(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam
Chuyên đề Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong tài liệu ôn thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội và Tp.HCM theo cấu trúc mới nhất đầy đủ lý thuyết trọng tâm, các dạng bài & bài tập đa dạng từ cơ bản đến nâng cao giúp Giáo viên & học sinh có thêm tài liệu ôn thi ĐGNL HSA, VACT Chuyên đề: Địa lí các ngành kinh tế Việt Nam đạt kết quả cao.
(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam
Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT
Chỉ từ 200k mua trọn bộ Đề thi & Tài liệu ôn thi ĐGNL năm 2025 của các trường theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Chuyên đề 3: Địa lí các ngành kinh tế Việt Nam
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
II. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1. Chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
a) Khái niệm
- Là quá trình chuyển đổi toàn diện nền kinh tế và đời sống xã hội, dựa chủ yếu vào sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ trên nền tảng áp dụng khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển bển vững của đất nước.
b) Biểu hiện
- Khu vực công nghiệp và dịch vụ có vai trò quan trọng và tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu kinh tế. Cơ cấu lao động cũng được chuyển dịch theo hướng gia tăng lực lượng lao động có kĩ thuật và trình độ cao hơn.
- Cùng với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là sự chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ, hướng đến khai thác tốt hơn nguồn lực của đất nước, của các địa phương, đồng thời tăng cường mối liên kết giữa các ngành, giữa các địa phương và với quốc tế.
- Chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ đạt được mục tiêu tăng trưởng mà còn hướng đến sự phát triển bền vững.
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ
a) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
- Chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ. Công nghiệp trở thành động lực chính trong tăng trưởng kinh tế của đất nước.
- Trong mỗi nhóm ngành đang chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỉ trọng các ngành có hiệu quả kinh tế và hàm lượng khoa học – công nghệ cao, giảm tỉ trọng của các ngành có hiệu quả kinh tế thấp, sử dụng nhiều tài nguyên và lao động.
b) Chuyển dịch theo thành phần kinh tế
- Biểu hiện: Giảm tỉ trọng của kinh tế Nhà nước, tăng tỉ trọng của kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
- Nguyên nhân: Là kết quả của đường lối phát triển nên kinh tế nhiều thành phần; tăng cường mở cửa, hội nhập với nền kinh tế của thế giới; áp dụng cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Vai trò của các thành phần kinh tế:
+ Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, nắm giữ những ngành then chốt và những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế. Có vai trò quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng phát triển kinh tế – xã hội chung của đất nước
+ Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước được khuyến khích phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật cho phép. Đây là thành phần kinh tế phát huy nguồn lực trong nhân dân, tạo động lực thúc đẩy sự phải triển kinh tế của các địa phương và cả nước.
+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được hình thành và phát triển trong vài thập kỉ gần đây, song giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt, có vai trò trong thu hút vốn đầu tư, công nghệ, phương thức quản lí hiện đại, góp phần thúc đẩy quá trình tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu và hội nhập quốc tế của nước ta.
c) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ
- Trên phạm vi cả nước, đã hình thành 6 vùng kinh tế – xã hội góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước.
- Các ngành kinh tế cũng có sự chuyển dịch theo hướng khai thác lãnh thổ có hiệu quả hơn.
+ Nông nghiệp: Các hình thức tổ chức lãnh thổ có hiệu quả được hình thành và ngày càng mở rộng như các vùng chuyên canh, các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trang trại,...
+ Công nghiệp: Hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp công nghệ cao, sự mở rộng các trung tâm công nghiệp,... với vai trò là động lực của quá trình CNH, HĐH đất nước.
+ Dịch vụ, các cơ sở dịch vụ dược mở rộng và phát triển theo hướng hiện đại, phục vụ tốt hơn cho các ngành sản xuất vật chất và đáp ứng nhu cầu của nhân dân như giao thông vận tải, thương mại, du lịch,...
- Là kết quả của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo thành phần kinh tế ở nước ta.
- Hướng đến mục tiêu khai thác tốt hơn lợi thế của các lãnh thổ khác nhau, huy động được các nguồn lực cả về tài nguyên, lao động nguồn vốn, khoa học – công nghệ,... để mang lại hiệu quả cao cả về kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường.
