Đề thi vào 10 chuyên Hóa Tp. Hà Nội năm 2007 - 2008

Đề thi vào 10 chuyên Hóa Tp. Hà Nội năm 2007 - 2008

Với Đề thi vào lớp 10 chuyên Hóa Tp. Hà Nội năm 2007 - 2008 chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào 10 môn Hóa.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Kì thi tuyển sinh vào 10

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Hóa học

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Câu I (1,0 điểm)

Cho các phương trình hóa học sau (phương trình đã cân bằng và các điều kiện cần thiết coi như có đủ):

(a) A + H2O → 2D; D + E → NaCl + H2O

D + H2SO4 → G + H2O; NaCl + G → R + E

(b) 2X + Y → 2CO2; Z + 2Y → 2CO2 + 2H2O

2Z + Na2CO3 → 2T + CO2 + H2O ; 2T + Q → 2Z + Na2SO4

Viết công thức hóa học của các chất ứng với ký hiệu A, D, E, G, R và X, Y, Z, T, Q. Cho biết dung dịch chất có ký hiệu Z làm đỏ quì tím.

Câu II (1,25 điểm)

1/ Cho 105 ml dung dịch HCl 10% (khối lượng riêng là 1,05 g/ml) vào 455 ml dung dịch NaOH 5% (khối lượng riêng là 1,06 g/ml) được dung dịch A. Thêm 367,5 gam dung dịch H2SO4 8% vào dung dịch A được dung dịch B. Đem làm bay hơi dung dịch B rồi nung nóng ở 500oC thu được chất rắn là một muối khan có khối lượng m gam. Tính giá trị của m.

2/ Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp khí gồm hiđro clorua và hiđro bromua vào nước được dung dịch trong đó nồng độ phần trăm của hai axit bằng nhau. Hỏi trong hỗn hợp đầu thể tích khí hiđro clorua gấp bao nhieu lần thể tích khí hiđro bromua?

Câu III (1,75 điểm)

1/ Hai miếng kim loại Al và Mg có thể tích bằng nhau đem hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng dư thấy thể tích khí thoát ra do Al phản ứng lớn gấp đôi thể tích khí thoát ra do Mg phản ứng. Tìm khối lượng riêng của Mg biết khối lượng riêng của Al là 2,7 g/cm3.

2/ Trộn 13,5 gam bột Al với 34,8 gam bột sắt oxit rồi thực hiện phản ứng trong điều kiện không có không khí. Sau phản ứng thu được hỗn hợp Al2O3, Fe và Al dư. Cho toàn bộ hỗn hợp này tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng thấy thoát ra 13,44 lít khí H2 (đktc). Xác định công thức của sắt oxit.

Câu IV (2,0 điểm)

1/ Đốt m gam bột sắt trong khí O2 thu được 7,36 gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O, Fe3O4. Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X cần vừa hết 120 ml dung dịch H2SO4 1M tạo thành 0,224 lít khí H2 (ở đktc). Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (giả thiết không có phản ứng hóa học giữa Fe2(SO4)3 với Fe). Tính giá trị của m.

2/ Hỗn hợp Q gồm Mg, Zn, Fe, Al có khối lượng 9,8 gam được chia làm hai phần bằng nhau. Để phản ứng hoàn toàn với phần 1 cần 3,024 lít khí Cl2. Phần 2 được hòa tan hoàn toàn trong 47,45 gam dung dịch HCl thấy tạo ra 2,912 lít khí H2 và dung dịch R. Các thể tích khí đo ở đktc. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tính nồng độ phần trăm của muối sắt trong dung dịch R.

Câu V (1,5 điểm)

A là chất khí không màu, 1 mol phân tử A gồm 6 mol nguyên tử.

(a) Khối lượng một bình cầu chứa đầy khí A là 152,3 gam. Trong cùng điều kiện như trên, bình cầu này được chứa đầy khi oxi có khối lượng 152,7 gam, nếu bình cầu đó mà chứa đầy khí cacbonic thì có khối lượng 153,9 gam. Xác định chất A.

(b) Đem đốt cháy hoàn toàn V lít khí A (đktc), rồi dẫn toàn bộ sản phẩm lần lượt đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc dư sau đó là bình 2 đựng 100 ml dung dịch NaOH 40% (khối lượng riêng là 1,4 g/ml). Sau phản ứng thấy trong bình 2 có chứa 84 gam NaHCO3 không tan trong dung dịch thu được. Biết trong điều kiện thí nghiệm trên cứ 100 gam nước hòa tan được 10 gam NaHCO3. Tính giá trị V.

Câu VI (2,5 điểm)

1/ Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có tỉ khối so với H2 là 5,2. Lấy 11,2 lít hỗn hợp X trên cho đi qua bột Ni, nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y gồm H2, C2H2, C2H4, C2H6. Nếu đem đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì cần bao nhiêu lít khí oxi và thu được bao nhiêu lít khi cacbonic? (Các thể tích khí đều đo ở đktc).

2/ Hỗn hợp X gồm hai rượu là CxH2x+1OH và CyH2y+1OH (với x, y: nguyên, dương), có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 24,75.

(a) Đem đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol CxH2x+1OH rồi cho toàn bộ sản phẩm phản ứng vào bình đựng nước vôi trong có dư thu được m1 gam kết tủa trắng. Cũng làm như trên với 0,25 mol CyH2y+1OH thì thu được m2 gam kết tủa trắng. Biết m2 – m1 = 25 gam. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Xác định công thức phân tử của 2 rượu.

(b) Lấy 11,88 gam hỗn hợp X trộn với 18 gam axit axetic đem thực hiện phản ứng este hóa thì thu được bao nhiêu gam mỗi este? Cho biết hiệu suất các phản ứng este hóa đều là 60%.

Cho: H = 1; B = 11; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80.

________HẾT_________

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Kì thi tuyển sinh vào 10

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Hóa học

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Câu I (1,5 điểm)

1/ Thông thường người ta dùng chất khí X để chữa cháy. Ở nhiệt độ cao kim loại Y cháy được trong khí X tạo ra đơn chất T và hợp chất Z. Biết rằng khi cho 3 gam Y tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 2,8 lít (đktc) khí H2. Tìm công thức các chất X, Y, Z, T.

2/ Metan và các chất C2H6, C3H8, C4H10,… lập thành dãy có công thức chung là CnH2n+2 (n ≥ 1). Hãy:

(a) Lập công thức chung của dãy chất C2H4,C3H6, C4H8, C5H10, … và của dãy chất C2H2, C3H4, C4H6, C5H8, …với n là số nguyên tử cacbon.

(b) Tìm công thức phân tử của X, biết X ở trong dãy chất của metan, khối lượng cacbon trong phân tử X chiếm 81,82%.

(c) Tìm khối lượng H2O tạo ra khi đốt cháy hoàn toàn 21,54 gam hỗn hợp khí X gồm H2 và một số hiđrocacbon ở trong dãy chất của metan, biết rằng sau phản ứng thu được 31,36 lít (đktc) khí CO2.

Câu II (1,5 điểm)

1/ Một hỗn hợp A chứa cacbon oxit, cacbon đioxit và khí X. Trong hỗn hợp (ở đktc), thành phần phần trăm về thể tích của cacbon oxit là 40%; của cacbon đioxit là 28%; thành phần phần trăm về khối lượng của cacbon oxit là 46,36%. Tìm công thức phân tử của khí X và khối lượng riêng (g/lít) của hỗn hợp khí A.

2/ Hòa tan hoàn toàn 10,3 gam hỗn hợp gồm 4 kim loại X, Y, Z (có hòa trị I trong hợp chất) và T (có hóa trị II trong hợp chất) trong nước thu được dung dịch D và 4,48 lít (đktc) khí H2. Để trung hòa một nửa dung dịch D cần vừa đủ v ml dung dịch H2SO4 0,5M, sau phản ứng đem cô cạn sản phẩm thu được m gam muối sunfat khan. Tìm v và m.

Câu III (2,0 điểm)

1/ Một hỗn hợp X gồm 2 kim loại A, B (có hóa trị II trong hợp chất).

(a) Nếu cho X tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, rồi cô cạn thì thu được b gam muối khan. Lập biểu thức tính tổng số mol của X theo a, b.

(b) Cho biết A là Mg; B là Zn; b = 1,225a. Tính thành phần phần trăm khối lượng của hai kim loại trong X.

2/ Một hỗn hợp X gồm Al và kim loại M (có hóa trị II trong hợp chất) tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc, nóng tạo ra dung dịch Y và khí SO2, toàn bộ lượng khí này được hấp thụ hết vào dung dịch NaOH dư tạo ra 75,6 gam muối. Khi thêm vào X một lượng kim loại M bằng 2 lần lượng kim loại M có trong X (giữ nguyên lượng Al) thì khối lượng muối thu được sau các phản ứng của kim loại với H2SO4 tăng 72 gam. Nếu giữ nguyên lượng M, giảm một nửa lượng Al có trong X thì thể tích khí thu được sau các phản ứng của kim loại với H2SO4 là 10,08 lít (đktc). Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và xác định kim loại M.

Câu IV (2,5 điểm)

1/ Hỗn hợp X gồm FeCl3 và CuCl2 đem hòa tan trong nước được dung dịch X. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với 0,5 lít dung dịch AgNO3 0,5M tạo ra 31,57 gam kết tủa và dung dịch B. Phần 2 cho tác dụng với một lượng dung dịch NaOH 0,4M vừa đủ để kết tủa hết hai hiđroxit. Kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi tạo ra chất rắn nặng 7,2 gam.

(a) Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Trong dung dịch B có chứa muối clorua không?

(b) Tính khối lượng FeCl3 và CuCl2 trong hỗn hợp X và thể tích dung dịch NaOH đã dùng.

2/ Hỗn hợp T gồm MgCO3 và XCO3 không tan trong nước. Cho 120,8 gam T vào 400 ml dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được dung dịch A, chất rắn B và 2,24 lít (đktc) khí Y. Cô cạn dung dịch A thu được 6 gam muối khan. Đem đun nóng chất rắn B đến khối lượng không đổi chỉ thu được 17,92 lít (đktc) khí CO2 và chất rắn D.

(a) Tính: nồng độ mol/l của dung dịch H2SO4 đã dùng; khối lượng của chất rắn B và của chất rắn D.

(b) Xác định kim loại X, biết trong hỗn hợp đầu, số mol của MgCO3 gấp 1,25 lần số mol của XCO3.

Câu V (1,25 điểm)

Đốt cháy hoàn toàn 3,08 gam hỗn hợp A gồm benzen và chất hữu cơ X có công thức CnH2n+1OH (n là số nguyên, dương) trong V lít (đktc) không khí (dư). Sau phản ứng thu được 3,24 gam H2O và 65,744 lít (đktc) hỗn hợp khí Y. Cho Y qua dung dịch NaOH dư thấy còn lại 62,16 lít (đktc) hỗn hợp khí Z. Cho rằng không khí chỉ gồm O2 và N2.

(a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tìm công thức phân tử của X.

(b) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp A và tìm V.

Câu VI (1,25 điểm)

Trung hòa x gam hỗn hợp 2 axit hữu cơ A, B có công thức chung là CnH2n+1COOH, có tính chất tương tự axit axetic, cần v ml dung dịch NaOH C%, khối lượng riêng d (gam/ml). Đốt cháy hoàn toàn x gam hỗn hợp 2 axit trên thu được m gam CO2.

(a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng trên và tính x theo v, C, d, m.

(b) Nếu v = 160; C = 20; d = 1,225; m = 108,24. Tìm giá trị của x.

(c) Biết khối lượng mol phân tử của B lớn hơn của A là 14 gam và các giá trị v, C, d, m như câu (b), hãy tìm công thức phân tử của hai axit.

Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137.

________HẾT_________

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Kì thi tuyển sinh vào 10

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Hóa học

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

Câu I (1,75 điểm)

1/ Có ba bình không nhãn đựng riêng rẽ ba dung dịch không màu sau: BaCl2, HCl, Na2CO3. Không dùng hóa chất khác, có thêm hai ống nghiệm, hãy nêu cách tiến hành thí nghiệm để phân biệt ba dung dịch trên. Viết các phương trình hóa học và giải thích cách tiến hành.

2/ Có hỗn hợp gồm MgCl2 và MgSO4, trong đó có Mg chiếm 21,49% (về khối lượng). Cho m1 gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được m2 gam kết tủa. Viết các phương trình hóa học và tính tỉ lệ m2 : m1.

Câu II (2,0 điểm)

1/ Nung a gam MCO3 (M là kim loại chỉ có hóa trị II trong hợp chất) một thời gian thu được b gam chất rắn B và x lít (đktc) khí CO2 bay ra. Hòa tan hoàn toàn chất rắn B bằng dung dịch HCl thu được dung dịch chứa muối E và y lít (đktc) khí CO2 bay ra. Nếu cho d gam kim loại M tác dụng hết với z lít (đktc) khí Cl2 (thể tích vừa đủ) thì thu được muối E có khối lượng bằng khối lượng muối có trong dung dịch trên. Viết các phương trình hóa học và lập biểu thức tính x, y, z theo a, b, d.

2/ Đốt cháy hoàn toàn 1,2 gam đơn chất R trong oxi. Cho hấp thụ hết sản phẩm tạo thành vào 400 ml dung dịch NaOH 1M chỉ thu được dung dịch A trong đó số mol NaOH còn một nửa so với ban đầu. Dung dịch A có khả năng phản ứng tối đa với 6,72 lít (đktc) khí CO2 để tạo ra dung dịch muối NaHCO3 duy nhất. Đơn chất R có thể là chất nào? Nêu lí do. Hãy dùng các số liệu đã cho để khẳng định dự đoán trên.

Câu III (2,5 điểm)

1/ Hỗn hợp A gồm KMnO4 và MnO2 được chia làm ba phần bằng nhau: Phần 1, cho tác dụng hết với dung dịch axit HCl đậm đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được V1 lít khí (đktc). Phần 2, đem nung nóng ở nhiệt độ thích đến khối lượng không đổi thu được V2 lít khí (đktc). Biết V1 : V2 = 15.

(a) Viết các phương trình hóa học và xác định thành phần phần trăm khối lượng của các chất trong A.

(b) Nếu thêm n mol KMnO4 vào phần 3 sau đó tiến hành nung nóng như phần 2 thì thu được V1 lít khí (đktc). Tìm số mol HCl đã phản ứng với phần 1 theo n.

2/ Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Fe, Cu, Mg trong dung dịch H2SO đặc, nóng, dư người ta thấy có khí SO2 thoát ra và thu được dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa. Kết tủa đem nung đến khi khối lượng không thay đổi được a gam chất rắn. Biết rằng, trong A có chứa (m + 6,72) gam hỗn hợp ba muối Fe2(SO4)3, CuSO4, MgSO4. Viết các phương trình hóa học và lập biểu thức tính a theo m.

Câu IV (2,25 điểm)

Cho 144 ml dung dịch H2SO4 96% (khối lượng riêng là 1,84 g/ml) và hỗn hợp khí A vào một bình có dung dịch 10 lít (đktc). Biết hỗn hợp A gồm không khí và một hiđrocacbon X có công thức CnH2n+2 (n là số nguyên, n ≥ 1); thể tích không khí trong A được lấy với lượng cần thiết vừa đủ để đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon trên; giả thiết rằng thể tích không khí bao gồm 20% O2, 80% N2. Hỗn hợp khí A được đốt cháy trong bình trên đậy nắp kín. Kết thúc phản ứng, làm lạnh để ngưng tụ hoàn toàn hơi nước, thấy số mol khí giảm 18,18% so với ban đầu.

(a) Tìm công thức của hiđrocacbon X và viết một phương trình hóa học của phản ứng giữa X với khí Cl2 (khi có ánh sáng).

(b) Xác định thành phần phần trăm về thể tích: của hỗn hợp khí A, của hỗn hợp khí sau phản ứng.

(c) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4 và tỉ lệ số mol H2SO4 : H2O sau khi kết thúc thí nghiệm.

Câu V (1,5 điểm)

Hỗn hợp X gồm C2H5OH và rượu A là CnH2n+1OH có tính chất hóa học tương tự C2H5OH (n là số nguyên, n ≥ 1). Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng hết với Na thu được 0,56 lít (đktc) khí H2. Đốt cháy hoàn toàn phần 2 rồi cho sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng P2O5, bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư. Phản ứng kết thúc nhận thấy khối lượng bình 1 tăng m gam, bình 2 tăng (m + 0,92) gam.

(a) Viết các phương trình hóa học và xác định công thức của A.

(b) Nếu đem toàn bộ hỗn hợp X trộn với 9,6 gam axit axetic rồi thực hiện phản ứng este hóa thì thu được bao nhiêu gam mỗi este? Biết hiệu suất các phản ứng este hóa đều là 60%.

Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Ba = 137.

________HẾT_________

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Kì thi tuyển sinh vào 10

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Hóa học

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

Câu I.

1/ Có sơ đồ biến hóa giữa các chất sau:

Đề thi vào 10 chuyên Hóa Tp. Hà Nội năm 2007 - 2008 (ảnh 1)

Biết phần tử khối của X gấp đôi phân tử khối của CuO. Tìm X và viết phương trình hóa học để biểu dẫn các biến hóa.

2/ Cho 10 gam hỗn hợp gồm canxi cacbonat và kali hiđrocacbonat tác dụng với dung dịch axit clohiđric dư. Khí thoát ra đem dẫn vào 100 ml dung dịch natri hiđroxit 1,2M được dung dịch B. Viết phương trình hóa học và tính khối lượng muối khan thu được sau khi cô cạn dung dịch B.

Câu II.

1/ Silic đioxit không những có thể tác dụng với oxit bazơ, kiềm mà còn tác dụng được với muối cacbonat (ví dụ: Na2CO3) và axit HF trong những điều kiện khác nhau. Viết phương trình hóa học để minh họa ý kiến trên.

2/ Cho 5,4 gam kim loại M và 25,2 gam NaHCO3 vào a gam dung dịch HCl, khuấy đều cho đến khi các chất rắn tan hoàn toàn thu được dung dịch X, trong đó nồng độ phần trăm của muối clorua kim loại M, của NaCl và của HCl dư lần lượt là 13,397%; 8,806%; 1,831%. Viết phương trình hóa học, xác định kim loại M và nồng độ phần trăm của dung dịch HCl ban đầu.

Câu III.

1/ Đổ 100 gam dung dịch magie sunfat nồng độ C1% vào 100 gam dung dịch natri hiđroxit nồng độ C2%. Lọc, tách riêng toàn bộ kết tủa sinh ra thu được dung dịch X. Tìm tỉ lệ C1 : C2 để dung dịch X chỉ chứa một chất tan và lập biểu thức tính nồng độ phần trăm của chất tan đó trong dung dịch X theo C1.

2/ Trong phòng thí nghiệm của trường A có chất lỏng Y, nó là một hỗn hợp với thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố như sau: 15,54% Na; 8,78 % H; 75,68% O.

(a) Xác định thành phần phần trăm khối lượng các chất có trong chất lỏng Y.

(b) Viết phương trình hóa học của chất lỏng Y với các chất sau (nếu có xảy ra phản ứng): CaO, SO3, HCl, Ca(OH)2, Na2CO3, NaHCO3.

Câu IV.

1/ Hỗn hợp A gồm mean và etilen có tỉ khối đối với hiđro là 10,4. Trộn A với một lượng khí hiđro được hỗn hợp B. Cho hỗn hợp B qua bột Ni nung nóng thu được hỗn hợp D có tỉ khối đối với hiđro là 10,65. Biết rằng D không còn chứa hiđro. Viết phương trình hóa học và tính phần trăm số mol etilen đã tham gia phản ứng.

2/ Hỗn hợp khí P gồm C3H8 (có tính chất hóa học tương tự metan) và C2H4. P chứa 34,375% C3H8 về khối lượng.

(a) Dẫn 4,48 lít (đktc) P qua dung dịch brom (dư), sau phản ứng bình đựng brom tăng thêm bao nhiêu gam?

(b) Thêm chất khí X vào P thu được hỗn hợp Q có khối lượng riêng bằng khối lượng riêng của P ở cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất (trong điều kiện trên, X không tác dụng với các chất trong P). X có thể là chất nào?

Câu V.

1/ Điều những nội dung còn thiếu vào chỗ dấu chấm và cho biết điều kiện của các phản ứng thủy phân trong bảng sau:

THÀNH PHẦN NGUYÊN TỐ

PHẢN ỨNG THỦY PHÂN

CHẤT BÉO

C, …..

Chất béo + nước →

SACCAROZƠ

C, …..

Saccarozơ + nước →

TINH BỘT

C, …..

Tinh bột + nước →

PROTEIN

C, …..

Protein + nước →

2/ Thêm một lượng axit sunfuric đặc vào bình đựng hỗn hợp gồm 15 gam axit axetic và 6,9 gam rượu etylic, bình được nút kín rồi đun nóng một thời gian, sau đó ngừng đun thu được hỗn hợp X. Khi cho toàn bộ lượng X trên tác dụng với lượng dư dung dịch bari/ clorua tạo ra 2,33 gam kết tủa; nếu cho toàn bộ lượng X trên tác dụng với lượng dư dung dịch kali hiđrocacbonat sẽ tạo ra 4,032 lít (đktc) khí cacbonic. Viết phương trình hóa học và tính phần trăm số mol rượu etylic đã tham gia phản ứng với axit axetic.

Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Ba = 137.

________HẾT_________

Xem thêm các đề thi vào lớp 10 chuyên Hóa chọn lọc, hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi các môn học lớp 9 năm học 2023-2024 học kì 1 và học kì 2 được biên soạn bám sát cấu trúc ra đề thi mới Tự luận và Trắc nghiệm giúp bạn giành được điểm cao trong các bài thi lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên