đứng yên, stato là phần quay.
D. Rôtô là phần quay, stato là phần đứng yên.
Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm hao phí điện năng khi tải điện đi xa?
A. Điện lượng của dòng điện bị mất mát do truyền trên dây.
B. Do dòng điện sinh ra từ trường làm mất năng lượng.
C. Do dòng điện tỏa nhiệt trên dây dẫn khi truyền trên dây.
D. Do một nguyên nhân khác.
Câu 3. Khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín?
A. Khi cuộn dây chuyển động lại gần thanh nam châm.
B. Khi thanh nam châm chuyển động ra xa cuộn dây.
C. Khi thanh nam châm chuyển động lại gần cuộn dây.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 4. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng.
B. Khi góc tới giảm thì góc khúc xạ giảm.
C. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ giảm.
D. Khi góc tới bằng 0° thì góc khúc xạ cũng bằng 0°.
Câu 5. Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có độ cao như thế nào?
A. Lớn hơn vật.
B. Nhỏ hơn vật.
C. Bằng vật.
D. Bằng một nửa vật.
Câu 6. Một tia sáng đèn pin được rọi từ không khí vào một xô nước trong. Tại đâu sẽ xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
A. Trên đường truyền trong không khí.
B. Tại mặt phân cách giữa không khí và nước.
C. Trên đường truyền trong nước.
D. Tại đáy xô nước.
Câu 7. Vật liệu nào được dùng làm thấu kính?
A. Thủy tinh trong
B. Đồng
C. Nhôm
D. Sắt
Câu 8. Chiếu một chùm tia sáng song song với trục chính vào thấu kính phân kì, chùm tia ló có đặc điểm nào sau đây? Chọn câu trả lời đúng nhất.
A. Chùm tia ló cũng là chùm song song.
B. Chùm tia ló là chùm hội tụ.
C. Chùm tia ló là chùm phân kì.
D. Chùm tia ló là chùm phân kì, đường kéo dài của các tia ló cắt nhau tại tiêu điểm của thấu kính.
PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Bài 1. (1,5 điểm) Nêu nguyên nhân và các cách làm giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện? Trong các cách trên thì cách tốt nhất đang được áp dụng hiện nay là cách nào? Vì sao?
Bài 2. (2 điểm) Một máy phát điện xoay chiều có hiệu điện thế xoay chiều ở hai cực của máy là 220V. Muốn tải điện đi xa người ta phải tăng hiệu điện thế thành 15400V. Hỏi phải dùng loại máy biến thế với các cuộn dây có số vòng dây theo tỉ lệ như thế nào? Cuộn dây nào mắc với hai đầu máy phát điện?
Bài 3. (2,5 điểm) Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kỳ cho một ảnh ảo cao bằng vật và cách thấu kính 12cm. Vị trí đặt vật cách thấu kính bao nhiêu cm?
----------HẾT---------
Đáp án
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Rôto là phần quay, stato là phần đứng yên.
Chọn đáp án D
Câu 2.
Nguyên nhân chủ yếu làm hao phí điện năng khi tải điện đi xa là do dòng điện tỏa nhiệt trên dây dẫn.
Chọn đáp án C
Câu 3.
Khi cuộn dây chuyển động lại gần thanh nam châm hoặc khi thanh nam châm chuyển động lại gần cuộn dây hoặc khi nam châm chuyển động ra xa cuộn dây đều làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên và đều xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Chọn đáp án D
Câu 4.
- Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm)
=> A, B đúng
- Khi góc tới bằng 0o thì góc khúc xạ bằng 0o, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.
=> D đúng
Vậy đáp án C sai
Chọn đáp án C
Câu 5.
Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
Chọn đáp án B
Câu 6.
Tại mặt phân cách giữa không khí và nước sẽ xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Chọn đáp án B
Câu 7.
Thấu kính thường được làm bằng vật liệu trong suốt nên thủy tinh trong được dùng để làm thấu kính.
Chọn đáp án A
Câu 8.
Chiếu một chùm tia sáng song song với trục chính của thấu kính phân kì, chùm tia ló có đặc điểm là chùm phân kì, đường kéo dài của các tia ló cắt nhau tại tiêu điểm của thấu kính.
Chọn đáp án D
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1.
- Nguyên nhân gây hao phí là do sự tỏa nhiệt trên đường dây truyền tải điện.
- Có 2 cách làm giảm hao phí là giảm điện trở của dây và tăng hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây truyền tải.
- Hiện nay người ta làm giảm hao phí trên đường dây truyền tải bằng cách dùng máy biến thế để tăng hiệu điện thế vì cách này đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả cao …
Bài 2.
- Ta phải dùng loại máy biến thế với các cuộn dây có số vòng dây theo tỉ lệ là:
- Cuộn dây có ít vòng mắc với hai đầu máy phát điện.
Bài 3.
Dựa vào hình vẽ, xét các tam giác đồng dạng OAB và OA’B’ ta có:
Mà d’ = 12 cm => d = 3d’ = 3.12 = 36 (cm)
Vậy vật đặt cách thấu kính một đoạn bằng 36 cm
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất!
Câu 1. Vì sao phải truyền tải điện năng đi xa?
A. Vì nơi sản xuất điện năng và nơi tiêu thụ điện năng ở cách xa nhau.
B. Vì điện năng sản xuất ra không thể để dành trong kho được.
C. Vì điện năng khi sản xuất ra phải sử dụng ngay.
D. Các lí do A, B, C đều đúng.
Câu 2. Phương pháp nào là tốt nhất trong việc giảm điện năng hao phí trên dây dẫn?
A. Giảm điện trở của dây dẫn đến rất bé.
B. Giảm công suất truyền tải trên dây.
C. Tăng hiệu điện thế truyền tải.
D. Giảm thời gian truyền tải điện trên dây.
Câu 3. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường:
A. bị hắt trở lại môi trường cũ.
B. bị hấp thụ hoàn toàn và không truyền đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
C. tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.
D. bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
Câu 4. Pháp tuyến là đường thẳng
A. tạo với tia tới một góc vuông tại điểm tới.
B. tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc vuông tại điểm tới.
C. tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc nhọn tại điểm tới.
D. song song với mặt phân cách giữa hai môi trường.
Câu 5. Các bộ phận chính của máy biến thế gồm:
A. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau và nam châm điện.
B. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau và một lõi sắt.
C. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây giống nhau và nam châm vĩnh cửu.
D. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây giống nhau và nam châm điện.
Câu 6. Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có
A. phần rìa dày hơn phần giữa.
B. phần rìa mỏng hơn phần giữa.
C. phần rìa và phần giữa bằng nhau.
D. hình dạng bất kì.
Câu 7. Cho một thấu kính hội tụ có khoảng cách giữa hai tiêu điểm là 60 cm. Tiêu cự của thấu kính là:
A. 60 cm
B. 120 cm
C. 30 cm
D. 90 cm
Câu 8. Dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ, ta thấy:
A. Dòng chữ lớn hơn so với khi nhìn bình thường.
B. Dòng chữ như khi nhìn bình thường.
C. Dòng chữ nhỏ hơn so với khi nhìn bình thường.
D. Không nhìn được dòng chữ.
PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Bài 1. (3 điểm) Một máy biến thế gồm cuộn sơ cấp có 10000 vòng đặt ở đầu một đường dây tải điện để truyền đi một công suất điện là 11000kW. Biết hiệu điện thế hai đầu cuộn sơ cấp là 11kV và cuộn dây thứ cấp có 500 vòng.
a) Tính hiệu điện thế 2 đầu cuộn thứ cấp?
b) Cho công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây là 500kW. Tính điện trở của toàn bộ đường dây.
Bài 2. (1 điểm) Trong máy phát điện xoay chiều có rôtô là nam châm, khi máy hoạt động quay nam châm thì có tác dụng gì?
Bài 3. (2 điểm) Nêu đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ? Vẽ hình minh họa?
----------HẾT---------
Đáp án
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Các lí do A, B, C đều đúng, vì thế ta chọn D.
Chọn đáp án D
Câu 2.
Phương pháp tốt nhất để giảm điện năng hao phí trên dây dẫn đó là tăng hiệu điện thế.
Ta có => tỉ lệ nghịch với U2.
Chỉ cần U tăng 10 lần thì đã giảm 100 lần nên tăng hiệu điện thế là phương pháp tốt nhất.
Chọn đáp án C
Câu 3.
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và đi vào môi trường trong suốt thứ hai
Chọn đáp án D
Câu 4.
Pháp tuyến là đường thẳng vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường tại điểm tới
Chọn đáp án B
Câu 5.
Các bộ phận chính của máy biến thế:
+ Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau, đặt cách điện với nhau.
+ Một lõi sắt (hay thép) có pha silic chung cho cả hai cuộn dây
Chọn đáp án B
Câu 6.
Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa, được làm bằng vật liệu trong suốt.
Chọn đáp án B
Câu 7.
Tiêu cự của thấu kính là
Chọn đáp án C
Câu 8.
Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo nhỏ hơn vật nên khi dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ ta thấy dòng chữ nhỏ hơn so với khi nhìn bình thường
Chọn đáp án C
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1.
Tóm tắt:
Cuộn sơ cấp: n1 = 10000 vòng ; U1 = 11kV = 11000V
P = 11000kW = 11000000W
n2 = 500 vòng
a) U2 = ?
b) = 500kW = 500000W
R = ?
Giải:
a) Ta có:
Vậy hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây thứ cấp là 220kV
b) Ta có:
Vậy điện trở của toàn bộ đường dây là 0,5Ω
Bài 2.
Khi máy phát điện xoay chiều hoạt động làm quay nam châm thì có tác dụng làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên, như vậy dòng điện cảm ứng sẽ xuất hiện trong các cuộn dây.
Bài 3.
Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ:
(1): Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.
(2): Tia tới song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm.
(3): Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất!
Câu 1. Hãy chọn câu phát biểu đúng
A. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ không nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ.
B. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
C. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ.
D. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ.
Câu 2. Dùng kẹp gắp một viên bi dưới đáy chậu lúc không có nước và lúc chậu đầy nước. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chậu có nước khó gắp hơn vì ánh sáng từ viên bi truyền đến mắt bị khúc xạ nên khó xác định vị trí của viên bi.
B. Chậu có nước khó gắp hơn vì có hiện tượng phản xạ ánh sáng.
C. Chậu có nước khó gắp hơn vì bi có nước làm giảm ma sát.
D. Chậu có nước khó gắp hơn vì có hiện tượng tán xạ ánh sáng.
Câu 3. Khi ta tăng góc tới lên, góc khúc xạ biến đổi như thế nào?
A. Góc tới tăng, góc khúc xạ giảm.
B. Góc tới tăng, góc khúc xạ tăng.
C. Góc tới tăng, góc khúc xạ không đổi.
D. Cả B và C đều đúng.
Câu 4. Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở trong khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là:
A. ảnh ảo ngược chiều vật.
B. ảnh ảo cùng chiều vật.
C. ảnh thật cùng chiều vật.
D. ảnh thật ngược chiều vật.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây về máy biến thế là không đúng?
A. Số vòng cuộn sơ cấp nhiều gấp n lần số vòng cuộn thứ cấp là máy hạ thế.
B. Số vòng cuộn thứ cấp ít hơn số vòng cuộn sơ cấp là máy tăng thế.
C. Số vòng cuộn thứ cấp nhiều gấp n lần số vòng cuộn sơ cấp là máy tăng thế.
D. Số vòng cuộn thứ cấp ít hơn số vòng cuộn sơ cấp là máy hạ thế.
Câu 6. Nếu đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều thì từ trường trong lõi sắt từ sẽ:
A. Luôn giảm
B. Luôn tăng
C. Biến thiên
D. Không biến thiên
Câu 7. Máy biến thế là thiết bị:
A. Giữ hiệu điện thế không đổi.
B. Giữ cường độ dòng điện không đổi.
C. Biến đổi hiệu điện thế xoay chiều.
D. Biến đổi cường độ dòng điện không đổi.
Câu 8. Máy biến thế có cuộn dây:
A. Đưa điện vào là cuộn sơ cấp.
B. Đưa điện vào là cuộn sơ cấp.
C. Đưa điện vào là cuộn thứ cấp.
D. Lấy điện ra là cuộn sơ cấp.
Câu 9. Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn. Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện xoay chiều vì
A. từ trường trong lòng cuộn dây luôn tăng.
B. số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luôn tăng.
C. từ trường trong lòng cuộn dây không biến đổi.
D. số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.
Câu 10. Trên cùng một đường dây dẫn tải đi cùng một công suất điện, nếu dùng dây dẫn có tiết diện tăng gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ
A. tăng 2 lần.
B. giảm 2 lần.
C. tăng 4 lần.
D. giảm 4 lần.
PHẦN II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Bài 1. (3 điểm) Vật sáng AB cao 10cm được đặt vuông góc trước một thấu kính phân kì có tiêu cự 12cm, điểm A cách thấu kính 24cm.
a) Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính phân kì.
b) Vận dụng kiến thức hình học tính chiều cao h’ cảu ảnh và khoảng cách d’ từ ảnh tới quang tâm.
Bài 2. (2 điểm) Người ta truyền tải một công suất điện 440000W bằng một đường dây dẫn có điện trở 50Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 220000V. Công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là bao nhiêu?
----------HẾT---------
Đáp án
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Tia tới và tia khúc xạ luôn nằm cùng trong mặt phẳng tới.
Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ
Chọn đáp án B
Câu 2.
Ánh sáng từ viên bi tới mặt phân cách bị khúc xạ, đổi phương truyền sáng do đó ta chỉ nhìn thấy ảnh của viên bi (khác vị trí so với viên bi), nên khó xác định vị trí của viên bi
Chọn đáp án A
Câu 3.
Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm) nên đáp án B đúng
Chọn đáp án B
Câu 4.
Khi đặt vật trong khoảng tiêu cự ⇒ ảnh là ảnh ảo, cùng chiều với vật, lớn hơn vật.
Chọn đáp án B
Câu 5.
Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây của mỗi cuộn.
- Số vòng cuộn sơ cấp nhiều hơn số vòng dây cuộn thứ cấp:
n1 > n2 => U1 > U2 => ta có máy hạ thế => A, D đúng, B sai
- Số vòng cuộn sơ cấp ít hơn số vòng dây cuộn thứ cấp:
n1 < n2 => U1 < U2 => ta có máy tăng thế => C đúng
Chọn đáp án B
Câu 6.
Nếu đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều thì từ trường trong lõi sắt từ sẽ biến thiên
Chọn đáp án C
Câu 7.
Máy biến thế là thiết bị biến đổi hiệu điện thế xoay chiều
Chọn đáp án C
Câu 8.
Máy biến thế có cuộn dây đưa điện vào là cuộn sơ cấp
Chọn đáp án A
Câu 9.
Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện xoay chiều vì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.
Chọn đáp án D
Câu 10.
Ta có
Mà R = =>
=> S tỉ lệ tnghịch với
Vì vậy nếu dùng dây dẫn có tiết diện tăng gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ giảm 2 lần.
Chọn đáp án B
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1.
Tóm tắt:
f = 12cm
d = 24cm
h = 10cm
a) Dựng ảnh A’B’
b) h’ = ?; d’= ?
Giải:
a)
b) - Vì ΔFA’B’ ~ ΔFOI (g.g) nên:
- Vì ΔOA’B’ ~ ΔOAB (g.g) nên:
- Mà OI = AB nên (=)
d’f = df – dd’
Chia cả 2 vế cho dd’f ta được hay
Thay d = 24cm, f = 12cm ta được
Ta có:
Bài 2.
Tóm tắt:
P = 440000W
R = 50Ω
U = 220000V
= ?
Giải:
Công suất hao phí trên đường dây tải điện là:
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất!
Câu 1. Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở trong khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là:
A. ảnh ảo ngược chiều vật.
B. ảnh ảo cùng chiều vật.
C. ảnh thật cùng chiều vật.
D. ảnh thật ngược chiều vật.
Câu 2. Một vật AB đặt trước một thấu kính hội tụ. Dùng một màn ảnh M, ta hứng được một ảnh cao 5cm và đối xứng với vật qua quang tâm O. Kích thước của vật AB là:
A. 10cm
B. 15cm
C. 5 cm
D. 20 cm
Câu 3. Để có thể bắt chính xác con cá dưới nước, ta phải:
A. Bắt thẳng đứng từ trên xuống.
B. Không sử dụng phương pháp nào.
C. Nhìn theo phương nghiêng để bắt cá cho gần hơn.
D. Cả A và C.
Câu 4. Một con cá vàng đang bơi trong một bể cá cảnh có thành bằng thủy tinh trong suốt. Một người ngắm con cá qua thành bể. Hỏi tia sáng truyền từ con cá đến mắt người đó đã chịu bao nhiêu lần khúc xạ?
A. Không lần nào
B. Một lần
C. Hai lần
D. Ba lần
Câu 5. Một tia sáng khi truyền từ nước ra không khí thì:
A. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
B. Tia khúc xạ luôn nằm trùng với pháp tuyến.
C. Tia khúc xạ hợp với pháp tuyến một góc 300.
D. Góc khúc xạ vẫn nằm trong môi trường nước
Câu 6. Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 4400 vòng, cuộn thứ cấp có 240 vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở hai đầu dây cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là bao nhiêu ?
A. 12V
B. 16V
C. 18V
D. 24V
Câu 7. Một máy biến thế có hiệu điện thế cuộn sơ cấp là 220V, số vòng cuộn sơ cấp là 500 vòng, hiệu điện thế cuộn thứ cấp là 110V. Hỏi số vòng của cuộn thứ cấp là bao nhiêu vòng?
A. 220 vòng
B. 230 vòng
C. 240 vòng
D. 250 vòng
Câu 8. Trên cùng một đường dây tải đi một công suất điện xác định dưới một hiệu điện thế 100000V. Phải dùng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây này là bao nhiêu để công suất hao phí vì tỏa nhiệt giảm đi 2 lần ?
A. 200000V
B. 400000V
C. 141000V
D. 50000V
Câu 9. Tác dụng từ của dòng điện thay đổi như thế nào khi dòng điện đổi chiều?
A. Không còn tác dụng từ
B. Tác dụng từ mạnh lên gấp đôi
C. Tác dụng từ giảm đi
D. Lực từ đổi chiều
Câu 10. Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
A. luôn luôn tăng
B. luôn luôn giảm
C. luân phiên tăng, giảm
D. luôn luôn không đổi
PHẦN II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Bài 1. (2 điểm) Máy phát điện gắn trên xe đạp (gọi là đinamô) có cấu tạo như thế nào? Nó là máy phát điện một chiều hay xoay chiều?
Bài 2. (3 điểm) Vật sáng AB có độ cao h được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì tiêu cự f. Điểm A nằm trên trục chính và có vị trí tại tiêu điểm F
a) Dựng ảnh A'B' của AB qua thấu kính đã cho
b) Vận dụng kiến thức hình học hãy tính độ cao h' của ảnh theo h và khoảng cách d' từ ảnh đến thấu kính theo f
----------HẾT---------
Đáp án
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Khi đặt vật trong khoảng tiêu cự ⇒ ảnh là ảnh ảo, cùng chiều với vật, lớn hơn vật
Chọn đáp án B
Câu 2.
Ảnh đối xứng với vật qua quang tâm O thì kích thước của vật bằng kích thước của ảnh: AB = A’B’ = 5 cm
Chọn đáp án C
Câu 3.
Các tia sáng từ cá có phương vuông góc với mặt phân cách => khi tới mặt phân cách thì không bị khúc xạ và tiếp tục truyền thẳng. Khi bắt thẳng đứng từ trên xuống, mắt ta nhận các tia này và do đó xác định được tương đối vị trí của cá, dễ bắt chính xác.
Chọn đáp án A
Câu 4.
Hai lần khúc xạ. Lần thứ nhất từ nước qua thành thủy tinh. Lần thứ hai từ thành thủy tinh qua không khí đến mắt
Chọn đáp án C
Câu 5.
Một tia sáng khi truyền từ nước ra không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới
Chọn đáp án A
Câu 6.
Ta có:
Chọn đáp án A
Câu 7.
Ta có: vòng
Chọn đáp án D
Câu 8.
Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện là:
Ta thấy rằng nếu P và R không thay đổi thì tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế. Vậy để giảm hao phí hai lần thì hiệu điện thế tăng lần.
Hay
Chọn đáp án C
Câu 9.
Khi dòng điện đổi chiều thì lực từ đổi chiều
Chọn đáp án D
Câu 10.
Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng, giảm.
Chọn đáp án C
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1.
- Cấu tạo: Gồm một nam châm vĩnh cửu quay quanh một trục cố định đặt trong lòng một lõi sắt chữ U. Trên lõi sắt chữ U có một dây dẫn quấn rất nhiều vòng.
- Đinamô là một máy phát điện xoay chiều.
Bài 2.
a) Dựng ảnh A'B' của AB qua thấu kính phân kì.
Dùng hai trong ba tia sáng đã học để dựng ảnh B’ của điểm B.
+ Tia BI đi song song với trục chính nên cho tia ló có đường kéo dài đi qua F.
+ Tia tới BO là tia đi quang tâm O nên cho tia ló đi thẳng.
+ Hai tia ló trên có đường kéo dài giao nhau tại B’, ta thu được ảnh ảo B’ của B qua thấu kính.
+ Từ B’ hạ vuông góc với trục của thấu kính, cắt trục chính tại điểm A’. A’ là ảnh của điểm A. A’B’ là ảnh ảo của AB tạo bởi thấu kính phân kì.
b) Từ hình vẽ, vì A ≡ F và tia tới BI song song với trục chính nên hình ABIO là hình chữ nhật có AI và BO là hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường → B’ là trung điểm của BO
Mà A’B’ // AB nên A’B’ là đường trung bình của tam giác ABO
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
Câu 1. Dụng cụ đo cường độ dòng điện xoay chiều là:
A. Ampe kế xoay chiều.
B. Ampe kế một chiều.
C. Vôn kế xoay chiều.
D. Vôn kế một chiều.
Câu 2. Máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay hoạt động dựa trên:
A. Tác dụng quang của dòng điện.
B. Tác dụng nhiệt của dòng điện.
C. Hiện tượng cảm ứng điện từ.
D. Tác dụng sinh lí của dòng điện.
Câu 3. Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành
A. Chùm tia phản xạ.
B. Chùm tia ló hội tụ.
C. Chùm tia ló phân kì.
D. Chùm tia ló song song khác.
Câu 4. Với cùng một công suất điện truyền đi, công suất hao phí do tỏa nhiệt trên dây tải điện sẽ thay đổi thế nào nếu hiệu điện thế tăng lên 5 lần ?
A. Tăng 5 lần.
B. Giảm 5 lần.
C. Tăng 25 lần.
D. Giảm 25 lần.
Câu 5. Kí hiệu của thấu kính hội tụ là
A. Hình 1.
B. Hình 2.
C. Hình 3.
D. Hình 4.
Câu 6. Chọn phát biểu đúng.
A. Bộ phận đứng yên gọi là roto
B. Bộ phận quay gọi là stato
C. Có hai loại máy phát điện xoay chiều
D. Máy phát điện quay càng nhanh thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn dây của máy càng nhỏ
Câu 7. Các thiết bị nào sau đây không sử dụng dòng điện xoay chiều ?
A. Máy thu thanh dùng pin
B. Bóng đèn dây tóc mắc vào điện nhà 220V
C. Tủ lạnh
D. Ấm đun nước
Câu 8. Chọn phát biểu đúng. Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn
A. Toàn bộ điện năng ở nơi cấp sẽ truyền đến nơi tiêu thụ
B. Có một phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây
C. Hiệu suất truyền tải là 100%
D. Không có hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây
Câu 9. Khi truyền tải điện năng, ở nơi truyền đi người ta cần lắp
A. Biến thế tăng điện áp
B. Biến thế giảm điện áp
C. Biến thế ổn áp
D. Cả biến thế tăng áp và biến thế hạ áp.
Câu 10. Trong trường hợp nào dưới đây tia sáng truyền tới mắt là tia khúc xạ?
A. Khi ta ngắm một bông hoa trước mắt.
B. Khi ta soi gương.
C. Khi ta quan sát một con cá vàng đang bơi trong bể cá cảnh.
D. Khi ta xem chiếu bóng.
Câu 11. Tại sao biện pháp giảm điện trở của đường dây tải điện lại gây tốn kém?
A. Giảm R của dây tải điện thì phải tăng tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước lớn dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây tốn kém
B. Giảm R của dây tải điện thì phải giảm tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước lớn dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây tốn kém
C. Giảm R của dây tải điện thì phải tăng tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước nhỏ dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây tốn kém
D. Giảm R của dây tải điện thì phải giảm tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước nhỏ dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải nhỏ nên gây tốn kém
Câu 12. Máy biến thế dùng để:
A. Tăng, giảm hiệu điện thế một chiều
B. Tăng, giảm hiệu điện thế xoay chiều
C. Tạo ra dòng điện một chiều
D. Tạo ra dòng điện xoay chiều
Câu 13. Máy biến thế có cuộn dây
A. Đưa điện vào là cuộn sơ cấp
B. Đưa điện vào là cuộn cung cấp
C. Đưa điện vào là cuộn thứ cấp
D. Lấy điện ra là cuộn sơ cấp
Câu 14. Gọi n1; U1 là số vòng dây và hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp. Gọi n2; U2 là số vòng dây và hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp của một máy biến thế. Hệ thức đúng là
A.
B.
C.
D.
Câu 15. Với 2 cuộn dây có số vòng dây khác nhau ở máy biến thế
A. Cuộn dây ít vòng hơn là cuộn sơ cấp
B. Cuộn dây nhiều vòng hơn là cuộn sơ cấp.
C. Cuộn dây ít vòng hơn là cuộn thứ cấp
D. Cuộn dây nào cũng có thể là cuộn thứ cấp.
Câu 16. Số vòng dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến thế lần lượt có 1500 vòng và 150 vòng. Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp là 220V, thì hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp là:
A. 22000V
B. 2200V
C. 22V
D. 2,2V
Câu 17. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến thế lần lượt là 220V và 12V. Nếu số vòng dây cuộn sơ cấp là 440 vòng, thì số vòng dây cuộn thứ cấp là:
A. 240 vòng
B. 60 vòng
C. 24 vòng
D. 6 vòng
Câu 18. Chùm tia ló của thấu kính hội tụ có đặc điểm là:
A. chùm song song.
B. lệch về phía trục chính so với tia tới.
C. lệch ra xa trục chính hơn so với tia tới.
D. phản xạ ngay tại thấu kính.
Câu 19. Cho một thấu kính có tiêu cự là 20cm. Độ dài FF’ giữa hai tiêu điểm của thấu kính là:
A. 20cm
B. 40cm
C. 10cm
D. 50cm
Câu 20. Chỉ ra phương án sai. Đặt một cây nến trước một thấu kính hội tụ
A. Ta có thể thu được ảnh của cây nến trên màn
B. Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn cây nến
C. Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo
D. Ảnh ảo của cây nến luôn luôn lớn hơn cây nến
----------HẾT---------
Đáp án
Câu 1.
Dụng cụ đo cường độ dòng điện xoay chiều là ampe kế xoay chiều
Chọn đáp án A
Câu 2.
Máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
Chọn đáp án C
Câu 3.
Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia ló hội tụ
Chọn đáp án B
Câu 4.
Ta có:
tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế. Vậy nên khi hiệu điện thế tăng 5 lần thì công suất hao phí giảm 25 lần
Chọn đáp án D
Câu 5.
Hình 1: kí hiệu gương cầu lõm
Hình 2: kí hiệu thấu kính phân kì
Hình 3: kí hiệu thấu kính hội tụ
Hình 4: kí hiệu gương phẳng
Chọn đáp án C
Câu 6.
A - sai vì: Bộ phận đứng yên gọi là stato
B - sai vì: Bộ phận quay gọi là roto
C - đúng
D - sai vì: Máy phát điện quay càng nhanh thì hiệu điện thế ở 2 đầu cuộn dây của máy càng lớn
Chọn đáp án C
Câu 7.
Máy thu thanh dùng pin không sử dụng dòng điện xoay chiều vì pin là nguồn điện một chiều
Chọn đáp án A
Câu 8.
A, C, D - sai vì: Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây
B - đúng
Chọn đáp án B
Câu 9.
Khi truyền tải điện năng, ở nơi truyền đi người ta cần lắp biến thế tăng điện áp để tăng hiệu điện thế nhằm giảm hao phí trên đường dây truyền tải.
Chọn đáp án A
Câu 10.
Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường, được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
=> Chỉ có C đúng. Môi trường trong suốt thứ nhất ở đây là không khí. Môi trường trong suốt thứ hai ở đây là nước.
Chọn đáp án C
Câu 11.
Biện pháp giảm điện trở của đường dây tải điện gây tốn kém vì: Giảm R của dây tải điện thì phải tăng tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước lớn dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây tốn kém
Chọn đáp án A
Câu 12.
Máy biến thế dùng để tăng hoặc giảm hiệu điện thế xoay chiều
+ Tăng hiệu điện thế => máy tăng thế
+ Giảm hiệu điện thế => máy hạ thế
Chọn đáp án B
Câu 13.
Máy biến thế có cuộn dây đưa điện vào là cuộn sơ cấp và cuộn dây lấy điện ra là cuộn thứ cấp.
Chọn đáp án A
Câu 14.
Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây của mỗi cuộn:
Chọn đáp án A
Câu 15.
Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây của mỗi cuộn:
+ Khi hiệu điện thế ở cuộn sơ cấp lớn hơn hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp (U1 > U2) ta có máy hạ thế
+ Khi hiệu điện thế ở cuộn sơ cấp nhỏ hơn hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp ( U1 < U2) ta có máy tăng thế
=> Cuộn dây nào cũng có thể là cuộn thứ cấp
Chọn đáp án D
Câu 16.
Ta có:
Chọn đáp án B
Câu 17.
Ta có: vòng
Chọn đáp án C
Câu 18.
Chùm tia ló của thấu kính hội tụ có đặc điểm là lệch về phía trục chính so với tia tới.
Chọn đáp án B
Câu 19.
Ta có: OF = OF′ = f (tiêu cự của thấu kính)
Ta suy ra: FF′ = 2f = 2.20 = 40cm
Chọn đáp án B
Câu 20.
Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ:
+ Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật.
+ Khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
+ Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật.
+ Vật đặt vuông góc với trục chính của thấu kính cho ảnh cũng vuông góc với trục chính của vật.
Nên câu sai là câu C: Vì ảnh ảo không hứng được trên màn chắn
Chọn đáp án C
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
Bài 1. (2điểm) Vì sao khi muốn truyền tải điện năng bằng dây dẫn người ta phải dùng 2 máy biến thế đặt ở hai đầu đường dây tải điện?
Bài 2. (3 điểm) Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Vẽ hình minh họa khi tia sáng chiếu xiên góc từ không khí vào nước. Kí hiệu rõ tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ trên hình?
Bài 3. (3 điểm) Trên hình vẽ cho biết Δ là trục chính của một thấu kính, AB là vật sáng, A'B' là ảnh của AB.
a) A'B' là ảnh thật hay ảnh ảo? Vì sao?
b) Vì sao em biết thấu kính đã cho là hội tụ?
c) Bằng cách vẽ, hãy xác định quang tâm O và tiêu điểm F, F' của thấu kính trên
Bài 4. (2 điểm) Đường dây tải điện có chiều dài tổng cộng 100km, có hiệu điện thế 150000V ở hai đầu nơi truyền tải, công suất cung cấp ở nơi truyền tải là 4000000W. Dây dẫn tải điện cứ 1 km có điện trở 0,2Ω. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây.
----------HẾT---------
Đáp án
Bài 1.
- Muốn giảm công suất hao phí ta phải tăng hiệu điện thế ở nơi phát lên, do đó phải đặt một máy biến thế (tăng thế) ở đầu đường dây tải điện,
- Ở nơi sử dụng điện, chỉ thường sử dụng hiệu điện thế 220V. Như vậy, phải có một máy biến thế thứ hai (hạ thế) đặt ở nơi sử dụng để giảm hiệu điện thế phù hợp với hiệu điện thế định mức của các thiết bị nơi tiêu thụ.
Bài 2.
Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Bài 3.
a) Vì A’B’ cùng chiều với vật và nằm cùng phía với vật đối với trục chính nên nó là ảnh ảo.
b) Vì ảnh A’B’ là ảnh ảo lớn hơn vật nên thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ.
c) Xác định quang tâm O, hai tiêu điểm F và F’
- B’ là ảnh của điểm B nên ta nối B’ với B cắt trục chính của thấu kính tại quang tâm O.
- Từ O dựng vuông góc với trục chính, ta có vị trí đặt thấu kính.
- Từ B dựng tia BI song song với trục chính của thấu kính. Nối IB’ kéo dài cắt trục chính tại F’. Lấy F đối xứng với F’ qua O (OF = OF’) ta được tiêu điểm F.
Bài 4.
Tóm tắt:
P = 4000000W
U = 150000V
L = 100km
l = 1km có r = 0,2Ω
= ?
Giải:
- Điện trở của đường dây tải điện là:
R = 0,2.100 = 20Ω
- Công suất hao phí trên đường dây tải điện là:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi các môn học lớp 9 năm học 2023-2024 học kì 1 và học kì 2 được biên soạn bám sát cấu trúc ra đề thi mới Tự luận và Trắc nghiệm giúp bạn giành được điểm cao trong các bài thi lớp 9.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)