B. CÂU HỎI VẬN DỤNG
Câu 1. Nước ta có sự đa dạng về cơ cấu cây trồng, vật nuôi chủ yếu là do
A. có nhiều đồng bằng màu mỡ.
B. khí hậu phân hóa đa dạng.
C. có nguồn nhiệt ẩm dồi dào.
D. mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Câu 2. Thuận lợi chủ yếu của biển nước ta đối với phát triển nuôi trồng thủy sản là có
A. biển nóng ẩm, nhiều ngư trường.
B. nhiều bãi biển, thềm lục địa sâu.
C. đường bờ biển dài, giàu sinh vật.
D. rừng ngập mặn, các bãi triều rộng.
Câu 3. Ngành vận tải đường biển của nước ta phát triển nhanh trong những năm gần đây yếu do
A. ngoại thương nước ta phát triển mạnh, lượng hàng xuất nhập khẩu lớn.
B. nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đường biển.
C. nước ta đang thực hiện mở cửa, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng.
D. ngành dầu khí phát triển mạnh, vận chuyển chủ yếu bằng đường biển.
Câu 4. Tỉ trọng công nghiệp chế biến tăng trong giá trị sản xuất công nghiệp nước ta chủ yếu là do
A. nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, vốn đầu tư rất lớn, thị trường rộng.
B. lực lượng lao động có trình độ cao, thị trường tiêu thụ được mở rộng.
C. đa dạng ngành, hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
D. nguồn nguyên liệu phong phú, thị trường rộng, lao động trình độ cao.
Câu 5. Giải pháp nào sau đây là quan trọng nhất để ổn định sản xuất cây công nghiệp ở nước ta?
A. Mở rộng thị trường, đẩy mạnh công nghiệp chế biến.
B. Mở rộng thị trường, hình thành các vùng chuyên canh.
C. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến, thay đổi giống cây trồng.
D. Hình thành các vùng chuyên canh, thay đổi giống cây trồng.
Câu 6. Đường bộ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu khối lượng vận chuyển hàng hóa do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Cơ động, thích nghi với điều kiện địa hình, vận chuyển chủ yếu hàng xuất và nhập khẩu.
B. Quãng đường vận chuyển rất dài, chủ yếu là phương tiện chính để giao lưu với quốc tế.
C. Phân bố rộng khắp cả nước, đảm nhận vai trò quan trọng trong việc xuất khẩu hàng hóa.
D. Loại hình phù hợp với nước ta, thích hợp với việc vận chuyển ở cự li ngắn và trung bình.
Câu 7. Công nghiệp điện ngày càng phát triển do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Nguồn vốn lớn, chất lượng cuộc sống được nâng cao, nhiều sông, suối.
B. Sự phát triển kinh tế, mức sống được nâng cao, có tiềm năng phát triển.
C. Được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt, vốn đầu tư ngành điện lực lớn.
D. Nhiều tiềm năng để phát triển, vốn đầu tư lớn, nhu cầu ngành kinh tế.
Câu 8. Khó khăn lớn nhất trong việc phát triển trồng cây công nghiệp ở nước ta hiện nay là
A. trình độ lao động chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
B. thị trường tiêu thụ luôn đối mặt với biến động.
C. công nghiệp chế biến còn nhiều hạn chế.
D. chưa thực sự có sức thu hút nguồn vốn đầu tư.
Câu 9. Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến việc sản xuất cây công nghiệp theo hướng hàng hóa ở nước ta hiện nay?
A. Nguồn lao động ngày càng tăng.
B. Công nghiệp chế biến phát triển.
C. Nhiều cây trồng có năng suất cao.
D. Trình độ lao động được nâng cao.
Câu 10. Tỉ trọng cây công nghiệp trong cơ cấu ngành trồng trọt của nước ta có xu hướng tăng trong những năm gần đây chủ yếu do
A. đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất.
B. điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển.
C. mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
D. đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo ngành.
Câu 11. Giải pháp nào sau đây là chủ yếu nhằm hạn chế rủi ro trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở vùng đồi núi nước ta?
A. Phát triển nhiều loại cây trồng, tìm kiếm thị trường và ứng dụng kĩ thuật mới.
B. Nhà nước trợ giá, thu mua và tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp cho nhân dân.
C. Đa dạng cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh công nghiệp chế biến, ổn định thị trường.
D. Đảm bảo đủ lương thực, ổn định diện tích cây công nghiệp, phát triển chế biến.
Câu 12. Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là kết quả kết hợp của các nhân tố
A. điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư và lao động.
B. vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội.
C. vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, chính sách phát triển công nghiệp.
D. nguồn lao động, cơ sở vật chất - kĩ thuật, thị trường tiêu thụ.
................................
................................
................................
Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT
Xem thêm tài liệu ôn thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội HSA, ĐHQG Tp.HCM VACT hay khác:
(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Ý nghĩa của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam
(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Vấn đề phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam
(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp Việt Nam
(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Vấn đề phát triển ngành thủy sản Việt Nam
(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam
(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp Việt Nam
(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Đặc điểm phát triển và phân bố của một số ngành công nghiệp Việt Nam
(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam
(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Sự phát triển và phân bố của các ngành dịch vụ Việt Nam
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều